Tài liệu: Kim tự tháp chưa hoàn thành: Nhưng bí mật về Raneferef

Tài liệu
Kim tự tháp chưa hoàn thành: Nhưng bí mật về Raneferef

Nội dung

1974

Kim tự tháp chưa hoàn thành: Nhưng bí mật về Raneferef

1978 Những vần thơ của Cornelius Gallus

Khám phá / khai quật 1974 bởi Miroslav Verner

Địa điểm Abusir (phức hợp kim tự tháp Raneferet)

Thời kỳ Vương quốc cổ, triều đại thứ 5, vương triều Raneferet, 2419 – 2416 trước CN

“Các khai quật của đoàn Cộng hòa Czech…cho thấy sự phong phú về vật liệu quan trọng. Ngôi mộ to lớn thuộc triều đại thứ V của tể tướng Stahshepses cho biết tin tức mới về sự nghiệp gây ấn tượng của người làm tóc hoàng gia này…trong khi việc khai quật một phức hợp kim tự tháp đến nay chưa biết đến của nữ hoàng Khentkaus đã thêm vào một kích thước mới [cho lịch sử của thời kỳ. Nhưng] khám phá quan trọng nhất của đoàn thám hiểm là việc nhận dạng một kim tự tháp chưa hoàn thành là nơi chôn cất của Raneferef…”

MIROSLAV VERNER

MIROLAV VERNER: Sinh năm 1941. Nghiên cứu Ai Cập học và khảo cổ học tiền sử ở Đại học Charles, Prague, 1960 – 65; Ph. D 1969, 1991. Phó giáo sư. Đại học Charles, 1991; giáo sư, 1993. Giám đốc thực địa, viện Ai Cập học Cộng hòa Czech khai quật ở Abusir và Nam Abusir, 1976; viện trưởng, học viện của viện Cộng hòa Czech, 1978.

Một tập hợp kim tự tháp thuộc vua chúa của triều đại thứ V được sắp xếp trên một đường chéo dọc theo những vách đá sa mạc ở Abusir, bắc Qaqqara. Ở một đầu mút của đường chéo này, đến phía tây nam phức hợp nghĩa địa của vua Neferirkare, sự hiện hữu của một kim tự tháp chưa hoàn thành đã được biết từ lâu, mặc dù lý lịch của người sở hữu này vẫn chưa biết chính xác. Một tia hy vọng rọi lên vấn đề nhờ sự tham chiếu nhanh trên giấy cói Abusir – mảnh 45C – về một phức hợp nghĩa địa bổ sung vào khoảng cách đáng chú ý của mộ Nefeirkare. Phức hợp này được xác định là của Raneferef, một vị vua kế nhiệm mờ mịt của triều đại thứ V, khá giống với con trai của Neferirkare.

(Trái) Cánh đồng kim tự tháp Abusir, các công trình kiến trúc mộ chính cho thấy (từ trái sang phải) là của Raneferef, Neferirkare, Niuserre, Ptahshepses, Sahure và Shepseskare (?), và các đền thờ mặt trời của Userkaf và Niuserre. (Phải) “Mô đất” – giống loại lăng lớp đầu tiên của kim tự tháp chưa hoàn thành của Raneferet ở Abusir, trước cuộc khai quật ảnh chụp nhìn từ kim tự tháp Neferirkare xuống.

NHỮNG VẦN THƠ CỦA CORNELIUS GALLUS

Giấy cói Hy Lạp-La Mã, như chúng ta đã thấy, không là những di vật bất thường trong cát khô của sa mạc Ai Cập. Từ đây, ta có thể nói rằng một vài văn bản có tầm quan trọng lịch sử hiện tại, và chỉ một phần nhỏ nhất mà ngày nay có liên quan trực tiếp với những ghi chép của nhân vật. Một giấy cói, được biết từ xưa, là một tài liệu ở Leiden (G6) mang cái được giả thuyết là chữ ký của Ptô-lê-mê IX (107 - 88 trước CN) - một trong những chữ ký sớm nhất trên thế giới; một giấy cói khác là bức thư ở trong tay của hoàng đế La Mã Severus Alexander (222 – 235 sau CN), từ kho lưu trữ Oxyrhynchus.

Một phát hiện mới đây nằm trong một mạch tương tự đến từ di chỉ thành lũy Nubia của Qasr Ibrim (Primis xưa;) giờ được hội Thám hiểm Ai Cập khai quật - phần của một cuộn giấy cói mang những vần thơ của một quận trưởng người La Mã ở Ai Cập, Cornelius Gallus, người yêu của nô lệ Lycoris và bạn có văn hóa của Strabo. Mặc dù được Angustus kính trọng, nhưng Gallus “vội quên đi những đặc ân mà ông đã được hưởng, và cướp bóc tỉnh thành, rồi chống lại vị ân nhân. và ông ta đã bị đi đày. Sự ô nhục này đã tác động đến lương tri của ông, và ông đã tự sát.

Tại sao các vần thơ La Mã quan trọng này xuất hiện ở Qasr Ibrim? Những người công bố văn bản “loại bỏ sự đầu cơ” trong khi ở Ai Cập, Gallus gởi một bản tác phẩm của mình cho hoàng tử khách hàng mà ông thiết lập”, ở đấy sau năm 20 trước CN. Nhưng tôi lấy làm lạ …

Mảnh ngói bằng sứ chất lượng đặc biệt, từ đền thờ mộ của kim tự tháp, với tàn tích của hai hình tượng thần được đắp nổi cao bằng lá vàng phủ lên trên.

Các cuộc khai quật được thực hiện trước tiên ở địa điểm vào khúc quanh của thế kỷ thứ 19 do nhà Ai Cập học người Đức Ludwig Borchardt, nhưng không mấy kết quả. Tuy nhiên, trang bị bằng thông tin tử các văn bản Abusir, các nhà Ai Cập học Đại học Charles, Prague, dưới sự chỉ huy của Miroslav Verner quyết định khảo sát lại. Khảo sát địa lý của Verner về địa điểm phát hiện sự hiện hữu của một đền thờ mộ lớn bằng gạch bùn, nguyên thủy có sảnh rộng, cột gỗ, ở phía đông của chân kim tự tháp; và, ở phía bên kia, nơi Borchardt ngưng việc đào bới, một tảng đá vôi với dấu vết một khuôn triện của Raneferef xác định gốc gác đã bị nghi ngờ.

Phức hợp lộ ra

Các nhà khai quật tin rằng Raneferef chết lúc còn trẻ, khoảng 20 tuổi, và trước đó đã tự xây cho mình kim tự tháp đạt một độ cao nhất định. Sau cái chết của ông, các đỉnh tường được san bằng bởi một người kế nhiệm và xây viền quanh bằng đá vôi trắng (đa số đã được bóc đi vào thời vương quốc mới) để biến cấu trúc thành một lăng loại mộ nóc bằng và nền đất vuông; không nghi ngờ gì, điều này dẫn đến sự đặt tên không chính thức vào thời đó – “mô đất”.

Hấp dẫn với thông tin mới này, đó là những phát hiện từ địa điểm đã gây chấn động lớn. Những phát hiện này gồm một dãy tượng điêu khắc tinh vi, kể cả những mảnh nhỏ, những bức điêu khắc của nhà vua (gồm sáu bức chân dung) bằng đá vôi hồng, diorit, bazan, quaczit và gỗ, tất cả đều thuộc sảnh đường có cột của đền thờ mộ; các tượng tù binh bằng gỗ cũng từ khu vực này; hai thuyền gỗ thờ tự và một số lượng lớn các dấu niêm phong, các miếng dính sứ mạ vàng trên các hộp (?), các dụng cụ, và bình lọ chế tác bằng một loại đá cứng.

Tuy vậy, quan trọng nhất là giấy cói - một kho cất giữ Abusir thứ hai hứa hẹn cho biết nhiều về công việc của nước Ai Cập lúc bấy giờ. Những tài liệu này (vẫn đang được nghiên cứu) gồm có nhiều đoạn lớn và trên 2.000 mảnh nhỏ hơn, cùng nhiều sắc lệnh hoàng gia duy nhất. Chúng được tìm thấy ở phía tây bắc đền thờ, nơi chúng được cuốn lại và buộc bằng dây da rồi đặt trong hòm gỗ, chúng bị vỡ đổ ra tung tóe từ thời cổ đại.

Các khai quật của đoàn Cộng hòa Czech cho thấy thể thức an táng của Raneferef bắt đầu suy sụp vào thời vương triều của Djedkare, và vào thời Pepy II, đã thôi thực hành lễ kỷ niệm vị vua này. Tình trạng hỗn loạn của thời kỳ trung gian thứ I đã cho thấy có việc trộm cắp ở phức hợp mộ - một luồng gió thổi từ đó, hình như thế, mặc dù sự phục hồi ngắn ngủi của việc thờ cúng hoàng gia diễn ra vào buổi đầu của vương quốc giữa, kể cả việc kiến tạo ngôi mộ khác ở Abusir có thể được khôi phục hoàn toàn.

(Bên trên) Nhà nghiên cứu giấy cói người Pháp, Paule Posener Kriéger và thanh tra cổ vật Usama el-Hamzawi với tượng nhỏ vừa mới khám phá được ở kim tự tháp của chủ nhân. Được khắc bằng đá vôi, tác phẩm vẫn giữ những dấu vết của màu sắc nguyên thủy. (dươi) Trong các phát hiện quan trọng nhân từ công trình của Verner là vô số đặc tài liệu giấy cói. Đây là một đoạn tang một cuộn từ kho lưu trữ của đền thờ - mộ Raneferef.

Tiến độ khai quật của đoàn Cộng hòa Czech, kim tự tháp Neferirkare ở phía hậu cảnh.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/217-02-633359893357343750/Dao-boi-de-tim-cau-tra-loi-Sau-1945/Kim-tu...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận