Tài liệu: Dự án đền thờ Akhenaten: Xây dựng lại bằng vi tính

Tài liệu
Dự án đền thờ Akhenaten: Xây dựng lại bằng vi tính

Nội dung

1965

Dự án đền thờ Akhenaten: Xây dựng lại bằng vi tính

1967 Amenophis III vè Sebek: một tượng từ Damansha

Thập niên 1960 Một kho đồ đồng của vương quốc giữa từ Faiyum

Khám phá / khai quật kể tử thế kỷ 19; phân tích từ năm 1965 bởi Ray Winfield Smith và Donald B. Redford

Địa điểm Thebes (Karnak)

Thời kỳ Vương quốc mới, Triều đại thứ 18, thời kỳ Amarna, 1353 – 1333 trước CN

“Qua việc chụp ảnh những mặt chạm nổi của những tảng đá này, và với sự trợ giúp của máy vi tính, chúng tôi tập hợp hàng ngàn viên đá và nhìn thấy những công trình nghệ thuật tuyệt vời hình thành lại sau hàng ngàn năm…”

RAY WINFIELD SMITH

DONALD B. REDFORD (1934 - )

Sinh ngày 02/09/1934. BA/MA/PH. D Nghiên cứu cận đông, Đại học Toronto Giảng viên ở Đại học Brown 1956 - 61; trợ giảng phó giáo sư, Đại học Toronto, 1962 – 98; từ 1998, giáo sư, Đại học bang Pennsylvania. Giám đốc, các khai quật của Đại học Toronto và Đại học bang New York, Binghampton, ở đền thờ Osiris, Karnak, 1970 - 72; giám đốc, dự án đền thờ Akhenaten của Đại học Pennsylvania, 1972 - 76; giám đốc, khai quật ở đông Kamak 1975 - 91; giám đốc khai quật ở Mendes từ 1991; văn bia học, khảo sát mộ ở Theban, từ 1992.

Xây dựng lại đối với ngành khảo cổ học thường được xem như một trò chơi ghép hình, mặc dù phép ấn dụ được sử dụng như khi áp dụng tại dự án đền thờ Akhenaten (A.T.P). Sản phẩm trí óc của cô Ray Winfield Smith, giám đốc của nó từ 1965 đến 1972, với sự trợ giúp của kỹ thuật vi tính mới phát triển, ATP có thể tập hợp lại trên giấy một loạt các chạm nổi quan trọng ở đền thờ khắc từ sa thạch Silsila và có niên đại từ thời kỳ sớm (trước - năm thứ 5) của vương triều Amenophis IV - Akhenaten. 34,752 bức chạm nổi hoàn toàn tách rời sau chỉ hai thập niên đước thời Horemheb thuộc giai đoạn đầu của triều đại thứ 19, và có lẽ trước đó nữa.

Cắt rời các ảnh của những tảng đá trước khi xếp lại cho phù hợp với sự trợ giúp của một máy tính. Kích thước chất màu, hình ảnh văn ghi chú tất cả đều được ghi chép cẩn thận và những đặc điểm phân tán nhanh chóng được thiết lập lại.

Các mảnh rải rác của phức hợp đền thờ Atenist đã san bằng bình địa, đầu tiên được lấy dùng lại như một mớ xà bần để lấp đầy ở Kurnak suốt thế kỷ 19. Các Talatat (như tên gọi đặc trưng của những táng đá nhỏ - rộng độ ba bàn tay, đơn vị lấy từ kiến trúc Hồi giáo) sau này được phát hiện liên tục: ở Karnak (đa số sử dụng lại, có phần bị xấu đi và sắp xếp thành đống làm đế trong các cột tháp thứ 2, thứ 9 và làm móng của phòng có cột đỡ trần); ở đền thờ Luxor (trong các cột tháp của Ramesses II); và Medamud ở phía Bắc. Trên khối lượng lớn của sưu tập những mảnh như trêu người này, Smith và rồi đến Donald Redford đã bỏ công để cố sắp đặt lại trật tự cốt tìm được một vài ý nghĩa nào đó.

Những tia sáng của dĩa mặt trời, hay Aten, thể hiện “sự sống” trước mũi của Nefertiti: chạm nổi trên một tảng talatat sa thạch.

Máy vi tính

“Không một ai trong chúng tôi quên được sự xúc động khi kết thúc sự kết hợp đầu tiên hai tảng đá Đền thờ Aten... Asmahan Shoucti hét lên sung sướng. Bà ta đã xem ảnh in của hai tảng đá thích hợp để hình thành một cảnh cho thấy những tia mặt trời và một chứ tượng hình. Thuận lợi nhất, bản văn khắc nói, “Thần rất mừng”…”.

Mặc dù ATP không phải là người đầu tiên biểu thị sự chú tâm đến việc tập hợp các talatat - các nhà Ai Cập học người Pháp Maurice Pillet và Henri Chevrier, các viên chức của Sở cổ vật làm việc ở Karnak suốt những năm 1920 và 1930, cùng nuôi dưỡng một giấc mơ tương tự - nó đã kết thúc thành công đầu tiên. Đó là nhờ vào sự áp dụng kỹ thuật vi tính mới, cung cấp bởi IBM. Mặt khắc (và thường đa sắc) của mỗi tảng đá được chụp ảnh trắng đen và màu theo một tỉ lệ không biến đổi, và những đặc điểm của mỗi cảnh hiện ra với sự giúp đỡ của computer và phân tích, cuối cùng chuyển qua giấy - dựng lại nhiều cảnh bị phá hủy từ lâu từ cấu trúc Karnak của Akhenaten. Kể cả những chạm nổi từ đền thờ “trường tồn trong công trình kiến trúc của Aten cho đời đời” (kể đến như .Rud-menu), được dựng lại từ talatat tìm thấy ở cột tháp thứ 9 và ở đền thờ Luxor; và khu nhà lớn của Benben”, một cấu trúc ở trong phức hợp đền thờ Gem-pa-aten, một trong các công trình xây dựng đầu tiên ở Karnak của Amenophis IV. Một cấu trúc thứ ba được “đề cao là công trình kiến trúc của Aten cho vĩnh viễn” (Teni-menu) được biết đến từ một loạt khác của các tảng đá cột tháp thứ 9. Hình dạng thể chất cụ thể và chức năng nghi lễ của những công trình này vẫn còn chưa xác định.

Các khai quật

Sự kiện chỉ một phần tương đối nhỏ talatat ở Karnak được dựng lại (kể từ đó người Pháp đã thực hiện tiếp công việc này) đã gợi cho Redford và đội của ông thực hiện những khai quật mới ở địa điểm đông Karnak từ 1975 với nhiều thành công:

“Chúng tôi có thể nhận dạng được đường ranh của tường phía nam đền thờ và chúng tôi biết nhiều về việc tạo dựng tường này. Nó được đặt dưới dạng một cột trụ chạy quanh sân đầu tiên của đền thờ. Nó ngăn cách với bên ngoài bởi một tường bằng gạch mộc temenos. Cột trụ được dàn hàng bên trong với những tượng khổng lồ.

Chúng tôi có thể tìm thấy góc tây-nam, tìm ra dấu vết của tường phía tây đền thờ và tìm thấy lối vào của nó - làm chúng tôi ngạc nhiên và rồi tiếp tục dọc theo nó cho đến khi chúng tôi tìm thấy góc tây bắc của địa điểm và tường bắc. Giờ, chúng tôi đã có ranh giới của ba bức tường…

Chúng tôi cũng có thể tìm lại được dọc theo đường ranh của bức tường - và đây là một ngạc nhiên đối với chúng tôi và chúng tôi rất hài lòng - hàng trăm những mảnh talatat chạm nổi. Trong nhiều trường hợp những mảnh vỡ này, mặc dù chúng rất nhỏ cũng đủ để chỉ cho chúng tôi manh mối như về tính chất đề tìm của những cảnh đặc biệt ở những điểm đặc biệt đọc theo những bức tường của đền thờ”.

DONALD B. REDFORD

(Trái) Tái hiện lại độ cao của trụ cột nam đền thơ Gem-pa-aten. Với tượng khổng lồ của Chevrier. (Phải) Những dãy tảng sa thạch xếp gắn nhau từ những mảnh rời của đền thờ Karnak của Akhenaten được sử dụng lại để làm đầy cho cấu trúc của cột tháp thứ 9.

1967 - AMENOPHIS III và SEBEK: MỘT BỨC TƯỢNG TỪ DAMANSHA

Trước khi việc khám phá nơi cất giữ Luxor vào năm 1989, một trong những tượng tinh xảo nhất về Amenophis III (mặc dù bị Ramesses II chiếm đoạt) là bức tượng cặp đôi vua được thần Sebek nuôi dưỡng, bằng thạch cao tuyết hoa, nặng 7 tấn. Bức tượng được Hassan Bakry tìm thấy ở di chỉ đền thờ của vị thần trước đây không biết, đến từ Damansha, gần Luxor (Sumenu xưa), vào ngày 27/7/1967, khi đào con kênh Sawahel Armant. Bức tượng được đặt ở đáy một đường thông dọc đầy nước mà người ta tin rằng đó là một bể chứa nước cho việc giữ gìn và nuôi dưỡng, sự biểu thị mang thuộc tính đất đai của thần cá sấu Sebek.

Một bức tượng khác cũng tinh xảo - bằng đá granit sẫm màu trên có khắc hai con cá sấu do Nebnufer, một viên chức giữ kho của Amenophis II đề tặng - được tìm thấy ở một chỗ khác cũng trong phức hợp dưới đất này, như nhà khai quật mô tả:

“Công trình của Nebnufer được tìm thấy đứng trên một tấm sa thạch phẳng rộng hình chữ nhật với một cặp bánh xe bằng đồng ở mỗi bên của mặt thấp. Miếng sa thạch này được đặt trên một miếng sa thạch phẳng rộng khác với hai đường rãnh ở mặt trên, bọc một lớp chì và đồng”

“Với những chiếc bánh xe bằng đồng chạy trên đường rãnh”, Bakry tiếp tục, “miếng sa thạch bên trên có thể di chuyển một phần để mở bể nước - cho thức ăn rơi xuống, lọt vào hàm của các con quái vật thiêng ở dưới.

THẬP NIÊN 1960 - MỘT KHO CẤT GIỮ ĐỒ ĐỒNG THIẾC VƯƠNG QUỐC GIỮA Ở FAIYUM

Các trường hợp cụ thể bao quanh khám phá này, (nhóm đồ đồng thiếc quan trọng nhất thời vương quốc giữa được đem ra ánh sáng) không rõ ràng; nhưng địa điểm thì nổi tiếng với phức hợp kim tự tháp của Ammenemes III ở Hawara tại Faiyum và thời điểm khám phá hầu như mới đây từ giữa - đến cuối thập niên 1960. Tập hợp gồm ít nhất mười món (xem mục lục), có thể định niên hiệu, trên nền văn phong và dòng chữ viết, với triều đại của chính vị vua này. Ba tượng trong nhóm thể hiện chính Ammenemes III (hình bên dưới, tỉ lệ 3/4 người thật), với hai mảnh tượng của nữ hoàng, bốn tượng nhỏ của các viên chức cao cấp hai người có tên, và một người (Ortiz cát.34) với lời cầu “ngài Sebek cá sấu” – cũng như một tiểu tượng về một con cá sấu.

Chất lượng của những điêu khắc này đạt trình độ khác thường, cả về mặt nghệ thuật lẫn kỹ thuật, các chân dung cá nhân đặc biệt phô bày nét cá biệt trong diễn đạt hiếm có tác phẩm cùng thời nào sánh bằng. Khác với bộ phận - khuôn và bộ phận - phiến cấu tạo nên những tượng ở Hierakonpolis của Pepy I, nhóm của Faiyum được sản xuất hoàn toàn bằng khuôn đúc, sử dụng phương pháp “sáp chảy”, trong khi một trong nhóm trong (Ortiz số37) thế hiện sự tồn tại sớm nhất của hợp kim đồng - vàng (tương tự Shakudo của Nhật Bản).

Trong trạng thái nguyên thủy, đôi mắt giống thật và hào phóng tương phản giữa vàng và electrum khảm và đắp nối lên, sự kết hợp khiến mọi người nín thở; ngày nay, mặc dù bị ăn mòn và bị lột các kim loại quý trang trí trước khi chôn cất (có lẽ suốt thời Hyksos), sự biểu hiện tuyệt vời của các tượng điêu khắc không hề suy giảm.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/217-02-633359893157343750/Dao-boi-de-tim-cau-tra-loi-Sau-1945/Du-an-...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận