Tài liệu: Bí mật của ngôi mộ nữ hoàng Hetepheres

Tài liệu
Bí mật của ngôi mộ nữ hoàng Hetepheres

Nội dung

1925

Bí mật của ngôi mộ nữ hoàng Hetepheres

1924 – 33 Các tượng và đá lát ở kim tự tháp dật cấp của Djoser

Khám phá / khai quật 1925 bởi Alan Rowe; George A. Reisner

Địa điểm Giza (gần kim tự tháp Khufu, mộ G 7000x)

Thời kỳ Vương quốc cổ, Triều đại thứ 4, Vương triều Khufu, 2551 -2528 TCN.

“Ngôi mộ nguyên vẹn... đưa ra, lần đầu tiên trong lịch sử khai quật Ai Cập, một cơ hội để nghiên cứu việc chôn cất của một đại nhân thuộc thời kỳ đầu, 1500 năm xưa hơn các ngôi mộ hoàng gia của Vương quốc mới. Nhìn qua một lỗ hổng nhỏ, chúng tôi thấy một quách bằng thạch cao tuyết hoa tuyệt đẹp với chiếc nắp còn nguyên tại chỗ. Rải rác một phần trên chiếc quách và một phần rơi phía sau là khoảng hai mươi thanh dọc của chiếc hòm vàng và đà của một trướng lớn. Ở rìa phía tây của quách là những tấm vàng dát mảnh sứ, và trên nền là một đống lẫn lộn các toàn ghế tủ bằng vàng”.

GEORGE A. REISNER

(Trái) Lối vào đường thông đến ngôi mộ của Hetepheres, với những vật ngăn và dây thừng là những phương tiện để đoàn khảo cổ vào ra và di dời những kho tàng dễ vỡ và đã nát của nữ hoàng. (Phải) Cảnh quang địa điểm khai quật của Reisner: đại kim tự tháp Khufu, con trai của Hetepheres; với kim tự tháp của người kế nhiệm Khufu là Khephren ở đằng sau.

Vào ngày 02-02-1925, nhiếp ảnh gia thuộc đoàn thám hiểm Harvard - Boston của George A. Reisner ở các kim tự tháp Giza đang dựng cái giá ba chân thì một trong ba chân bị đánh bật ra khỏi vị trí, không phải do một mẫu của nền đá bị mất mà vì một phần vữa. Nghiên cứu tỉ mỉ khu vực, rõ ràng miếng vữa này được làm để che đậy lối vào con đường thông với một ngôi mộ.

Việc dọn quang đường thông này được viên phụ tá người Anh, Alan Rowe thực hiện trong lúc Keisner vắng mặt (Keisner vẫn ở Hoa Kỳ). Sâu khoảng 30 m (100 ft), đường thông dẫn tới một phòng duy nhất, tường làm bằng những tảng đá vôi cho thấy nó chưa bị đụng đến từ thời cổ đại đến nay.

1924-33: CÁC TƯỢNG VÀ ĐÁ LÁT Ở KIM TỰ THÁP BẬC CỦA DJOSER SERDAB CỦA DJOSER

Phức hợp kim tự tháp bậc của Djoser, vị vua thứ hai thuộc triều đại thứ 3 (2630 - 2611 trước Công Nguyên), ngày nay được coi như một công trình kiến trúc có quy mô lớn sớm nhất thế giới bằng đá (lẫn trong vật liệu này nhiều nguyên mẫu bằng gỗ và sậy). Mặc dù xây dựng vào buổi hoàng hôn của lịch sử thuộc triều đại, sự thuần nhất trong hình dạng kiến trúc là tuyệt vời: các du khách của Vương quốc mới đã để lại chữ viết hay hình vẽ ở đây từ ba ngàn năm trước hay hơn nữa, có câu như “có thiên đường trong nó, vị thần mặt trời Re mọc ở đây”. Giờ đây di tích đã được trùng tu lại một phần, giống như vẻ huy hoàng xưa kia lúc nhà kiến trúc người Pháp Jean Philippe Lauer, đã đến xem quang cảnh ấy cùng với công trình của Cecil Firth vào năm 1924-26 (và nay vẫn còn ở đó).

Các khách tham quan ngôi kim tự tháp có bậc cấp ngày nay thường được các hướng dẫn viên mời nhìn qua một trong hai lỗ hổng tròn khoan vào serdab (vây quanh phòng tượng) ở bên  Bắc của phức hợp Djoser và nhìn xem gương mặt chủ nhân nguyên thủy của kim tự tháp. Cái mà họ nhìn chỉ là một bản sao hiện đại của tượng ka, vị vua bằng vữa, sơn phét và để râu kiểu Clark-Gable, một bức điêu khắc toàn thân bằng đá vôi mà sinh lực của vị vua đã chết có thể ngự ở đó. Từ ngôi mộ của mình, quan sát thế giới và nhận những lễ vật của nhang khói. Bức tượng nguyên thủy được chuyển đến Bảo tàng Cairo (JE 49158) sau khi được Dows  Dunhan khám phá vào 1924-25.

Bức tượng của Djoser cho thấy một số đặc điểm, quan trọng, bao gồm một hình dạng lỗi thời của tấm vải đội đầu nemes với những bọc nhọn phủ bộ tóc giả, và đôi mắt dát, đã bị mất từ lâu ở trước bệ, khắc chữ nổi, cho phép xác nhận đối tượng: “Netjerykhet” - tên của Djoser mà mọi người đều nhận biết ở khắp nơi trong cấu trúc của lăng mộ. Nét mặt, nhìn nghiêng gần giống sư tử của vị pharaon cho thấy một hình tượng rất ấn tượng đầy quyền uy của nhà vua vào thời kỳ xa xưa.

Bức tượng thứ hai, cũng tìm thấy ở địa điểm rất quan trọng, nó bao gồm một cái bệ có khắc chữ. Bệ này mang tên không chỉ của Netierykhet - Djoser, mà cá với chữ viết tượng hình ngay ngắn tên và chức vị của nhà kiến trúc tài ba của công trình Djoser, Imhotep - một trong những nhân vật có ảnh hưởng và bí mật nhất của thế giới cổ đại buổi đầu.

CÁC KHÁM PHÁ KHÁC

“Từ 1924 đến 1931 nhà khảo cổ học người Anh Firth... phóng ánh sáng mới vào những công trình xây dựng bao quanh kim tự tháp: “công trình ở phía Bắc” … “công trình ở phía Nam” … sân Heb-sed... và đền thờ “T”... cửa vào các cột trụ... ngôi mộ phá Nam... và bức tường vây quanh. Vào 1928, cũng nhà thám hiểm này phát hiện dưới kim tự tháp một phòng mới trang tra bằng đá lát xanh da trời (hình dưới), và ba bia đá của vua Zoser [Djoser]... Sau ông ta, Quibell và Lauer thám hiểm những dãy hành lang sâu hơn ở dưới nền đất kim tự tháp mà Firth chỉ nhìn thoáng qua. Vào năm 1933 họ khám phá ở đó hai quách bằng thạch cao tuyết hoa và một nơi cất giấu khoảng 30.000 bình đá, cứng.”

ETLENNE DRIOTON l

 

Tầm quan trọng của những mộ còn nguyên vẹn ở Giza rất lớn. Reisner, vào năm 1925, chỉ khám phá có một ngôi mộ của Impy - và đó là 12 năm trước. Các nhà khai quật vì thế cảm thấy thỏa mãn khi tìm thấy một cái thứ hai. Sự thỏa mãn của họ gia tăng khi một chữ khắc dát vào một ghế khiêng cho biết chủ nhân của ngôi mộ: Nữ hoàng Hetepheres, vợ vua Snefru và vợ của Khufu, người xây dựng kim tự tháp lớn nhất ở Giza - công trình xây dựng lớn nhất bằng đá. Một nguồn bổ sung làm vui lòng Reisner là việc khám phá làm lu mờ, dù chỉ trong chốc lát, những thành công của Carnarvon và Carter ở mộ của Tutankhamun hai gã “non choẹt bất trị” mà Reisner khó ưa vì kiêu ngạo và thực dân: đã làm mọi việc bằng quyền uy của mình, đã làm mất tín nhiệm như bọn phiêu lưu và tìm kiếm kho tàng vô nguyên tắc.

Việc khai quật hầm mộ của Hetepheres đa phần là do Dows Dunham thực hiện và cho thấy đó là công việc khó khăn và tốn nhiều thời gian - nếu không muốn nói là nguy hiểm, vì chính Dunham không đội chiếc mũ bấc, có lẽ đã bị chết trong một giai đoạn đầu của việc dọn quang khi một mảnh đá từ trần căn phòng rơi xuống. Việc dọn quang phức tạp vì không gian giới hạn, mà chỉ có không hơn hai nhà khai quật có thể hành động cùng một lúc, và dưới sức nóng của đèn điện. Các điều kiện được giảm thiểu với việc sắp xếp cẩn thận một quạt máy, hạ nhiệt độ xuống 27-29oC (80 – 85of). Người ta đã phải lưu ý đến việc lắp đặt một cái quạt, từ khi thành phần hữu cơ của các đồ đạc chôn cất bị phân rã hầu như hoàn toàn - đến nỗi một tiếng nhảy mũi mạnh cũng đủ làm bay đi hoàn toàn hiện vật phát hiện.

Khai quật ở ngôi mộ Hetepheres gần như đã hoàn thành: Dows Dunham ghi chép vị trí và nội dung của hòm vòng tay nữ hoàng đã bị rã ở cuối phòng về phía Nam.

“Tôi nhớ một lần khi Reisner và tôi đang ở cùng trong mộ, tôi đưa ra vài nhận xét mà ông ta  thấy thích thú, và ông ta đã buột miệng cười. Ngay tức thì có một tiếng xào xạc nhẹ như một  mảnh của phiến vàng ở cuối phòng rơi xuống một vị trí thấp hơn do kết quả của việc gây tiếng động làm rung không khí.”

DOWS DUNHAM

Sự dễ vỡ của đồ tùy táng Hetepheres ngay từ đầu là một vấn đề đáng quân tâm, nhưng tổng số vàng lá trang trí trên nhiều đồ vật vẫn giữ được phần lớn hình thù chung của chúng. Trong tình trạng này, những ghi chép bằng cách vẽ lại với tỉ vệ tinh vi (bên đến 1701 trang bản thảo) và các bức ảnh tuyệt vời (tổng số là 1057 bức) cho phép các phát hiện chính được xây dựng lại bằng gỗ mới theo mẫu mã tuyệt vời của chúng và chất lượng được tìm lại - để bổ sung và giải thích chứng cớ phong phú từ những bức chạm nổi và tranh vẽ trên mộ đã làm hồi sinh cho vật liệu chôn cất ở đó. Toàn thể công việc khó khăn thể hiện “sự mầu nhiệm của sự kiên nhẫn”.

Thời gian của sự thật

Việc mở quách của nữ hoàng, được thực hiện vào đợt hai của công trình khai quật ở ngôi mộ. Đó là việc được mong đợi nhất - nhưng sự việc đã cho thấy niềm kỳ vọng bị hạ xương tới cực điểm như Dows Dunham ghi:

“Vào ngày 03-03-1927, một đoàn người cao quý (8 người hay hơn nữa) tập hợp ở 100  ft dưới đất. Một cái gật đầu của Reisner, các tay đòn được đặt sẵn nhằm mục đích này bắt đầu  xoay. Từ từ một lỗ hở xuất hiện giữa nắp quách và hộp. Nó lớn dần ra cho đến khi chúng tôi  có thể nhìn thấy phần trên của hộp; không thấy gì cả. Khi nắm lên cao, chúng tôi có thể nhìn  sâu hơn vào bên trong và cuối cùng vào đáy hộp”

Nghệ sĩ Lindon Smith, có mặt ở đấy, tiếp tục câu chuyện:

“Khi nó được nâng vừa đủ để tôi nhìn vào bên trong, tôi mất tinh thần nhìn thấy nữ hoàng không có ở đó – quách trống rỗng! Quay sang Reisner, tôi cố ý nói thật to. “Ceorge, bà  ta là một bù nhìn?”

Ngay lúc đó, bộ trưởng công trình công cộng hỏi, “Cái gì là bù nhìn?”

Reisner ngẩng đầu lên và nói “Quý ông, tôi rất tiếc là nữ hoàng không tiếp kiến.” Và nói  thêm, “Bà Reisner đã các món ăn là các loại giải khát ở trại.”

Bí mật của hòm xác và câu trả lời mới

Sau sự thất vọng này, các nhà khai quật chú tâm vào hòm xác ướp của nữ hoàng mà họ tìm thấy giấu trong một hốc tường có niêm phong . Hốc tường này, nghịch lý là không trống rỗng mà lại chứa bốn gói nội tạng, vẫn còn nổi trong một dung dịch natron, muốn dùng để ướp . Làm sao giải thích tình trạng khác thường này.

Bất lực trong việc gắn kết tất cả các sự kiện lại với nhau, Reisner đi đến một sự giải thích tài tình. Ông kết luận rằng mộ nguyên thủy của Hetepheres, có lẽ ở Dahshur, đã bị xâm phạm ngay sau khi chôn cất và xác của bà đã được mang đi và tiêu hủy. Sự việc này làm kinh sợ, Reisner chấp nhận là đúng, nếu không việc trộm cắp được giữ bí mật từ Khuỷu, và cái còn lại của mộ mẹ ông, tối thiểu xác bà ta được chuyển đến Giza.

Giả thuyết màu mè của Reisner được chất vấn, sắc sảo nhất là Mark Lehner vào năm 1985. Lehner đề nghị một cách giải thích khác đơn giản hơn - và mộ của Reisner không phải là mộ thứ hai mà là nơi chôn cất nguyên thủy của nữ hoàng - mẹ, cố sắp vào hàng với một dự án kim tự tháp vệ tinh, GI - X, chưa bao giờ xây; và xác nữ hoàng được di dời vào giai đoạn sau, do sự xúi giục của Khufu, để chôn cất lại trong một kim tự tháp vệ tinh mới, GI-a hay GI-b - nơi nó bị phá hủy vào thời cổ đại. Dù với lý do nào, đồ tùy táng nguyên thủy của nữ hoàng - kể cả nội tạng bà ta - đã bị bỏ lại trong G.7000X. Và ở đây nó có thể tồn tại, quên đi và không bị quậy phá suốt hơn năm ngàn năm sau.

(Trái) Bình bằng vàng trong kho tàng đồ tùy táng của nữ hoàng, gò từ một phiến kim loại duy nhất và đánh bóng thật đẹp. Nó được tìm thấy trong một hộp nhỏ đựng dao cạo và hai mẫu cùng một đôi cũng màu vàng. (Phải) Họp vòng cổ tay mạ vàng của Hetepheres, làm lại bằng gỗ mới. Các vòng cổ tay được làm bằng bạc dát cacnelian, đá xanh da trời và ngọc lam.

HETEPHERES: NHỮNG PHÁT HIỆN CHÍNH

Quách bằng thạch cao tuyết hoa (JE 51899)

Hòm xác ướp bằng thạch cao tuyết hoa (JE 52452)

Trương giường bằng gỗ phủ vàng (JE 57711)

Hộp màu bằng gỗ phủ vàng và khảm (JE 72030)

Giường gỗ, phủ vàng và khảm (JE 53261)

Ghế bành gỗ (2), phủ vàng, một khảm (JE 53263, Tem.reg. 22.2.60, nhiều loại khác nhau)

Ghế khiêng gỗ, phủ vàng và khảm (JE 52372)

Hòm gỗ (khoảng 8 cái) đựng vải, đồ gốm, chậu đá, dấu ấn bằng bùn, đá lửa và đủ loại các mảnh pha tạp

Hộp gỗ, phủ vàng và khảm (Temp. reg. 22.2.60, đủ loại), đựng:

Vật phẩm kết bằng hột (áo quần?)

Hộp gỗ với bình đựng thuốc mỡ v.v… (JE 52373)

Bình đựng nước bằng đồng thanh và chậu

Chậu bằng đá (2) và gốm (2)

Cái để gối đầu bằng gỗ, phủ vàng và bạc (JE 53262)

Hộp gỗ, phủ vàng với những vòng cổ tay bằng bạc (JE 53265-81; MFA 47.1699)

Đĩa vàng và bạc, các dao cạo bằng vàng và đồng thanh và các đồ mỹ phẩm khác; vòng cổ tay bằng ngà hộp hình ống bằng da với gậy (2), phủ vàng và bạc (JE 89619)

Chậu đá và gốm (đủ loại)

Giỏ

Dụng cụ cầm tay bằng đồng

● Đa số các đồ vật ở Cairo (JE; Temp.reg.); những mẫu nhỏ ( và bản chép các món chính yếu) ở Bảo tàng mỹ thuật, Boston (MFA).

 

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/216-02-633357258508906250/Pharaon-va-nguoi-doi-1914-1945/Bi-mat-cua-...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận