Tài liệu: Avaris và người Aegea: Các tranh tường Minoa ở Ai Cập

Tài liệu
Avaris và người Aegea: Các tranh tường Minoa ở Ai Cập

Nội dung

1987

Avaris và người Aegea: Các tranh tường Minoa ở Ai Cập

1987 Một người châu Á quyền cao chức trọng

Khám phá / khai quật 1987 bởi Manfred Bietak

Địa điểm Tell-el-Daba

Thời kỳ, Thời kỳ trung gian thứ 2. Triều đại thứ 15 khoảng 1525 trước Công Nguyên

“Các quan hệ của Aegean với Triều đại thứ 18 sớm ở Tell el Daba) vẫn là một vấn đề nan giải đối với chúng tôi... Tuy nhiên, một kết luận có thể được đưa ra: địa điểm Avari, vì bối cảnh chiến lược tuyệt vời ở ranh giới phía Đông - Bắc, quan trọng không phải cho người Hyksos mà cho cả tuổi đầu của Triều đại thứ 18 nữa...”

MANFRED BIETAK

MANFRED BIETAK (1940-): Sinh ở Vienna, ngày 06- 10-1940. Học tiền sử và Ai Cập học, Đại học Vienna; Ph.D. 1964. Tham gia và hướng dẫn các khai quật của người Áo ở Sayala / Nubia, 1961-65. Giám đốc các khai quật ở Tell el-Daba, 1966-69 và 1975 cho đến nay; và trong nghĩa địa Thời kỳ cuối, phía Tây Thebes, 1969-78.

Người áo dưới sự chỉ huy của Manfred Bietak, đã khai quật ở Tell el-Daba tại phía Đông đồng bằng sông Nile - một địa điểm được biết đến trên một thế kỷ nhưng bị lờ đi kể từ 1966. Nhờ công việc gần đây của Bitak ở địa điểm này, sự hiểu biết của chúng ta về lịch sử và địa hình của Ai Cập suốt thiên niên kỷ thứ hai trước Công Nguyên đã hoàn toàn thay đổi; các khai quật của người Áo cho thấy ngoài một nghi ngờ hợp lý nào đó thì Tell el-Daba là thành phố của Avaris, kinh đô của các nhà cầm quyền Hyksos thuộc của Triều đại thứ 15 đã được ghi trong các văn bản Kamose. Avaris trước đây, và sai lầm là các nhà Ai Cập học đã xác định vị trí là ở Tanis, một phần vì sự khám phá của Mariette ở đấy vào năm 1863 về “bia đá 400 năm” và cái gọi là “Nhân sư Hyksos”.

Công trình phục chế từ những mảnh nhỏ do Viện khảo cổ học Áo thực hiện, từ một trong những cảnh trang trí tường nội thất của công trình kiến trúc ở Tell el-Daba. Mẫu đường rối nền với những thể hiện “bò đực nhảy” đặc trưng của người Minoa.

Vào năm 1987, công trình rực rỡ của Manfred Bietak ở Tell el-Daba cho thấy ở Ezbet Helmi, cái mà nhiều người trước đây cho rằng vô lý: những mảnh tường vữa vẽ trang trí không phải bằng những mô típ Ai Cập truyền thống mà với những cảnh “bò đực nhảy” và các sinh hoạt khác kết hợp với người Minoa ở Crete vào thiên niên kỷ thứ 2 trước Công Nguyên, thực hiện thuần theo phong cách Aegean trên tranh tường với những chi tiết al secco. Các cuộc khai Quật tiếp tục tổng số những mảnh như thế này đã tăng lên hàng ngàn, có cái hiện tồn trên các tường của một cấu trúc khổng lồ bằng gạch - mộc ở địa điểm. Kết quả là, tranh tường Minh giờ được giới thiệu ở Ai Cập tốt hơn là ở quê nhà Crete. Mặc dù năng lực đi biển phi thường của người Crete, việc giải thích sự hiện diện của loại cổ vật không mang vác được của người Algea trên đất Ai Cập vẫn chưa rõ ràng; nhưng Bietak đề nghị:

“Nghệ thuật của Minoa thoạt tiên có tính chất nghi lễ, đúng là chỉ có tính logích để nghỉ rằng các thể hiện ở Avaris cũng nhằm các mục đích nghi lễ mà không chỉ đơn giản là nghệ thuật trang trí nhằm trang hoàng lâu đài của nhà cai trị thuộc hàng viên chức cao cấp. Tầm quan trọng về nghi lễ của những tranh tụng hẳn dẫn đến kết luận là người Minoa sinh uống ở Avaris và có quan hệ mật thiết với giới cầm quyền ở đây và rằng họ có thể theo đuổi đời sống nghi lễ của chính họ.”

Các mảnh tương tự được tìm thấy ở những địa điểm khác bên ngoài Thera và Crete - ở cả Tell Kabri và Alalakh ở Syria, chứng nhận sự giao tiếp quốc tế về bề ngang và bề sâu vào thời đó. Các bức tranh ở Ezbet Helmi được thực hiện vào cuối Triều đại thứ 15 và bị phá hủy, mà theo các nhà khảo cổ học là vào một ngày giữa năm 11 và năm 15 của Triều đại Ahmose.

 

(Trái) Ezbet Helmi, địa điểm tìm thấy những mảnh vẽ của người Minoa - một sơ đồ cho thấy những tàn tích của cấu trúc khai quật chồng lên quang cảnh hiện đại. (Phải) Mẫu chi tiết của một phân đoạn khắc của tường trang trí: một con chó săn đuổi hai con nai hay linh dương chạy trốn qua một cảnh đá lỡm chởm.

1987 – Một người châu Á quyền cao chức trọng

Tell el-Daba là nơi diễn ra nhiều khám phá quan trọng trong những năm gần đây - không gì có vấn đề hơn là những di tích của bức tượng bằng đá vôi ấn tượng này, gần gấp đôi kích thước bình thường, được tìm thấy vào 1987.

Một tượng mộ ngồi, chủ đề rõ rệt là về một người châu Á có chức quyền cao ở buổi đầu thiên niên kỷ thứ II, khoác một khăn quàng nhiều màu sắc, giữ chặt một cáy gậy bên vai phải. Bị cố ý phá hủy và các nét nổi bật hoàn toàn bị xóa đi suốt một thời kỳ kế tiếp đầy xáo động chính trị, các mảnh đã được chôn vào một hố của bọn cướp, chìm dưới nền một nhà thờ mộ của cuối Triều đại thứ 12, Mặc dù bị vở hầu như hết, chất lượng nguyên thủy của việc đục khắc thật hoàn hảo.

Tượng Tell el-Daba ở Ai Cập là không có gì sánh bằng, mặc dù một bức điêu khắc rất giống nhưng không hoàn mỹ, được biết ở Ebla, Syria vào thế kỷ thứ 18 trước Công Nguyên. Những mảnh tượng el-Daba - đã hấp dẫn sử gia David Roil về tầm quan trọng lớn lao của chúng. Theo ông, chúng chỉ là những tàn tích của “một tượng thờ của Joseph (trong kinh thánh) được Amenemhat (Ammenemes) III tặng ông cho một vizia người Hebrơ về những đóng góp nổi bật cho đất nước Ai Cập suốt thời kỳ đầy những thử thách lớn và khổ cực”.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/217-02-633359894439687500/Dao-boi-de-tim-cau-tra-loi-Sau-1945/Avaris...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận