1975
Các ngôi mộ vương quốc mới ở Saqqara
1978 Một kho tàng của Ramesseb XI ● 1982 Bộ mặt Ai Cập xưa nhất
1984 Tượng khổng lồ của Meryetamun
Khám phá / khai quật kể từ 1975 bởi Geoffrey T. Martin
Địa điểm Saqqara
Thời kỳ Vương quốc mới, Triều đại thứ 18 - 19, 1550 - 1196 trước CN
“Du khách đến địa điểm trước 1975 sẽ thấy một Phong cảnh lộn xộn những lăng, mộ đủ loại... Du khách có óc quan sát sẽ chú ý đến những chỗ trũng gồ ghề hình chữ nhật trên cát: những đường viền ngoài của sân mộ chôn cất”.
GEOFFREY MARTIN
Geoffrey Thorndike Martin (1934 - ): Sinh ngày 28/5/1934. Học Đại học College London (B.A. 1963); Corpus Christi College, Cambridge và Christ’s College Cambridge (MA. 1966; Ph. D 1959; Tiến sĩ văn chương 1994). Lady Wallis Budge Research Fellow, Christ’s College, Cambridge 1966 - 70; Giảng viên về Ai Cập học, UCL, 1970 - 78; Phó giáo sư, 1978 - 87; Giáo sư, 1987 -1988. Khai quật ở Buhen, Sudan, 1963; Saqqara, kể từ 1964; Thung lũng các vua (với Nicholas Reeves), kể từ 1998; nghiên cứu văn khắc/ khai quật sông ngòi chỉ có nước vào mùa mưa của hoàng gia el-Amarna, 1969, 1980.
Thanh dọc khung cửa ở lối vào nhà thờ mộ của Horemheb.
Một trong những nguồn cổ vật phong phú nhất cho những nhà thám hiểm ở lúc đầu là nghĩa địa vương quốc mới ở Saqqara. Mặc dù, ở địa điểm này người ta phát hiện nhiều món; chúng liên tiếp được người ta tìm đường đưa đến một số các bảo tàng, nay vẫn không xác định được. Geoffrey T. Martin quyết định nghiên cứu vấn đề ngay đến nơi đến chốn. Cái mà ông quan tâm tìm kiếm là ngôi mộ của Maya - người thủ quỹ của Tutankhamun, và một viên chức cao cấp trong bộ máy quản lý của nghĩa địa hoàng gia Theban. Với bản đồ của Lepsiul trong tay (ông ta là người cuối cùng khảo sát khu vực), cái mà Martin tìm thấy là ngôi mộ thất lạc của Horemheb - nó bỗng trở thành một phần thưởng lớn - thế là ngôi mộ Maya, đành phải gác lại đến vài mùa sau.
Các thư lại ghi chép các của cướp được từ những trận chiến của Horemheb.
Sân thứ hai của thượng tầng mộ, như được Martin và đội EES/ Leiden dựng lại.
Các người Nubia bị bắt giữ, các đặc điểm cá nhân đã được thể hiện dưới nhát dục của nghệ nhân.
Horemheb
“Sau khi khai trương, rõ ràng là chúng tôi khá may mắn xuống ngay đỉnh của một trong những mộ quan trọng nhất của vương quốc mới ở nghĩa địa Memphite, mộ của Horemheb, vị chỉ huy của Tutankhamun”.
GEOFFREY MARTIN
Ngôi mộ của Horemheb ở Memphite, chuẩn bị trước khi vị đại tướng và nhiếp chính của Tutankhamun tự phong mình làm vua, sau khi vua Ay mất, được khai quật suốt nhiều đợt giữa năm 1975 và 1978. Công việc do hội Thám hiểm Ai Cập thực hiện với sự hợp tác của Bảo tàng Rijksmuseum van Oudheden, Leiden thực hiện. Sự tuyệt vời nguyên thủy của cấu trúc dài 50m (165ft) và có một cửa tháp xưa kia cao 7m (23ft) xây dựng bằng đá, gạch mộc - trở nên rõ ràng khi đường viền của những bức tường còn sót lại vươn lên cát cho thấy những cảnh chạm nổi tuyệt đẹp.
(Trái) Horemheb chiến thắng được vua Tutankhamun trẻ ban thưởng, vọng cổ vàng có giá trị được các sĩ quan sắp xếp lại. (Phải) Các thủ lĩnh người châu Á và Libya quỳ lạy trước Tutankhamun đầy quyền uy, trong khi một thông ngôn người Ai Cập lựa lời để nói những từ nhún nhường.
1978 MỘT KHO TÀNG CỦA RAMESSES XI
“Một buổi chiều, khi mọi người sắp xếp hành lý và về nhà, bỗng nhiên tôi lưu ý đến một tảng đá trơn [ở miệng đường hầm trong ngôi mộ KV 4 ở Thung lũng các vua. Chuyển dịch nó dễ dàng, và dưới đó tôi ngạc nhiên nhìn thấy một thượng toàn thân của Ramesses XI; ở dưới chân ông là một đống vàng bạc óng ánh trước ánh sáng mặt trời lần đầu tiên trong ba thiên niên kỷ”.
JOHN ROMER
Việc dọn quang mộ Ramesses XI (KV 4) của John Romer giữa 1978 và 1980 đã phát hiện nhiều mảnh có liên quan đến việc dùng lại vào cuối thời vương quốc mới như một xưởng dùng làm chỗ cởi bỏ trang phục tử thi thuộc hoàng gia do ủy ban giải tỏa nghĩa địa của chính phủ đám trách. Trong số người chết được “đối xử” như thế ở KV 4, hình như là Hatshepsut - Romer là có thể bảo lưu được nhiều mảnh quan tài gỗ của bà, nhặt được từ những mảnh vụn ở đường thông sâu của ngôi mộ; lúc đó các mảnh từ mộ Tuthmosis III con trai riêng của bà, cũng được tìm thấy.
Ramesses XI không bao giờ sử dụng KV 4 - sự bất trắc về chính trị tất nhiên khiến ông ta tìm một nơi chôn cất ở phía Bắc, trong một ngôi mộ vừa được phát hiện – và công việc của Romer đã đem lại một vài phát hiện từ vương triều. Tuy vậy, trong các phát hiện này có ba trong bốn nơi ký gởi được bố trí ở miệng đường thông phòng mộ và trong đó, tập họp những bản và tượng hình này là một tượng nhà vua đứng trước nữ thần Maat bằng sáp ong. Một mẫu điêu khắc hiếm có và đẹp - theo tôi thì đây vốn là mẫu dùng để đúc khuôn bằng kim loại - giờ bức tượng được trưng bày ở Bảo tàng Luxor.
(Bên trên, phải và trên cùng) Một vài hình chạm nổi khắc thật đẹp từ mộ - nhà thơ của Maya, thủ quỹ của Tutankhamun - một số vẫn còn giữ những tàn dư của màu sắc nguyên thủy. (ở giữa) Bông tai bằng vàng từ khai quật Horemheb - được xác tín rằng nó thuộc về công chúa Bintanat.
Mặc dù chỉ một vài bức chạm nổi này được để nguyên tại chỗ, trang trí của mộ có thể phần nào hoàn tất nhờ những tảng đá mà suốt thế kỷ thứ 19, được di chuyển đến Leiden và London cùng với một bia đá lớn và một loạt tượng của chủ nhân và vợ ông ta. Các tảng đá khác được dùng lại trong cấu trúc của tu viện người Cốp Apa Jeremias gần đó.
Những mảng chạm nổi của ngôi mộ cho chúng ta biết nhiều về tình hình lịch sử ở Ai Cập vào cuối Triều đại thứ 18, đặc biệt trong lãnh vực chuyên nghiệp của Horemheb - lãnh vực quân sự - với những chứng cớ về trận chiến, cướp bóc và việc cầm tù suốt vương triều của người bảo trợ, chàng trai Tutankhamun. Nhưng riêng về Horemheb, con người và cuộc sống riêng tư của ông, lại phát hiện được rất ít.
Bốn đường hầm của vương quốc cổ đã bị chiếm đoạt và sửa mới cho thích hợp với nghiêng thành phần ở dưới đất của ngôi mộ. Các nhà khai quật tin rằng đường hầm chính được dùng để chôn cất người vợ đầu tiên vô danh của Horemheb và người vợ thứ hai mà ai cũng biết đến, Mutnodjmet. Chứng tỏ là Horemheb được chôn ở ngôi mộ do chính ông chuẩn bị sau này ở Thung lũng các vua - KV 57, được Theodore Davis phát hiện năm 1908.
Khai quật một đường hầm phụ ở vị trí sân ngoài cho thấy nhiều món của đồ tùy táng của Ramesses, đặc biệt một đôi bông tai với mặt mề đay ở trung tâm cho thấy một con nhân sư đi - có lẽ liên quan với mộ của Bintanat, con gái của Ramesses II, dường như được chôn ở đáy trong thời vương triều của người anh trai, Merenptah.
Các phát hiện nhỏ khác đáng lưu ý gồm có những mảnh sành Mycen, những đống tùy táng bị vỡ của Triều đại thứ 18, và một phiếu chỉ dẫn bình rượu cổ năm thứ 13 Horemheb. Đây là năm cực thịnh của vương triều được gán cho vị vua này, và đối với Martin và các đồng nghiệp, nó phản ánh niên đại chôn cất của Mutnodjmet.
Các ngôi mộ khác và Maya
“Trời ơi, đó là mộ Maya!”
JACOBUS VAN DIJK
Tiếp theo việc khám phá mộ của Horemheb, sự mở rộng phạm vi khai quật của EES - Leiden sau này đã dẫn tới việc phát hiện nhiều mộ. Đầu tiên là mộ của công chúa thời Ramesses, Tia - được xác định vị trí vào năm 1975 và dọn quang năm 1982; hai mộ khác - xây dựng vào thời vương triều Ramesses II dành cho một người đốc công tên là Paser và cho Raia, người đứng đầu nhóm ca công tại đền thờ Ptah ở Memphite - được tìm thấy năm 1981. Nhưng phải đến 1986, 11 năm sau cuộc tìm kiếm đầu tiên bắt đầu, nơi khai thác nguyên thủy của Geoffrey Martin - Maya - cuối cùng đã hiện ra.
“Vào đầu tháng 02 năm 1986, khi khai quật một trong các đường thông trong sân của một sĩ quan quân đội. Ramose...chúng tôi nghĩ là chúng tôi có thể đào sâu những phần dưới đất của một ngôi mộ kề bên ở phía bắc qua một đường hầm của bọn trộm cắp... Chúng tôi không vội vàng, không trông chờ tìm thấy một thứ gì ấn tượng, và liên quan ở giai đoạn này bởi việc vận hành nhàm chán các thao tác quen thuộc là kéo dây cáp cho máy phát điện... một giây hay hai qua đi, đồng nghiệp người Hà Lan và tôi giữ bóng đèn trên đầu chúng tôi và nhìn xuống phía bên kia cầu thang, chúng tôi hoàn toàn chưa chuẩn bị cho quang cảnh mà chúng tôi nhìn thấy: một phòng, đầy bức chạm nổi, sơn tuyền một màu vàng của vàng!”.
Khi sân ở bên trên được dọn quang, nhiều bức chạm nổi của Maya được phát hiện, cái đẹp nhất vẫn còn giữ những tàn dư của sơn nguyên thủy. Trong những phòng sơn phết lạ kỳ, đồ tùy táng nguyên thủy đã bị cướp vào thời cổ đại và ở trong điều kiện ẩm ướt, chỉ một vài miếng nhỏ (có cái đạt chất lượng tuyệt hảo) được các nhà khai quật tìm thấy. Trong các đồ vật khác, cái mà những miếng nhỏ này cho chúng ta biết là Maya mất vào vương triều của Horemheb, và ông ta cùng chia mộ của mình với vợ là Meryet - người đàn bà quý phái được mô tả trong những bức chạm nổi của ngôi mộ và trong tượng cặp đôi tuyệt đẹp của Bảo tàng Leiden mà Geoffrey Martin cho lên tàu lầu tiên theo yêu cầu của Bảo tàng.
Chi tiết một cặp tượng bằng đá vôi Maya và Meryet, di dời khỏi mộ suốt thế kỷ 19 và giờ ở Bảo tàng Rijksmuseum Leiden.
(Trái) 1982 - Bộ mặt Ai Cập cổ xưa nhất
Giai đoạn sớm nhất của hoạt động con người ở thung lũng sông Nile được người Đức George Schweinfurth bắt gặp vào năm 1901 ở Thebes. Các đóng góp sau này cho tiền sử Ai Cập được Gertrude Caton-Thompson thực hiện khi đào bới ở phía bắc Faiyum giữa 1924 và 1928, nơi bà ta phát hiện hai nền văn hóa thời kỳ đồ đá mới chưa xác định được gốc tích; và Herman Junker phát hiện ở di chỉ Merimda-Beni Salama ở đồng bằng phía Tây, khi ông tiến hành khai quật trong 10 năm giữa 1929 và 1938. Công việc khai quật của viện khảo cổ học Đức ở Merimda vào năm 1982 đã mang ánh sáng đến với công trình điêu khắc sớm nhất của Ai Cập. Cái đầu đúc khuôn thật thô nhưng ấn tượng (Cairo JE 97472) có niên đại từ phần cuối của thiên niên kỷ thứ 5 trước CN. Cao trên 10 cm (4 in) và hình như nguyên thủy nó được cắm trên một cây gậy, với khuôn mặt có lẽ được trang trí với những chùm tóc.
(Phải) 1981 – Tượng khổng lồ của Meryetamun
Hai thập niên trước, Akhmim - ở phía bên kia sông Nile từ Sohag hiện nay đến một khu định cư có tầm quan trọng vào thời cổ đại - là địa điểm của một khám phá khác thường. Công việc xây dựng ở vùng ngoại ô phía đông bắc của thành phố đã phát hiện những mảnh đá khắc, kể cả phần của một modius trang trí rắn lớn với một cặp lông vương miện. Đối với các nhà Ai Cập học, phát hiện đến như một cái gì bất ngờ trong một khu vực ít xảy ra trước đây nhưng nó không gây ấn tượng. Và rồi, vào 1981, gần đó người ta phát hiện bức tượng, chủ cái mũ lễ tế vua, được trùm đầu nói trên.
Khắc bằng đá vôi và có chiều cao 6,5m (21ft), bức tượng Akhmin mới được tìm thấy mặt nằm úp xuống trước tàn tích của một lối vào ở cửa đền thờ có niên đại thuộc triều đại thứ 19 và trước đó.
Một phát hiện kỳ lạ, mô tả như một kiểu mẫu xuất sắc về điêu khắc của triều đại thứ 19. Đây không phải là một tượng khổng lồ bình thường, tốt nhất: vì đây là pho tượng lạ thường, đề tài của nó là một nữ hoàng, Meryetamun, vợ chính của Ramesses II sau cái chết của Nefertari, được nhận biết do một hàng chữ tượng hình ở sau lưng cột