Tài liệu: Những mộ lớn Ai Cập thuở đầu: Emery ở Saqqara

Tài liệu
Những mộ lớn Ai Cập thuở đầu: Emery ở Saqqara

Nội dung

1935 – 39

Những mộ lớn Ai Cập thuở đầu: Emery ở Saqqara

Những năm 1930 Đồ nữ trang của đại tư tế Heribor

Khám phá / khai quật 1935 – 39 bởi Walter Bryan Emery

Địa điểm Saqqara

Thời kỳ Triều đại sớm, Triều đại thứ I, 2920 - 2770 trước CN.

WALTER BRIAN EMERY (1903 - 1971): Sinh ở Liverpool 02/07/1903. Học trưởng St Francis Xavier, Liverpool. Học kỹ sư hàng hải trước khi nghiên cứu ngành Ai Cập học ở Đại học Liverpool với Percy Newberry và Thomas Eric Peet, 1921 – 23; đậu MA ở Đại học Liverpool năm 1939. Tham gia các khai quật của Hội thăm dò Ai Cập ở el-Amarna 1923 - 1924; Giám đốc các khai quật của Đại học Liverpool ở Luxor và Armant, tài trợ bởi Rob – ert Mond. 1924 - 1928, ở địa điểm sau này tình cờ gặp Bucheum: Giám đốc Nghiên cứu khảo cổ học ở Nubia 1929- 1935, nơi ông khám phá và khai quật những mô đất chôn cất ở Ballana và Qustul; giám đốc của khai quật ở Bắc Saqqara 1935- 1939. Tiếp đó là thời kỳ của công việc - chiến tranh và dịch vụ ngoại giao, bổ nhiệm ông Edwards, giáo sư Ai Cập học, Đại học Lollege Lon-don, 1951 - 70; giám đốc Hội thăm dò Ai Cập ở Nubia 1957-1963, lại tiếp tục công việc ở Saqqara vào 1964. Mất ở Cairo ngày 11/03/1971.

Walter Bryan Emery được tặng danh hiệu Hiệp sĩ khảo cổ học vào năm 1925/26 với sự khám phá Bucheum ở Armant, phía nam Luxor hiện đại - nơi chôn cất Thời kỳ cuối cùng của những bò đực Buchis thiêng. Vào năm 1929 ông được bổ nhiệm làm Giám đốc Nghiên cứu Khảo cổ học Nubia, và vào năm 1935, Thanh tra Sở Cổ vật ở Saqqara. Việc này đánh đấu buổi đầu sự mắc mưu tốt đẹp của cuộc đời với địa điềm giàu có và bao quát này, gồm có hai giai đoạn gối lên nhau: khám phá và khai quật bãi tha ma của Triều đại sớm; và công việc của ông trong hầm mộ của nghĩa địa vật thiêng.

Việc thám hiểm bãi tha ma Triều đại sớm bắt đầu vào 1930 với người kế nhiệm của Emery, Cecil M. Firth. Tiếp tục công việc Firth bỏ lại, Emery bắt đầu dọn quanh lăng mộ 3035 và tìm thấy trước sự bất ngờ của ông ta, là thượng tầng “mặt tiền lâu dài” hay hốc tường không vững chắc được ngăn thành những gian - tương tự mộ của nữ hoàng Neithhotep được Morgan khám phá ở Naqada vào năm 1897 và ẩn dưới (trong hầm mộ này được đặt dưới đất) một ngôi mộ ban đầu khác, lăng mộ “Giza V”, do Flinders Petrie khám phá vài năm trước. Công việc khai quật lăng mộ 3033 tiến triển, Emery khám phá hết phòng này đến phòng khác, cho đến khi 45 phòng nội thất đã trơ trụi. Lạ lùng hơn nữa là không một phòng nào bị quậy phá trước đó - và trong những phòng này giữ được một tập hợp đồ tùy táng khổng lồ: chậu bằng kim loại, đá và gốm, và các món khác, kể cả cuộn giấy cói xưa nhất được làm rất tinh vi nhưng không có chữ. Chủ nhân, hình như là người giữ ấn Hemaka sống dưới thời vua Den của Triều đại thứ I.

(Trái) Danh hiệu bằng ngà voi của vua Djer, tìm thấy ở mộ Hemaka (lăng 3035). (Phải)“Đĩa trò chơi” bằng xteatit đen ở mộ Hemaka với cảnh các con chó đang săn, tương phản với đá màu kem.

Các đợt sau, 1936 - 39, việc khai quật cũng có năng suất. Một lăng mộ khác, 3471, có từ vương triều một vị vua buổi đầu triều đại thứ I, Djer, mang lại một mẻ đặc biệt phong phú về đồ đồng thanh; trong khi khai quật thượng tầng mộ 3504, dù bị cướp, và không chỉ trong một dịp, thu lượm được 1500 chậu đá và 2500 chậu gốm chất lượng cao và mẫu mã đẹp.

(Trái) Dựng lại trục lượng học của Emery về ngôi mộ gạch bùn 3504 ấn tượng mà ông nhận dạng là của vua Wadj của Triều đại thứ I. (Phải) Đầu bò đực đúc bằng đất sét và gắn sừng, sắp xếp trước công trình bằng gạch của lăng 3504.

1930 - Nữ TRANG CỦA ĐẠI TƯ TẾ HERIHOR

John Romer có lần gợi ý rằng, nếu đưa ra ánh sáng, mộ của Herihor, đại tư tế của Amun và kẻ cướp mộ tinh quái suốt những năm gần đây của Vương quốc mới, có thể làm Tutankhamun giống Woolwortles. Nếu các món thường được Bảo tàng Roemer Pelizaeus ở Hildesheisn vay mượn là những thứ không đáng để ý thì mộ của Herihor có thể đã được khám phá ở các ngọn đồi Thebes và có lẽ đã sinh ra vàng - mặc dù công việc không diễn tiến như vậy nhưng hình như quy mô của nó có thể so sánh với cậu trai pharaon. Các nữ trang gồm có ba vòng cổ tay - hai có hình cờ hiệu đơn giản và một vòng thứ ba với một mảnh khảm rùa có hình dạng không cân đối (mang một hình tượng của thần Min) và một minh văn ghi tên chủ nhân: “Đại tư tế Amun - Rè, vua của các thần, Herihor (sự thật) của tiếng nói”.

Kết hợp với các vòng cổ tay là một ly chạm nổi, cùng ngày tháng, và không chắc có cùng nơi phát hiện.

Cơ sở hạ tầng của những lăng mộ này làm Emery ấn tượng - và nội dung Của chúng rất phong phú - so với những mộ do Amélineau khai quật và sau này do Petrie đào bới ở Umm el-Qaab, Abydos; sự hiện diện của những mộ phụ (mà Emery cho là hiến sinh người) cũng gây ấn tượng sâu sắc. Ý tưởng bắt đầu hình thành là Petrie có thể quên, trong sự phân tích của ông, về những mộ Abydos - là Abydos không phải là nơi chôn cất của các vua Triều đại sớm ở Ai Cập, và rằng các “mộ” của Petrie thật ra chỉ là những đài kỷ niệm. Nơi chôn cất hiện nay của những vị vua đầu tiên của Ai Cập thống nhất, Emery lý luận, là ở Saqqara, gần với thủ đô hành chánh mới, Memphis. Có thể là những mộ ở Saqqara ông đào bấy giờ không phải là lăng của những viên chức cao cấp như ông nghĩ lúc đầu mà là mộ của chính những vị vua này.

Đó là một khả năng quan trọng, và hấp dẫn số người gia nhập - cho đến khi người ta chỉ ra rằng các mộ ở Abydos thực ra chỉ là một phần của một phức hợp rộng lớn, và do đó sự khác biệt về kích thước giữa chúng với các công trình kiến trúc ấn tượng ở Saqqara rõ ràng hơn thực tế. Các mộ của Emery, vì tất cả sự phong phú của chúng, giờ hình như được chuẩn bị không phải cho chính các vị vua mà cho các viên chức hay nhà cai trị giàu có, được tín nhiệm và có quyền uy thực sự - những người mà năng lực tổ chức và có tài trong giao tiếp (viết) phụ thuộc việc phát triển nhanh chóng và chắc chắn của Ai Cập buổi đầu.

(Trái) Khai quật tiến triển: “khung lưới sắt” bằng đá của lăng 3500 (có Triều đại thứ I vua Qua) vẫn còn ở vị trí cuối phía đông của cơ sở hạ tầng. (Phải) Mặt tiền lâu đài lăng 3505 (mặt Tây). Dựng trong đời vua khác Triều đại thứ I, Den, không có chứng cứ nào được tìm thấy để biết tên chủ nhân xưa kia.

 

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/216-02-633357259841562500/Pharaon-va-nguoi-doi-1914-1945/Nhung-mo-lo...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận