Tài liệu: Kim tự tháp thất lạc của Sekhemkhet

Tài liệu
Kim tự tháp thất lạc của Sekhemkhet

Nội dung

1953

Kim tự tháp thất lạc của Sekhemkhet

1954 Bia đá Kamose

Khám phá/ khai quật 1952 bởi Zakaria Goneim

Địa điểm Saqqara

Thời kỳ, Thời kỳ triều đại sớm, Triều đại thứ 3, vương triều Sekhemkhet, 2611 - 1603 trước CN.

“Kim tự tháp đâu?” các đồng nghiệp chuyên môn của tôi đùa vui hỏi, và tôi không có câu trả lời, chỉ một niềm tin sâu thẳm trong tâm hồn là ở đâu đó dưới bãi cát mênh mông này tôi sẽ tìm thấy cái tôi muốn tìm”.

ZAKARIA GONEIM

MUHAMMAD ZAKARIA GONEIM (1911 - 1959)

“Ông ta luôn luôn mang kính đen như để bảo vệ mắt chống lại cái nắng khắc nghiệt của Ai Cập -  Khi bỏ kính ra, đôi mắt ông lấp lánh sự khôi hài và niềm vui”.

LEONARD COTTRELL.

Sinh ở Gharbiya vùng đồng bằng năm 1911 Bằng Ai Cập học Đại học Cairo, 1934. Phụ tá Selim Hassan, 1937, tham gia vào việc khám phá đồ chạm nổi bờ đắp Unas; thanh tra ở Aswan, Edfu, 1939 - 43; người bảo vệ nghĩa địa ở Theban, 1943; chánh thanh tra thượng Ai Cập, 1946 - 51, dọn quang các ngôi mộ của Kheruet (TT 192) và Montuemhod (TT 34) ; người bảo vệ nghĩa địa Saqqara, 1951; được bổ nhiệm Giám đốc bảo tàng Cairo, 1958, nhưng mất trước khi nhận chức. Tự tử bằng cách trầm mình xuống sông Nile, Cairo, ngày 12/01/1959.

Người ta luôn nghĩ rằng các kim tự tháp, là những vật khó mà mất, ngay cả do bất cẩn. Nơi chỉ một ít cấu trúc hạ tầng (nền móng) của công trình kiến trúc được hoàn tất khái niệm biến mất dễ xác định được.

Người đã tìm ra kim tự tháp thất lạc Sekhemkhet là nhà khai quật tài ba người Ai Cập Zakaria Goneim, người giữ nghĩa địa Saqqara. Phần đầu tiên của công trình kiến trúc được đem ra ánh sáng là một phần của tường rào – “tường trắng” của Goneim - gần giống với tường rào của phức hợp kim tự tháp Djoser. Một trong những tảng đã xây sau này được tìm thấy mang một chữ viết bằng mực đỏ, “Imhotep” (tên của kiến trúc sư của Djoser), cho Goneim biết những gì được cất giữ trong đó. Chính các giá trị được phát hiện vào ngày 29/01/1952, vào cuối đợt công tác đầu tiên: “một loạt những tường độc lập” cái này dựa vào cái kia và nghiêng vào trong khoảng 75 độ, và hướng đi của đá ở góc cạnh thẳng đứng với độ nghiêng của tường”. Khi công trình được phô bày ra, đây không phải là một kim tự tháp bình thường mà là một kim tự tháp có bậc, dật cấp.

(Trái) “Tường trắng” khổng lồ của phức hợp kim tự tháp của Goneim là mẫu đặc trưng “mặt tiền lâu đài” vá vẫn còn được duy trì một chiều cao gần 3m (10ft). (Phải) Góc đông nam của kim tự tháp cho thấy chiều nghiêng về phía trong của “bậc” đầu tiên của cấu trúc, người đàn ông cho thấy tỉ lệ. Sự tương đương với công trình xây dựng của kim tự tháp Djoser là rõ ràng.

(Phải) Bậc thềm tam cấp nghiêng dốc ngày nay, cho phép Goneim đến được phần dưới đất của cấu trúc kim tự tháp chưa hoàn thành của Sekhemkhet. (Trái) Hộp đựng mỹ phẩm bằng phiến vàng tuyệt đẹp ở lối vào kim tự tháp. Nắp trên và dưới của hộp mang hình dáng một vỏ sò hai mảnh.

Việc tìm kiếm lối vào các phòng dưới đất của Sekhemkhet bắt đầu vào tháng 01/1954. Ở công trình Djoser, lối vào ở bên phía Bắc cách quãng kim tự tháp chính, ô dưới đền thờ mộ vua. Dọn quang cát ở phía bên này của kim tự tháp Sekhemkhet, Goneim xác định vị trí một cấu trúc tương tự, nhưng không có dấu vết của lối vào các căn phòng dưới đất. Ông ta di chuyển các người đào bới xa hơn về phía Bắc, nơi trước đây ông đã chú ý đến một trũng cát lớn. Và chính ở đây người ta đã mở được lối vào: “một hầm dài, mở, đục trong đá, vây quanh là những tường đỡ đồ sộ”.

            Mầu nhiệm thay, công trình được xây bịt cửa vào còn nguyên vẹn, mặc dù nửa bên phải rõ ràng được xây dựng lại vào thời cổ đại; khi kim tự tháp được mở ra vào ngày 09/03/1954, tất nhiên đây là biến cố được công chúng quan tâm.

Quách bằng thạch cao tuyết hoa với tấm canxit trượt: mặc dù những vết tích còn lại của vàng hoa tang nằm trên đầu bên trong hình như rỗng.

Nhà khai quật triệt phá một phần bức tường này, nhảy vào một hành lang đầy đá một quảng ngắn ở phía trước. Khi những mảnh vụn này được dọn quang, phát hiện hàng trăm bình lọ chôn cất bằng đá cứng và mềm, sắp xếp thành lớp ở nền lối đi tương tự các chất trầm tích giống hệt như ở kim tự tháp Djoser. Và rồi một điều ngạc nhiên tuyệt vời: ánh của vàng, và hai băng tay kim loại quý, một gậy quyền trượng vàng rỗng, một hộp có nắp đẹp hình vỏ sò hai mảnh, một cặp nhíp bằng electrum và một cái kim, cùng một mớ vàng phân tán, carnelian, hột sứ và các chậu vàng - những gì chứa trong cái hòm gỗ đã bị vụn nát, chưa ai đụng đến kể từ ngày đặt để ở đó. Các phát hiện khác gồm có một nhóm những bình bịt kín bằng bùn có khắc tên của Sekhemkhet, các lọ bằng đồng thanh và các dụng cụ cầm tay bằng đất xám cứng và đồng thanh, và một “nhãn hiệu” bằng ngà voi với một danh sách vải vóc khắc tên “Hai Bà”, người sở hữu kim tự tháp: Djesertyankh.

Cách 31m từ lối vào, ở phía Tây của hành lang, một lối đi vào trong một hành lang thứ hai quẹo về phía bắc, ngược lại và dẫn đến một phòng hình chữ T, nơi rộng cả hai hướng Bắc-Nam chứa 132 kho nhỏ hay phòng kho - theo cách bố trí song song trong kim tự tháp ở Zawiyet el-Aryan và nơi khác, kể cả mộ sau này của các con trai của Ramesses II, KV 5, ở Thung lũng các vua.

Quách bằng thạch cao tuyết hoa

Cuộc khai quật hành lang chính dẫn xuống bên dưới được tiếp tục tiến hành đến tháng 5/1954: Công việc ngày càng khó khăn và lúc đầu chẳng thấy hứa hẹn gì cả - cho đến khi đường viền ngoài của một lối vào đục trong đá hiện ra, hoàn toàn bị lấp đầy đá khô, xây dày khoảng 3m (10ft). Ngày 31/5 /1954 Goneim và reis của ông có thể bò qua lỗ mà họ đã đục.

“Khi chúng tôi đứng dậy và chiếu đèn lên, một quang cảnh tuyệt vời tiếp đón chúng tôi. Ở ngay giữa phòng đẻo gọt thô phác có một quách bằng thạch cao tuyết hoa tuyệt đẹp vàng vàng, nhợt nhạt. Chúng tôi di chuyển về phía đó. Ý nghĩ đầu tiên của tôi là “Nó có còn nguyên vẹn không?”

ZAKARIA GONEIM

Nó vẫn còn nguyên. Nắp là một tấm bằng canxit trượt theo chiều dọc đã được trát vữa gắn khít vào quan tài cho thấy hiển nhiên không có sự quấy phá. Một vòng hoa tang đã bị phân rã ở trên – “thành công dường như đã ở trong tầm tay”.

1954 BIA KAMOSE

“Không có khám phá Ai Cập học nào trong những năm gần đây gây chú ý nhiều cho các nhà học giả...”

ALAN GARDINER

Suốt thời kỳ khai quật ban đầu ở nghĩa địa Theban, hầu tước Carnarvon thứ V tìm thấy trong các đống mảnh gốm vỡ và xác ướp vụn nát ngoài ra, gần lối vào của một ngôi mộ đã bị cướp bóc ở Birâbi, không xa miệng của Thung lũng Deir el-Bahari “một tấm gỗ có chữ viết bị vỡ”. Tấm gỗ này hóa ra để ghi lại những trích đoạn như trêu ngươi từ một văn bản có tầm quan trọng lịch sử kỳ lạ nói đến việc vua Kamose triều đại thứ 17 đánh đuổi khổi Ai Cập những người cầm đầu Hyksos nước ngoài đã chiếm đóng vùng Bắc Ai Cập cả một thế hệ.

Vào năm 1919, nhà ngữ văn học người Anh, Battiscombe Gunn nghĩ rằng văn bản của Carnarvon có thể là một “bản sao của một học trò” lấy từ một bia đá vốn được đựng ở Karnak – và linh cảm này đã được xác nhận qua việc Henri Chevrier khám phá địa điểm này, vào 1932 và 1935: những mảnh vở của một bia đá lớn giống hệt 15 dòng đầu của tấm văn bản của Carnarvon. Với sự khám phá của những miếng nhỏ này, sự thèm muốn của các nhà Ai Cập học bị kích thích: nếu các mảnh khác từ văn bản này xuất hiện thì sẽ làm sáng tỏ hơn về biến cố quan trọng này.

Hy vọng này càng lớn, vào ngày 25/7/1954, học giả người Ai Cập Labib Habachi tìm thấy ở Karnak một bản sao chép còn nguyên vẹn của một mảnh bia đá đầu tiên chưa hoàn toàn tiếp tục câu truyện mà tấm văn bản của Carnarvon ngừng lại. Phát hiện - một trong những khám phá xúc động nhất ở đền thờ Karnak - được thực hiện trong 17 tầng đá không bị quấy phá kể từ khi chúng được dùng vào thời cổ đại, làm nền móng cho một bức tượng của Ramesses II.

Ba trong những tảng đá đó biểu hiện một trong các nghi lễ heb-sed của Amenophis III, trong khi bốn tảng đá khác đến từ một trong cấu trúc Kamak bị vỡ của Amenophis IV - Akhenaten. Ở dưới đống đá đó là bia bằng đá vôi của Kamose, cao 2,2m (7ft), rộng 1,1m (3 1/2ft) và dày 28 cm (11 in) mặt nằm xuống cát. Và, như các học giả hy vọng, nó kể lại một sự kiện lịch sử quan trọng và cho đến lúc đó hoàn toàn không ai biết là sự đánh đổ ách cai trị của người Hyksos”.

Tất cả chứng cớ cho thấy đó là mộ của chính Sekhemkhet, không bị ai quấy phá từ triều đại thứ 3. Nhưng một tháng bồn chồn qua đi trước khi bí mật bất ngờ của quách được tiết lộ cho một nhóm viên chức là nhà Ai Cập học vào ngày 26/6/1954. Một giàn giáo được đựng bên trên tấm ván trượt, và một dây thừng được các công nhân buộc vào để nâng nó lên. Từ từ, chậm chạp, tảng đá khoảng 227 kg bắt đầu được di chuyển từng phân một. Hai giờ sau nó được di chuyển đủ để Coneim có thể nhìn vào: “Tôi quỳ xuống…Quách trống rỗng”. Một sự tuyệt vọng quá lớn.

Suốt quá trình dọn quang lối vào hành lang của Coneim đã xảy ra một tai nạn, một nhân công bị ngạt thở đến chết. Một bức màn u ám rơi xuống công trình. Goneim viết: “tôi bứt rứt kỳ lạ”, khó mà diễn tả được cảm giác này: một sự trộn lẫn giữa sợ hãi, tò mò và bất trắc... Tôi cảm thấy hình như kim tự tháp này có một nhân cách và nhân cách này là vị vua mà kim tự tháp được xây lên cho ông ta nấn ná trong đó”. Nếu thế, có sự hiện diện của một con quỷ. Ba năm sau, vào 1959, ở đỉnh cao của sự nghiệp, Goneim đã tự tử.

Công việc sau này

Tuy nhiên, các người khác tiếp tục công việc lại không gặp hậu quả xấu. Tìm cách giải quyết bí mật của phức hợp kim tự tháp Sekhemkhet, Iean Philippe Lauer tiếp tục công việc Goneim bỏ dở, vào năm 1963. Mục tiêu của Lauer là phát hiện mộ phía nam của Sekhemkhet - một đặc trưng thành công ở kim tự tháp dật cấp đã có lẽ được tìm thấy cũng ở địa điểm kim tự tháp “thất lạc”.

Các khai quật của ông đủ để chứng minh cái mà Goneim đã giả thuyết - là phức hợp Sekhemkhet gần như tăng gấp đôi về kích thước suốt quá trình xây dựng, điều đó có nghĩa là các mộ ở phía Nam - nếu nó hiện hữu như một mẫu nguyên thủy của phức hợp - người ta tìm thấy nó tương đối gần với chính kim tự tháp. Và người ta đã tìm thấy nó - giữa năm 1965 và 1967, ở bên phía Nam, dưới một băng mộ hoàn toàn bị tiêu hủy ở dưới đầu mút phía Tây người ta đục một đường thông vuông, khổng lồ 3m (10ft) dẫn xuống một hành lang chạy từ tây sang đông. Và nó chứa, ở đầu mút tận cùng, một quan tài bằng gỗ đã mục nát, thuộc loại sớm nhất, chứa xương của một cậu bé hai tuổi - có lẽ là một hoàng tử, đã bị cướp ngay sau khi chôn cất. Sekhemkhet đã thoát khỏi sự khám phá - mặc dù, như Lauer đã xem xét, những phần ở dưới đất của phức hợp kim tự tháp này chưa hoàn toàn được dọn quang.

Tuy vậy, công trình kiến trúc của Sekhemkhet là một kim tự tháp lớn nhất trong các kim tự tháp “thất lạc”. Các cấu trúc thất lạc khác tiếp tục được tìm kiếm, và với tốc độ gia tăng - gần mới đây của triều đại thứ 6 các Nữ hoàng Meritites và Ankhesenpepy II (phát hiện ở Saqqara bởi nhà khảo cổ học người Pháp Auaran Labrousse vào 1995 và 1998). Vẫn còn nhiều cái được biết đến trong nhiều năm dưới danh nghĩa khác, và chỉ được thừa nhận mới đây vì sự thật của chúng – như “lăng mộ” của Khuwit ở Saqqara (một khám phá của Zahi Hawass), và của các nữ hoàng ở vị trí phía Nam của kim tự tháp Sesostris III ở Dahshur. Còn nhiều việc nữa, chắc chắn là sẽ được tiếp tục.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/217-02-633359892403750000/Dao-boi-de-tim-cau-tra-loi-Sau-1945/Kim-tu...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận