1947
Kho tàng Tell el-Maskhuta
1950 Kho tàng của Nữ hoàng TAKHUT
Khám phá / khai quật 1947 bởi Người Ai Cập địa phương
Địa điểm Tell el-maskhuta
Thời kỳ, Thời kỳ cuối, triều đại thứ 27, có thể vương triều của Darius II, 424 - 404 trước CN.
“ Vào năm 1947 thị trường nghệ thuật Cairo tràn ngập một nguồn cung cấp vô tận các đồng tiền Hy Lạp gọi là đồng đram, một loại đồng tiền thường tìm thấy Ai Cập và không có giá trị đặc biệt. Nhưng số lượng những đồng tiền này thì rất đặc biệt và có dư luận là một số lớn đã được nấu chảy. Nhiều bằng chứng cho thấy là những đồng tiền này được tìm thấy ở Pithom, phía đông đồng bằng cùng với những chậu, lọ, hình bạc và các đồ trang trí bằng mã não, giờ ở Brooklyn...”
JOHN D. COONEY
Tell, el-Maskhuta là địa điểm đầu tiên được Edouard Naville khai quật vào năm 1883 cho Quỹ thăm dò Ai Cập, phát hiện một loạt nhà kho bằng gạch - mộc và được nhận dạng ngay là những nhà kho do người Hêbrơ xây trong cảnh nô lệ ở Pithom đã ghi trong kinh thánh. Đây là một địa điểm sau này được Charles Trick Currelly khảo sát vào 1905 theo tài khoản nghiên cứu Ai Cập của Petrie, và từ đó công việc được J.S. Holladay, nhà Ai Cập học Mỹ thực hiện.
Mảnh binh có hình dáng đầu người Hy Lạp bằng bạc - được cho là thuộc kho tàng Tell el-Maskhuta, do người địa phương tìm thấy từ một điện thờ dâng tặng nữ thần Alat bị phá hủy.
Việc khám phá một kho dự trữ ấn tượng gồm những bình, lọ chậu bằng bạc và tiền đồng được người đào bới địa phương thực hiện trước hay trong năm 1947. Không có chi tiết chính xác về nội dung việc phát hiện nào được báo cáo (Theo John Cooney thì cả những đồng tiền và đồ bạc này “hình như được tìm thấy trong một nhà kho hay ở dưới đất trong một gian của điện thờ dâng tặng cho nữ thần nước ngoài Alat”), và ngay cả cấu tạo cụ thể của kho dự trữ này cũng không rõ ràng. Nhưng đây quả là một phát hiện đầy ấn tượng. Bộ hiện vật rất lớn: tập hợp hình như có cả một bình dạng đầu người bằng bạc, giờ ở Bảo tàng Anh quốc (GR 1962, 12 - 12, 1), hai bình có quai và vòi bằng bạc, và 17 chén bạc vừa vỡ vừa lành, bốn chén có văn bản đề tặng bằng chữ Aramaic của cuối thế kỷ thứ 5 trước CN (16 - và có lẽ 17 - bình còn nguyên vẹn hay vỡ, hiện giờ ở Bảo tàng Brooklyn, 54.50.33 - 42, 55.183). Nhiều vàng gắn mã não (Brooklyn 54.50.1 - 31) cũng được ghi chú liên quan với mẻ vớ được, mà Cooney, đưa vào các văn bản và những ngụ ý về Ba Tư trong trang trí của các bình, lọ có niên đại không sớm hơn triều đại thứ 27 cuối cùng - đó vào khoảng năm 410 trước CN, sớm hơn một vài thập niên so với niên đại của kho dự trữ tìm thấy ở Tukh el-Qaramus vào năm 1905.
Các giám đốc cuối cùng của sở cổ vật Ai Cập (kể từ 1914) Pierre Lacau: 1914 – 36 Étienne Drioton: 1936 – 52 Mustafa Amer: 1953 – 56 Abbas Bayoumi: 1956 – 57 Moharram Kamal: 1957 – 59 Abd el-Fattah Hilmy: 1959 Mohammed Anwar Shoukry: 1960 – 64 Mohammed Mahdi: 1964 – 66 Gamal Mukhtar: 1967 – 77 Mohammed Abd el-Qader Mohammed: 1977 – 78 Shehata Adam: 1978 – 81 Fuad el-Oraby: 1981 Mohammed Abdel Halim Nur el-Din: 1988 Sayed Tawfik: 1989 – 90 Mohammed Ibrahim Bakr: 1990 – 93 Mohammed Abdel Halim Nur el-Din: 1993 – 96 Ali Hassan: 1996 – 97 Gaballa Ali Gaballa: 1997 – |
1950 - KHO TÀNG CỦA NỮ HOÀNG TAKHUT
Vào tháng 4 năm 1950, một nông dân làm việc gần những tàn tích bên cạnh nơi khai quật khảo cổ học tương lai tại di chỉ Athribis cổ xưa (Tell Atrib) ở Đồng bằng, bất ngờ chạy đường cày vào cạnh một quách bằng thạch anh trắng chôn ở đấy.
Cấp thẩm quyền về cổ vật đã nhanh chóng tiến hành cuộc khảo sát từ sự hiện diện của một cột trụ văn bản chữ tượng hình đóng trong một khuôn triện mà người sở hữu là một nữ hoàng của thời đại cuối tên là Takhut. Đó là một phát hiện quan trọng; Nhưng điều làm cho ngôi mộ trở nên đặc biệt là nó không bị quấy phá từ thời xa xưa.
Khi nắp quách được nhấc ra, rõ ràng là thời gian (2.500 năm trước) đã đem lại những thiệt hại. Quan tài bằng gỗ chứa trong đó đã bị mục nát hoàn toàn, và xác ướp trong trạng thái tương tự. Một cuộc tìm kiếm trong đống vụn nát cho thấy đồ trang sức chôn cất của Nữ hoàng với nhiều thứ kim loại và đá (giờ ở Cairo, JE 88963 - 89045). Mẻ vớ được gồm cá một mặt nạ nhỏ bằng vàng để khâu vào miếng vải liệm; một vương miện chim ba có cánh; một trái tim hình bọ hung bằng ngọc thạch, một đồ trang sức hình bọ hung của Psammetichus I; một đồ trang sức bằng khoáng chanxedon khảm với một hình tượng của thần Bes; bùa Hathor và hoa huệ; một hình tượng của Bes; nhiều thạch anh tím, một khắc tên của Shepenwepet; ghế đẩu để ngón tay và ngón chân; và một đôi san-đan nhỏ bé. Nhiều cuộc khảo sát sau này ở địa điểm, do Shehata Adam và Rashid Nueir làm tiếp vào tháng 02/1951. Các cuộc khai quật cho thấy cấu trúc gạch - mộc của mộ Takhut, cùng các mảnh vỡ của các tượng Shabti của bà ta, trong khi ở phía Nam ngôi mộ người ta tìm thấy hai táng đá lớn khắc tên chồng của Nữ hoàng là Psammetichus II của Triều đại thứ 26.