Tài liệu: Kho tàng Tod: Vật cống đông và tây

Tài liệu
Kho tàng Tod: Vật cống đông và tây

Nội dung

1936

Kho tàng Tod: Vật cống đông và tây

1937 Bờ đường đắp cao Unas: Một phòng trưng bày nghệ thuật Ai Cập

Khám phá / khai quật 1936 bởi Fernand Bisson de la Roque

Địa điểm el-Tod (Đền thờ Montu)

Thời kỳ Có lẽ thuộc thời Vương quốc giữa Triều đại thứ 12, Vương triều  Ammenemes II, 1929 - 1892 trước CN.

Địa điểm el-Tod (Djerty xưa), ở bờ đông sông Nile đối diện Armant (Hermonthis), trong nhiều thế kỷ là một trong những nơi trú ẩn chính của thần đầu ó Montu. Công việc ở đây được thực hiện đầu tiên vào năm 1933 bởi một đoàn người Pháp dưới sự hướng dẫn của Fernand Bisson de 1a Roque; và ba năm sau, đào bới ở dưới lớp gạch bùn đền thờ thế kỷ thứ V sau CN, các nhà khai quật bắt gặp cái mà họ tin là một đền thờ của Sesostris I. Ở đây, dưới nền đá được che đậy “kho tàng Tod”.

Bisson de la Roque nhớ lại ngày và giờ cụ thể của việc khám phá : ngày 08 tháng 4 giờ chiều.  Một nơi cất giữ những tượng bằng đồng thanh Osiris ở Saite (Triều đại thứ 26) được mang ra ánh sáng, một phát hiện tầm thường và không đáng chú ý; và rồi, sâu hơn dưới nền cát bao phủ đền thờ, một tiếng kêu lanh canh do dụng cụ người thợ đụng vào báo hiệu hòm đầu tiên trong bốn hòm đúc bằng đồng. Các nhà khảo cổ học ngưng việc đào bới để khảo sát. Những hòm này nhậu xét qua những đinh đồng lớn rải rác chung quanh thì vốn chúng được đựng trong những chiếc hòm gỗ đã bị mục nát qua những vụ lụt ở sông Nile.

Hòm, bình, lọ, các thỏi kim loại và các món khác, giờ ở Bảo tàng Loure và nguyên thủy nó là một phần của kho tàng được Fernand Bisson de la Roque tìm thấy ở el-Tod vào 1936.

1937 - BỜ ĐƯỜNG ĐẮP CAO UNAS: MỘT PHÒNG TRƯNG BÀY NGHỆ THUẬT AI CẬP

 Việc khám phá bờ đắp Unas, nối đền thờ - mộ của kim tự tháp vua với đền thờ ở Thung lũng là một biến cố quan trọng trong các nghiên cứu kiến trúc Ai Cập. Tỷ lệ hiện hữu của những thành phần kim tự tháp bên bờ sông thường nghèo nàn, đối với những thế hệ sau này. Chúng rất thuận lợi để làm nơi khác thác đá, cung cấp loại đá đã chế tác sẵn. Từ những gì tồn tại của những bờ đắp cao kim tự tháp triều đại thứ 5 ở Abusir và bờ đắp cao của Pepy II triều đại thứ 6 ở Saqqara, đồ án của những cấu trúc như thế này đã rõ ràng. Chứng tỏ là chúng có thể được trang trí bằng những cánh đẹp được chạm nổi tinh vi, nhưng số lượng còn tồn tại quá ít để có thể đưa ra những kết luận về tính chất và nội dung. Từ một nghiên cứu sâu về những di vật được Schin Hassan đem ra ánh sáng ở Unas, “rõ ràng là một vài cánh này có tầm quan trọng lớn và có giá trị nghệ thuật”.

Những diện tích bên trong của bờ đắp cao Unas - một lối đi bị phủ kín dài 690m (2,264 ft)  rộng 2,6m và cao 3,15m - được trang trí suốt chiều dài với những cảnh sáng chói do ánh sáng tự nhiên từ một lỗ hẹp chiếu xuống trung tâm của mái. Nhiều táng đã đã mất, nhưng đa số vẫn còn. Đi từ đất của người sống ở phía đông đến vương quốc của người chết ở phía tây, chủ đề của những bức chạm nổi có thể được phát triển dần dần từ những chất liệu trần tục như việc  vận chuyển những cột và các thành tố kiến trúc khác từ Aswan qua những cảnh miêu tả săn bắn (có cá hươu cao cổ), nông nghiệp, chiến tranh và chợ đến họa tiết từ heb-sed hay nghi lễ hồi xuân của hoàng gia.

“… một trong những thể hiện lạ lùng độc nhất và cùng thời là những người đàn ông, đàn bà bị đói, khổ sở. Cảnh lạ lùng, tìm thấy trong cuộc thăm dò ở phần trũng thấp của bờ đắp cao thấp hóc búa. Các nhân vật được thể hiện hình như là những người nước ngoài, nhưng không gì còn lại để có đủ điều kiện cho chúng tôi dò ra manh mối về lý lịch hay nguyên nhân hoàn cảnh khốn khổ. Đa số các hình tượng đều trần truồng, nhưng một vài người đeo những đai  hẹp, và đa phần họ đều xếp thành nhóm; họ hốc hác đến cực điểm.”

Hassan nhận xét: “những hình tượng này thể hiện một sự thật hoang vu và đáng sợ; chúng phô bày những biểu lộ đau đớn về tinh thần lẫn thể xác và nỗi thất vọng đó chưa bao giờ xuất hiện trong nghệ thuật của Vương quốc cổ … Sự tuyệt vời của tác phẩm ... làm chúng ta tiếc tất cả những phần đã mất đi của toàn cảnh và những chữ khắc có thể cho chúng ta biết về câu chuyện của những nhân vật bất hạnh này”, Bức tượng đó và những mảnh tương tự vừa mới phát hiện tại bờ đắp ở Sahure thật ra làm sống lại một thực tế thường ngày của Ai Cập cổ đại. Nhìn những hình ảnh này là để cảm nhận những khủng khiếp của nạn đói được mô tá ở các công trình kiến trúc này, cũng như chữ khắc trên đá Sehel, chỉ ra cứ liệu của một bi kịch ban đầu kéo dài trong bảy năm vào thời vua Djoser Triều đại thứ 3.

Bốn hòm này được rửa sạch và có hai kích thước: dài 45,5cm (18 inch) và 30cm (12 inch).  Ngày làm việc sắp kết thúc, khi họ đang di dời vào căn nhà đào bới, các công nhân nhận thấy sức nặng của chúng quá lớn. Một hòm được mở ra ngay chiều hôm đó, ba hòm khác mở ra vào những ngày kế tiếp, bằng cách đục vào những đường rãnh đã bị ăn mòn của các nắp trượt và rồi đập tan thành những đinh tán niêm phong. Khi các nắp được đẩy ra sau dễ dàng, nội  dung của chúng xuất hiện.

Hai hòm lớn đựng đầy đá xanh da trời thô lẫn các viên đã được chế tác, hai hòm nhỏ hơn đầy những thỏi kim loại và các món khác bằng vàng (tổng cộng 6,98kg) cùng những bình bạc nguyên vẹn và vỡ thành từng mảnh các thỏi kim loại bạc và các món khác (cân nặng tổng  cộng 8,87kg). Đáng chú ý nhất, những tác phẩm tuyệt vời - những cái ở trong tình trạng đã  chế tác hay những cái còn nguyên vẹn – vào thời cổ đại, được đặt cẩn thận ở trên để người ta  có thể nhìn thấy chúng đầu tiên khi hòm được mờ ra.

Rửa sạch cẩn thận những hòm này, ta thấy ở mỗi nắp và phía trước, ở cuối những tấm ván  một khuôn tiện duỗi ra có tên và chức vị Của Ammenemes II thuộc triều đại thứ 12 - được  nhận dạng; các nhà khảo cổ học cho rằng kho tàng được nhà vua ký gởi, có lẽ để tưởng nhớ  người cha Sesosfris II.

Tại đây, trước những vật này, tất nhiên là nơi ký gửi duy nhất vật cống của nước ngoài, chất  kết dính những ràng buộc ngoại giao xưa, tới từ xứ sở xa xôi như Afghani- stan ở phía Đông  (nguồn của đá xanh da trời) và thế giới Địa Trung Hải ở phía Tây (nguồn gốc rõ ràng của các  bình, lọ bạc).

Kho tàng được phân chia giữa Cairo và Louvre ở Paris. Vì niên đại sớm sủa của nó và sự kiện nhiều món có trong kho tàng gần với đường song song Minoan, hình như đó là của trời cho đối với các sinh viên, đặc biệt ngành biên niên sử Aegé. Trong một bài nghiên cứu về phát hiện của Harry Kem và Robert Merrillas, tuy vậy, xét về phong cách bộ sưu tập được xem như có niên đại muộn hơn thời Vương quốc giữa, và kho cất giấu này không bị bịt kín, trong bối cảnh triều đại thứ 12 mà 1à ở giai đoạn trọng yếu sau này ở việc sử dụng những bồn chứa cũ khi xây dựng đền thờ. Mặc dù những luận cứ này có giá trị hơn, song bằng chứng của minh văn không chỉ của các hòm mà cả hiện vật của chúng cũng phải được xem xét lại.

(Hình nhỏ trên) Hai chén mỏng bằng bạc và một tách có quai từ kho tàng Tod. Các mẫu mã theo các học giả: chịu ảnh hưởng của Minoan. (Phải) Đền thờ Sesostris I ở el-Tod, địa điểm kho tàng được tìm thấy

CÁC HÒM VÀ HIỆN VẬT CỦA CHÚNG

Nội dung của hai hòm lớn bằng đồng thanh (đầy nặng 37.5kg)

Mẫu đá xanh da trời: tình trạng thô và những miếng nhỏ (nhiều loại).

Ấn hình trụ và hình khuy: đá xanh da trời, có cái có minh văn hình nêm (nhiều loại).

Vật liệu để khảm: đá xanh da trời (đủ loại).

Vòng cổ tay: vàng, bạc, đá xanh da trời.

Hột và hoa tai: đá xanh da trời và carnelian (đủ loại).

Mẫu thạch anh: thạch anh tím và đá vỏ chai (opxidian) (đủ loại).

Nội dung hai hòm nhỏ hơn bằng đồng thanh (đầy nặng 13,9 kg)

Thỏi kim loại hình chữ nhật: vàng (10) đánh số bằng chữ tượng hình nặng tổng cộng 6,5 kg.

Thỏi kim loại hình chữ nhật: vàng.

Những mẫu nung: vàng (8).

Ly: vàng

Hoa tai (?): vàng (2)

Thỏi kim loại hình oval: bạc (12), nặng tối đa 134,66g.

Dây chuyền: bạc (25) mỗi dây gồm 4-5 nhẫn, nặng 108g.

Thỏi kim loại cong hình nhẫn: bạc (4) nặng 268,10g.

Lọ có quai và nắp: bạc.

Ly (có và không quai): bạc (153; 143 gấp lại, 10 nguyên vẹn; một với minh văn chữ tượng hình từ thời Vương quốc giữa gửi “sứ giả Henitt”).

Sư tử: bạc

Hoa tai, nhẫn đeo tay: bạc (đủ loại) – kể cả hoa tai bạc theo phong cách Minoan với mô-típ nhện, xa lạ với Ai Cập.

 

 

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/216-02-633357260347031250/Pharaon-va-nguoi-doi-1914-1945/Kho-tang-To...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận