1916
“Kho tàng của ba nàng công chúa Ai Cập”
1919 Mộ của Petosiris ở Tuna el-Gebel
Khám phá / khai quật 1916 bởi Dân địa phương Ai Cập
Địa điểm Thebes (Qabbanat el-qurud)
Thời kỳ Vương quốc mới, Triều đại thứ 18, vương triều của Tuthmosis III, 1479 - 1425 trước CN.
“Khi chúng tôi nhìn thấy ngôi mộ (vào năm 1928) là do bô lão Mohammed Hammad hướng dẫn, một trong những tên cướp đã phát hiện nó, và theo ông ta lối dẫn đến phòng mộ đã bị chặn ở hai đầu... Theo câu chuyện của Mohammed, tất thảy đồ vật đều ở trong phòng, sắp xếp trật tự trên một lớp mảnh vỡ phủ sàn, và chỉ bị chôn vì khối đá rơi từ trên mái xuống hay bị nước lũ xói… Các quan tài vẫn còn nhận ra được, nằm cạnh nhau, đầu dựa vào tường phía nam, nhưng hoàn toàn bị mục nát vì bị ẩm ướt.
…Một ngôi mộ như thế có thể thực hiện theo sự tử vong đồng loạt do bệnh dịch, [của các bà] Hoặc... họ có thể, tất cả, là nạn nhân của một cuộc hành hình vì một âm mưu nào đó trong lâu đài”.
HEBERT E. WINLOCK
(Trái) Một khăn đội đầu của hoàng hậu từ ngôi mộ như được trưng bày mới đây ở Bảo tàng nghệ thuật Metropolitan New York. Vương miện ở giữa bằng vàng, xưa kia cẩn, trên đó treo khoảng 800 nơ hoa hồng nối lại với nhau vẫn còn giữ những miếng dát bằng cacnêlian, ngọc lam và pha lê. (Phải) Một hũ bằng bạc với nắp đậy, khắc ba cột chữ tượng hình. Nữ hoàng Menwi, bạn của bà Merti và Menhet, mỗi người cũng có một hũ như thế mà chức năng của nó chẳng ai biết.
Mộ của “Ba Công chúa” - thực sự là ba người vợ nhỏ của Tuthmosis II - lần đầu tiên làm người dân ở Qurua chú ý vào cuối tháng 7 năm 1916 sau một trận mưa dông dữ dội tàn phá vùng này. Ở một vị trí đặc biệt, cao trên những vách đá của Nghĩa địa Khỉ giả nhân (Qabbanet el-Qurud), nước vẫn đổ xuống mặt đá, bị biến mất không thành một ngôi mộ bị bỏ quên. Ngôi mộ này ngay tức khắc bị những người tìm thấy may mắn bóc sạch sành sanh. “Trước giữa tháng 8 người ta biết, qua Kurneh và Luxor, là có một kho tàng kỳ lạ đã được tìm thấy”. Đa số của thu thập được đều đổ vào Bảo tàng nghệ thuật Metropolitan ở New York, sau khi qua tay của Howard Carter và ngoài Carnarvon với số tiền lại kếch xù; và Herbert Winlock là người đảm nhận công việc làm cho những thứ đó có ý nghĩa. Số lượng và chất lượng của hiện vật, vào lúc đó không thể sánh kịp với triều đại thứ 18: các vương miện hoàng hậu và khăn đội đầu, hoa tai, vòng đeo cổ, vòng cổ rộng, bùa, vòng tay, nhẫn, các ống bọc ngón chân và ngón tay, san-đan bằng kim loại, gương, bình di hài - và một số lớn chậu bằng kim loại quý, pha lê và đá. Điều không thể tránh được, có lẽ kho tàng đã được các nhà buôn bán “bảo vệ” trước khi nó có thể được nghiên cứu, cả với những đồ vật kỳ tài có niên đại không chắc chắn và có một số những đồ giả hoàn toàn; một số đã được ghi chép khi Winlock xuất bản, nhưng những đồ khác đã được nhà Ai Cập học người Mỹ Chrishne Lilyquist và Peter F. Dorman nhận ra là thuộc kho tàng đó, có cả những chậu bằng kim loại.
Sở hữu chủ xưa kia của tập họp này được nhận dạng nhờ những phát hiện chính, là những người vợ của Tuthmosis III; Winlock chú giải: “Tên của ba bà này là Menhet, Menwi và Merti, viết theo chữ viết âm tiết thường dùng cho các từ nước ngoài”. Có lẽ, ông gợi ý, “bởi vì những tên như vậy có một mùi vị rõ rệt thuộc nước ngoài... tên cuối gợi ý tên Martha theo tiếng Hê-brơ hay Aramaic: họ và các cô con gái của các vị tướng người Syria”. Quan điểm này vẫn được mọi người chấp nhận.
Một bộ tuyển chọn những thành phần của vòng cổ do Bảo tàng nghệ thuật Metropolitan sở đắc qua Ngài Camarvon và Howard Carter. Kho tàng được các người buôn bán địa phương “bảo vệ” với nhiều món (kể cả vòng thứ năm với những tấm thẻ nhìn thấy ở đây); thật ra, qua đợt kiểm tra mới đây, hoàn toàn là sản phẩm hiện đại.
KHO TÀNG CỦA “BA NÀNG CÔNG CHÚA”: NHỮNG PHÁT MINH CHÍNH |
SỐ | MÔ TẢ | MINH VĂN |
TRANG SỨC THƯỜNG NGÀY |
1 | Khăn trùm đầu dát vàng | |
2 | Khăn trùm đầu đầu linh dương bằng vàng | |
3 | Bông tai bằng vàng (5 đôi) | |
4 | Vòng cổ rộng bằng vàng, đầu ó ở phần chót | Tuthmosis III |
5 | Vòng cổ rộng bằng vàng, hai đóa sen ở phần chót | Tuthmosis III |
6 | Vòng cổ rộng bằng vàng, hai đóa sen ở phần chót | |
7 | Hột pha tạp, bùa, đồ nữ trang xỏ vào dây để đeo cổ, vàng…(một vài đồ giả) | |
8 | Dây chuỗi, hạt tròn bằng sứ | |
9 | Vòng tay trang trí những con mèo, vàng… (3 đôi) | |
10 | Vòng tay bằng hột khảm, vàng… (3 đôi) | Tuthmosis III |
11 | Vòng tay pha tạp, vàng… (1 vài đồ giả) | Kể cảHatshepsut Tuthmosis III |
12 | Nhẫn hình bọ hung, vàng… (8) | Kể cả Hatshepsut Tuthmosis III |
13 | Thắt lưng bằng hột, vàng… (3) | |
TRANG SỨC CHÔN CẤT |
14 | Vòng cổ hình bọ hung trái tim, vàng… (3) | Menwi, Menhet, Merti |
15 | Vòng đeo (cổ tay, cổ chân, hột – Seweret, vàng… (3) | |
16 | Vòng hột đeo, vàng … (2) | |
17 | Bùa chia làm hai nhánh, vàng (3) | |
18 | Vòng rộng với đầu ó ở phần chót, tẩm vàng (3) | |
19 | Tấm che ngực hình diều hâu, tấm vàng (3) | |
20 | Nâng ngón chân và ngón tay | |
21 | Dép san-đan, tấm vàng (3 đôi) | |
22 | Bình di hài, nắp đầu người (3 bộ) | Menwi, Menhet, Merti. |
ĐỒ MỸ PHẪM |
23 | Gương, vàng và bạc (2) một | Tuthmosis III |
24 | Chậu mỹ phẩm, đá đủ loại, với rìa vàng (12 hay hơn) | Tuthmosis III |
25 | Hũ mỹ phẩm, đá đủ loại (khoảng 30) | Tuthmosis III |
BÌNH UỐNG |
26 | Bình uống, vàng (giả) (15) | Tuthmosis III |
27 | Bình có tay cầm, vàng (?) (6) | |
28 | Bình uống, bạc (2) | |
29 | Hộp, bạc (3) | Menwi, Menhet, Merti. |
30 | Bình uống, phalê (2) | Một, Tuthmosis III |
31 | Bình uống, canxit | Tuthmosis III |
32 | Bình uống, khoáng fenspat (2) | |
33 | Vò hai quai/ bình rượu có hai quai và vò canxit (7 hay hơn nữa) | |
| | | |
(Trái) Các thành phần bị phục chế của một vòng cổ rộng hình con ó từ “ngôi mộ của ba công chúa”. Các phần chót và hột xỏ làm bằng tấm vàng mỏng khám phá đá bán quý và phalê. (Phải) Vòng đeo tay đơn từ trong ba cấp cùng mẫu thiết kế này được trưng bày ở hầm mộ của Carnavon và Carter, với những hột vàng và đá bán quý. Móc vàng được đắp nổi cao những con mèo tựa vào nhau bằng vàng và khoáng cacnêlian, hai mẫu ở hai đầu có lẽ nguyên thủy bằng sự giờ đã mất.
Ngôi mộ của Menhet, Menwi và Meri đã thoát khỏi sự do thám chỉ trong đường tơ kẻ tóc vào thời cổ đại: vì gần sát lối vào Howard Carter vào năm 1916 và Winlock cùng đoàn của mình vào năm 1928 chú ý đến nhiều chữ viết hay hình vẽ trên tường có ghi sự hiện diện của viên thư lại hoàng gia DĐjehutymose và con trai ông ta là Butchamun ở gần đó. Tên của những người này nay chúng ta biết là những người được các vị tư tế cao cấp của Thebes, triều đại thứ 21 giao nhiệm vụ tìm kiếm các ngôi các ngôi mộ cổ, giàu có, rải rác quanh vùng người Thebes để trùng tu và chôn cất lại. Ngày nay, chúng ta hiếm khi phát hiện được các ngôi mộ thời Thebes còn nguyên vẹn chủ yếu là do hai người đàn ông này. Như Winlock ghi: “Rõ ràng là các viên thanh tra biết rằng có một ngôi mộ đâu đỏ gần đây”; may mắn cho chúng ta, thời tiết ngày hôm đó cũng tốt, và các viên thư lại cổ đã bỏ sót nó.
Sự giả mạo
Việc giả mạo là điều nghiêm cấm của người phụ trách bảo tàng, nhung có nhiều cố gắng thành công suốt lịch sử ngành Ai Cập học - cho đến ngày nay - để lừa dối, như trường hợp kho tàng “ba nàng công chúa” là một ví dụ. Sự hấp dẫn này do đâu?
“Hám tiền luôn là một đặc điểm của ngưởi Ai Cập và ở đây sự tài tình của con cháu các thợ thủ công già đặc khẳng định. Chẳng nghi ngờ gì là đôi khi ông ta được các người châu Âu giúp đỡ, nhưng ông đang làm những bản sao các cổ vật, đồ trang sức hình bọ hung, các tượng, mô hình, chạm đẹp đến nỗi làm các chuyên gia giỏi nhất bổi rối không biết chúng là giả hay thật. Một vài đồ vật bắt chước này bán giá rất cao. Nếu khám phá sự dối trá đúng lúc, số tiền đôi khi được trả lại.
Người Ai Cập làm đồ giả không cho là mình đã làm một việc gì đặc biệt bất lương để đánh lừa người khác. Điều đáng tiếc duy nhất của ông ta là việc dối trá nay bị phát hiện, và ông ta trầm ngâm về sự không công bằng của định mệnh, vì ở đây ông ta đã có một tài sản trong tay mà lại để mất nó.”
T. G. WAKELING
1919 - Mộ của PETOSIRIS Ở TUNA EL-GEBEL
“… Một người có văn hóa và đi đây đó nhiều nơi đã nhờ một nhà thiết kế người Hy Lạp thực hiện những cảnh đời của cuộc sống thường ngày ở những phần phía ngoài của công trình kiến trúc mộ ông ta”.
CYRIL ALDRED
Đặc tính đền thờ giống mộ gia đình của Petosiris, viên tư tế tối cao của thần Thoth ở Hermopolis, có niên đại là cuối thời kỳ triều đại Ai Cập, khoảng 340 trước CN, ít hơn một thập niên trước khi Alexandre đại đế đến. Trang trí theo kiểu thức hỗn hợp đặc biệt truyền thống và các phong cách nước ngoài kỳ thú, nó được một người dân el-Ashmunein tìm thấy đầu tiên vào cuối tháng 11 năm 1919 và được đào bới liên tiếp bởi thanh tra cổ vật người Pháp Gustave Lefchvre. Các phòng mộ, một phần đục sâu trong nền đá được mang ra ánh sáng vào năm sau.
Xác ướp người sở hữu bị trộm mang đi, nhưng các quan tài gỗ vẫn còn ở lại. Quan tài đẹp nhất và được gìn giữ tốt nhất giờ Cairo (JE 46592), được người ta chú ý với năm cột văn bản chữ tượng hình dát phalê lấy từ chương 42 Tử thư và là công trình đẹp nhất còn tồn tại đến ngày nay. Một mảnh ván phía trước của một quan tài tương tự cùng nhóm giờ ở Turin.
Công trình sau do Sami Gabra và đại học Cairo được thực hiện ở Tuna el-Gebel vào các thập niên sau (1931 - 52). Đó là công trình nổi tiếng nhất và có kết quả tốt nhất so với các khai quật loại các lăng tẩm của Ibia, vật thiêng của Thoth. Các cuộc khai quật được tiếp tục đằng sau ngôi mộ của Petosiris để phát hiện một thành phố hoàn chỉnh với những căn nhà ... tất cả gần với một mục đích để làm chỗ trú cho các gia đình người chết khi họ đến thăm viếng... trong các cuộc lễ tín ngưởng đa dạng...mà đôi khi kéo dài đến hai, ba ngày”. Cũng như với công trình của Petosoris, các cấu trúc cho thấy một sự hỗn hợp kỳ lạ giữa phong cách cổ điển và Ai Cập.