Tài liệu: Mộ hoàng gia ở Tanis: những kho tàng của thời kỳ trung gian thứ ba

Tài liệu
Mộ hoàng gia ở Tanis: những kho tàng của thời kỳ trung gian thứ ba

Nội dung

1939 – 46

Mộ hoàng gia ở Tanis: những kho tàng của thời kỳ trung gian thứ ba

Khám phá/ khai quật 1939 – 46 bởi Pierre Montet; A. Lézine

Địa điểm Tanis (“đền thờ Anta”)

Thời kỳ Thời kỳ trung gian thứ ba. Triều đại thứ 21 – 22, 1040 - 783 trước CN

“Chúng tôi dọn đất đi và nhìn thấy một miếng mỏng, phẳng, rộng, giống một rầm đỡ bằng đá, ở trước hai tấm đá phẳng nhỏ giống như cánh cửa của một tủ quần áo. Tôi nhìn vội và dùng gậy của Ibrahim gõ lên nó, nghe rỗng không giống như có một phòng dưới đất chưa được lấp đầy ... Tôi víết ghi chú này và rồi đi xuống đia điểm, dường như đó là một thời khắc quan trọng...”

PIERRE MONTET

Việc khám phá một loạt những ngôi mộ hoàng gia giàu có thuộc Triều đại thứ 21 và 22 ở thành phố Đồng bằng Tanis của nhà Ai Cập học người Pháp Pierre Montet đáng lẽ phải lôi cuốn trí tưởng tượng của thế giới. Nhưng chuyện này không xảy ra: châu Au đang ở bên miệng hố chiến tranh, và không bận tâm vào nhữúng vật linh tinh của ngành Ai Cập học. Chỉ mới đây, với sự quan tâm về Thời kỳ trung gian thứ ba đã đẩy nhanh những cuộc triển lãm chính ở Paris, Edinburgh và các nơi khác nên phát hiện của Montet được chú tâm.

PIERRE MONTET (1885 - 1966): Sinh ở Villefranche sur Saône, 27106/1885. Sinh viên của Victor Loret, Đại học Lyons, Viện khảo cổ học phương Đông, Pháp, Cairo, 1910 - 14. Khai quật ở Byblos, Lebanon, 1921 -24, khám phá những ngôi mộ có nguồn cung cấp phong phú của các nhà cai trị địa phương đương thời của Vương quốc giữa Ai Cập. 1929 - 39 khai quật ở Tanis, tiếp tục sự quan tâm của mình trong những tương giao với Cận đông xưa, tìm thấy nghĩa địa hoàng  gia của các triều đại thứ 21 và 22, và Abu Rawash (nghĩa địa  triều đại thứ I). Rồi sau đó giáo sư ngành Ai Cập học, Đại học Strasbourg. Mất ở Paris ngày 18/06/1966.

(Trái) Những bộ phận của tổng thể cấu thành phát hiện ban đầu của Montet giải thích rõ tên của Vua Ramesses II – Đĩa (Ra), đứa bé (mes) và cây cỏ (su) – tất cả dưới sự bảo vệ của thần ó Hauron. (Phải) Tanis: Những bức tường khai quật của các hầm mộ hoàng gia, nguyên thủy chôn sâu dưới đất. Phần trên của các mộ đã hoàn toàn bị tiêu hủy vào thời cổ đại.

(Trên bên trái) Lối vào đầu tiên của ngôi mộ Psusennes I, 18/03/1939: Pierre Montet leo xuống trong khi viên phụ tá Georges Goyon giữ thang.(Trên bên phải) Xác ướp của Psusennes I, chiếc đầu vàng vẫn còn ở nguyên vị trí, năm đó chờ Pierre Montet khảo sát trong ngôi nhà đào bới của người Pháp. (Dưới) Mặt nạ vàng của Psusennes I. Bề ngoài tương tự tác phẩm đầu nổi tiếng được Howard Carter tìm thấy ở xác ướp của Tutankhamun, so sánh cả hai đều nghèo nàn về vật liệu và kỹ xảo tạo tác.

            Montet là một nhà khai quật may mắn, một nhà Ai Cập học được đào tạo. Tuy nhiên, vào 1921, ông rời thung lũng sông Nile đến đào ở Byblos, Lebanon cho đến 1924. ở đây ông khám phá một đền thờ và một nghĩa địa hoàng gia giàu có, xuất hiện từ nửa đầu thiên niên kỷ thứ II trước CN. Nhiều đồ vật được khai quật (cũng như một số lớn những món bị các nhà khai quật vứt bổ không cố ý và được người địa phương tìm thấy) làm rõ nét những tiếp xúc mật thiết đã từng diễn ra ở thời cổ đại giữa Ai Cập và những nước láng giềng Tây á; chính con đường nghiên cứu đặc biệt này mà Montet mong muốn tiếp tục Tanis, vào lúc đó được xem như ngang hàng với Avaris, kinh đô của các kẻ xâm lăng Hyksos châu Á và “Ramses” trong kinh thánh nên nơi đó hẳn là địa điểm tốt để khởi công, khi ông trở lại với khảo cổ học Ai Cập.

            Phức hợp chôn cất của Osorkon II (Mộ I)

            “Anh có thấy một khuôn triện trên tường, anh có thể đọc ra một tên?”

            Ngạc nhiên, tôi có thể nhận thấy một ít.

            “Osorkon! Đó là mộ của Osorkon” tôi kêu lên…”

GEORGES GOYON

            Công việc bắt đầu ở Tanis vào 1929, tập trung tại khu vực đền thờ lớn được Auguste Manette thám hiểm lần đầu hên 70 năm trước đây. Nỗ lực đầu tiên của Montet ở đây được thưởng bằng một số phát hiện điêu khắc quan trọng - kể cả, vào năm 1934 tượng “câu đố bằng hình” nổi tiếng của Ramesses II được con ó che chở, giờ ở Cairo (JE 64735). Nhưng không phải đến cuối tháng 02/1939, ngôi mộ đầu tiên trong các mộ hoàng gia mới được phát hiện, ở một góc của “đền thờ Anta” của Montet – ngày nay được biết đến như là đền thờ Mut nhỏ.

Một vòng cổ tay có mẫu mã quí phái, một trong ba trang sức cánh tay cùng những đặc điểm trang trí tương tự dành cho Smendes, đại tư thế của Amun ở Thebes, ở mộ của Psusennes I. Bốn chiếc nhẫn tay cũng ở cùng kho tàng.

Montet nhận thấy không có dấu vết của cấu trúc bên trên mộ của Thời kỳ Trung gian thứ 3 ở  đây, nhưng như công việc sau đó cho thấy, khu vực bên trên ngôi mộ hình như được tu sữa lại  vào vương triều Shoshenq III thành một lăng mộ khổng lồ bằng gạch mộc. Lăng mộ này sau đó bị quét đi, và các mộ hoàng gia, lúc này bị quên lãng, chúng được tìm thấy trực tiếp dưới những tàn tích của nhiều xưởng gạch – mộc thuộc thời Plô-lê-mê và các xưởng vẽ. Sự hiện diện của hầm mộ hoàng gia đầu tiên đến là một bất ngờ hoàn toàn.

            “Montet thấy những giấc mơ của mình trở thành hiện thực, ông hoàn toàn chìm trong ngât ngất xúc động”.

“Tôi cho người dọn đất và đá bít lối vào, và đi xuống một phòng hình vuông với tường phủ đầy những hình tượng và chữ viết tượng hình; phòng này dẫn vào một phòng khác với một quách thật lớn vượt lên khỏi mặt đất chiếm ba phần tư của hai phòng. Dấu triệu là của Osorkon (II). Rồi G.Goyon cùng [J – L]. Fouge vào, nhà rồi người giám sát. Mọi người đều vui mừng. Đoàn của Hassanein đến với toàn bộ xe tải nên chúng tôi có thể dọn quang cấu trúc này thật nhanh”

            Các nhà khai quật người Pháp đi vào không qua lối vào theo đường thông nguyên thủy, mà qua mái. Theo phương pháp xây dựng của họ, các phòng dưới đất của mộ, cho thấy có sự phát triển theo hướng các “mộ Ba Tư” của thời Saite: các phòng chôn cất được xây bằng đá vôi và những tảng đá granit đỏ (sử dụng lại từ những cấu trúc gần đó của buổi đầu  Ramessid) ở đáy một hố khai quật lớn rồi sau đó được lấp đầy - lối vào sau này đi qua những  đường thông phụ có cái sâu 4m (13 feet).

(Trái và giữa) Hai vòng cổ tay dát vàng mang nhiều dấu triện của Psusennes I nhưng phát hiện ở mộ của Amenemope. (Phải) Nắp của quách bằng bạc là thường dành cho vua Heqakheperre Shoshenq (II), đầu được đúc theo khuôn Horus thần ó, vua của các vua, tìm thấy ở mộ III, phòng 5.

BIÊN NIÊN SỬ CÔNG VIỆC CỦA MONTET (và Lezine) ở Tanis

NGÀY THÁNG

MÔ TẢ

1929

Bắt đầu khai quật ở Tanis

27/02/1939

Văn phòng mộ của Osorkon II (I – 4)

18/03/1939

Vào mộ Psusennes I và phát hiện mộ Shosheng II (và Siamun và Psusennes II) (III – 5)

21/03/1939

Mở quan tài bạc của Shosheng II (trước sự hiện diện của Vua Farouk)

06/04/1939

Chuyển kho tàng Shoshenq II đến Bảo tàng Cairo

15/01/1940

Khảo sát nơi chôn cất Hornakht (trong I – 4)

15/02/1940

Mở phòng chôn cất của Psusenens I (III – 1)

28/02/1940

Mở quách của Psusennes I (trước sự hiện diện của vua Farouk)

01/03/1940

Mở quan tài bạc của Psusennes I

3 – 7/03/1940

Lấy đi đồ trang sức của  Psusennes I

07/03/1940

Chuyển kho tàng của  Psusennes I đến Bảo tàng Cairo

16/04/1940

Vào phòng chôn cất của Amenemope (III – 2)

17/04/1940

Mở quách của Amenemope ( trước sự hiện diện của vua Farouk)

03/05/1940

Chuyển kho tàng của   Amenemope  đến Bảo tàng Cairo

13/02/1946

Khám phá phòng chôn cất của Wendjebauendjedet (III – 4)

 

 

 

CÁC MỘ HOÀNG GIA Ở TANIS

MỘ

PHÒNG

CHỦ NHÂN

I

1

2

3

4

Vô danh

Trống rỗng

Takelot II

Osorkon II; Hornakht

II

1

2

Rỗng

Vô danh

III

1

2

3

4

5

Psusenens I

Amenemope

Quách của Ankhefenmut rỗng

Wendjebauendjedet

Shosheng II; Siamun; Psusennes II

IV

 

Mộ nguyên thủy của Amenemope

V

 

Shosheng III

VI

 

Không nhận dạng được

VII

 

Không nhận dạng được

 

 

 

 

 

(Trái) Hai bố tử bằng vàng từ mộ của Amenemope. (Phải) Cách bố trí của lăng mộ chính ở Tanis.

Như đã thấy trước đây, mộ đã bị quậy phá vào thời cổ đại nhưng bản chất vua chúa tuy vậy vẫn còn 1à điều hiển nhiên. Các tường bằng đá vôi của dãy bốn buồng được trang trí bằng những bức chạm nổi sơn màu các đề tài trích Sách về sự chết hay Sách về bóng đêm. Ở phòng đầu (I - 1) là những gì còn lại của việc cải táng pharaon Shoshenq III; phòng 2 (I - 2) chứa một quách bằng đá granit không khắc chữ và rỗng, phòng I - 3 khoe một quách bằng đá granit cổ tinh vi đã bị Takelot II chiếm đoạt, cùng với một vài mảnh vụn của đồ tùy táng khắc chữ cho chính vị vua này và cho Osorkon I. Phòng I - 4, tất nhiên, chứa những mộ giàu có của Osorkon II - chủ nhân của phức hợp - và một hoàng tử, con trai của vị vua này có tên là Hornakht.

            Phức hợp mộ của Psusennes l (Mộ III)

            Montet biết rõ là hiện giờ ông đang đánh cược lớn: ông đã tình cờ gặp một hầm mộ thực sự của các vua thời kỳ trung gian thứ ba, và có lẽ còn nhiều mộ nữa sẽ được tìm thấy. Một cuộc càn quét khu vực bắt đầu và một phức hợp mộ nữa được phát hiện, lạ thường hơn cái đầu.

            Montet ghi chép phản ứng háo hức của ông khi vào mộ thứ hai vào ngày 17/03/1939, lần này cũng qua đường mái vừa đủ rộng để đi vào: - “một ngày của những tuyệt diệu của nghìn lẻ một đêm” . Lọt vào trong một cách thận trọng: một phòng nhỏ, trang trí khác lạ mà vào lúc đó biểu thị rõ là một của vua Psusennes I, Montet thấy mình bị vây quanh với những chồng đồ tùy táng. Ở một bên là quan tài bằng bạc có mặt nạ hình ó khắc chữ cho một vị vua cho đến nay vẫn chưa biết rõ là Heqakheperre Shoshenq (II). Mặt ngoài quan tài óng ánh trước ánh lửa của nhà khai quật, phải một lúc mới nhận thấy ở hai bên là hai xác ướp đã bị mủn (từ đó được nhận dạng: những xác cải táng của vua Siamun và Psusennes II).

Trong khi tất cả ba trong những xác này đã bị quậy phá vào thời cổ đại, hai phòng đá granit ở xa - ẩn sau một bức tường trang trí và bảo vệ bởi những tảng đá granit mòn lớn, lưới đi trên những trục lăn bằng đồng thanh - hình như chưa bị đả động đến. Một bên chứa hầm mộ giàu có và chưa bị quậy phá của chủ nhân ngôi mộ, Psusennes I, với bình di hài, tượng shabti và những bình vàng và bạc xếp đống trước Merenptah ở Thung lũng các vua); trong khi phòng ở bên kia, vốn dành cho mẹ của Psusennes, Hoàng hậu Mutnodjmet, bao gồm mộ giàu có của vua Amenemope.

            Và còn nữa. Phía bắc quan tài bạc của Heqakheperre thêm một phòng nữa, trong có quan tài rỗng của vị tướng tên là Ankhefenmut. Rồi, theo sau đó tiếp tục công việc vào ngày 13/02/1946 bởi Alexandre Lézine, ngôi mộ chưa bị quậy phá của một quân nhân khác, Wendjebauendjedet, được phát hiện trong một phòng nằm dọc. Nó không có nhiều đồ trang sức và tùy táng như của Psusennes I.

            Những khám phá cuối cùng ở Tanis đã nâng tổng số các ngôi mộ trong phức hợp mộ hoàng gia lên đến bảy - mặc dù không một phát hiện mới nào có thể so sánh với những mộ giàu có mà Montet thực hiện. Công việc giải thích địa điểm và các thành phần của nó vẫn tiếp tục, nhưng đó là một sự kiện đáng tiếc là, nhờ vào sự gìn giữ nghèo nàn các vật liệu hữu cơ và sự vội vã dọn quang những mộ đầu tiên (xem mục lục) nhiều khía cạnh của nghĩa địa và lịch sử - cũng như những di vật - của nó không chính xác.

(Trái trên) Phần trên quan tài bằng gỗ mạ vàng và khảm của vua Amenemope, người thừa kế của Psusennes I và người chiếm hữu mộ III, phòng 2. (Trái hình tròn dưới) Bát bạc khảm và trang trí vàng, từ mộ Wendjebauendjedet (mộ III, phòng 4). Chữ tượng hình khắc tinh vi trên bát cho biết đó là một món quà của vua Psusennes I tặng vị tướng. (Phải) Tấm che ngực trang sức bằng vàng từ xác ướp của Shoshenq II, khảm đá xanh da trời, fenspat, và pha lê: thần mặt trời Amun – Re – Horakhty, hai bên hai nữ thần sát cánh che chở.

 

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/216-02-633357260653125000/Pharaon-va-nguoi-doi-1914-1945/Mo-hoang-gi...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận