Tài liệu: Bản chất phi bản năng của văn hóa

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Trong chương 1, văn hóa được định nghĩa là một hệ thống mới cho mọi chủng tộc, những hành vi được học hỏi, hấp thu mang đặc trưng của các thành viên trong một xã hội
Bản chất phi bản năng của văn hóa

Nội dung

Bản chất phi bản năng của văn hóa

Trong chương 1, văn hóa được định nghĩa là một hệ thống mới cho mọi chủng tộc, những hành vi được học hỏi, hấp thu mang đặc trưng của các thành viên trong một xã hội. Đó là định nghĩa bản chất của khái niệm về văn hóa, mà những bản năng, những phản xạ bẩm sinh, là những dạng hành vi sinh lý sẵn có đều bị loại trừ. Vì vậy, văn hóa và hành vi phải học mới có được. Nhưng văn hóa cũng là một phần của thế giới tự nhiên như tinh tú của bầu trời, bởi văn hóa là sản phẩm bản chất của các hoạt động của con người và con người lại là một phần của thế giới tự nhiên.

Hành vi được học tập, hấp thu

Hành vi văn hóa là hành vi được học tập và hấp thu có thể chứng minh được khi trả lời câu hỏi: “Điều gì sẽ xảy ra nếu một nhóm trẻ em bị tách rời khỏi sự chăm sóc, dạy dỗ và giám sát của người lớn?”. Dĩ nhiên câu trả lời là “chúng sẽ chết”. Do vậy, chúng ta nên chỉnh sửa câu hỏi trên trở thành cụ thể hơn như sau: “Điều gì sẽ xảy ra nếu một nhóm trẻ em được nuôi dưỡng và bảo vệ mà không có sự dạy dỗ và giám sát của người lớn, cũng như không có một hình thức tiếp xúc nào với người lớn? Liệu chúng có biểu lộ bất cứ nét đặc biệt về hành vi nào mang đặc trưng của cha mẹ chúng”.

Để trả lời chúng ta không thể dựa trên quan sát theo kinh nghiệm trực tiếp: truyền thuyết, huyền thoại, hoặc bằng chứng thực của những người đáng tin cậy tuy thế mà chó sói, cai ngục hoặc những chuyên gia thử nghiệm khoa học dày dạn kinh nghiệm cũng không bao giờ có thể dựng lên một tình huống như vậy trên thực tế, dưới những điều kiện có thể kiểm chứng và quan sát được mà lại phù hợp với những quy chuẩn cơ bản có thể chấp nhận được mang tính khoa học[1].

Nhưng để trả lời đầy đủ bằng những thuật ngữ rõ rệt của ngành sinh lý học về trẻ con, từ việc tiếp tục nghiên cứu về trẻ con và từ tâm lý học về trẻ con. Để đảm bảo sự sinh tồn, những đứa trẻ phải ăn uống, nói ríu ra ríu rít và la khóc. Nhưng điều này sẽ do những phát hiện sinh học cơ bản trả lời trực tiếp. Nhưng chúng phải ăn cái gì, khi nào phải ăn và ăn như thế nào lại không chắc có phù hợp với khẩu vị và sở thích của bất cứ một tập thể nhân loại nào mà ngày nay chúng ta được biết. Không chắc gì chúng sẽ nấu được thức ăn cho mình. Có thể đoán chừng rằng chúng dần dà cũng lớn, đứng thẳng lên được và có thể ngay cả trước khi trưởng thành cũng đã thử giao phối với nhau mà chẳng cần phải ve vãn tán tỉnh, cũng như chẳng quan tâm đến các cấm kỵ về quan hệ huyết thống họ hàng.

Chúng truyền đạt những cảm xúc với nhau bằng cử chỉ hoặc âm thanh. Nhưng chúng hoàn toàn không có ngôn ngữ, dụng cụ, lửa, nghệ thuật, tôn giáo, chính quyền và tất cả những đặc điểm khác của cuộc sống loài người, chứng tỏ sự phân biệt với thú vật. Những đặc trưng mà chúng ta gọi là “nhân loại” hầu như phát triển rất kém ở chúng.

Tuy nhiên, mặc dù có những thiếu sót đó, những đứa bé thiếu may mắn này vẫn hưởng thụ một loại cuộc sống xã hội nào đó. Chúng sẽ cấu thành không chỉ là một khối động vật kết hợp mà là một xã hội động vật. Tuy nhiên, đến một chừng mực nào đó, hoàn toàn có khả năng rằng, vì cũng là con người chúng sẽ nhanh chóng bắt đầu việc tích lũy cho một nền văn hóa phôi thai.

Hành vi bản năng

Ngoài con người, nhiều loài vật khác cũng có đời sống xã hội, thậm chí cũng có tổ chức xã hội. Xã hội loài kiến từ lâu đã được thừa nhận là một xã hội phân công theo chức năng lao động, trong đó có kiến thợ, kiến chiến binh, kiến đực, kiến cái, kiến chúa và cả kiến ăn không ngồi rồi. Tổ chức trong tổ kiến, có những khu vực sinh hoạt và có các kho chứa phôi trứng riêng, thể hiện một bức tranh xã hội tổ chức rất có quy củ. Loài kiến, từng con từng con hợp tác với nhau thành một tập thể hòa hợp bền vững của tình hữu nghị. Tình hữu nghị ấy có sẵn trong cơ cấu di truyền của lòai kiến, nghĩa là chẳng có điều gì trong những hành vi của chúng là được học hỏi, hấp thu từ những con kiến trưởng thành cả. Nếu những chiếc trứng vẫn nở mà không có sự hiện diện của những lớp kiến trưởng thành, thì một lớp kiến mới vẫn được sinh ra và lớp kiến này khi trưởng thành cũng lặp lại chỉ những động tác đơn giản đặc trưng của chủng loài mình và cứ như vậy thế hệ này tiếp nối thế hệ kia, chẳng bao giờ có một đổi thay nào.

Vũ điệu của loài ong. Hành vi của một số loại côn trùng khác cũng mang tính xã hội rất cao trong việc tổ chức truyền đạt thông tin trong xã hội của chúng, Karl von Frisch, của Munich, nghiên cứu rất kỹ lưỡng loài ong mật bằng một loạt những khảo sát thực nghiệm và kết quả thật là thú vị. Các con ong cái “trinh sát dò tìm vị trí của các loài thảo mộc có mang phấn hoa, vị ngọt. Khi đã tìm ra một nguồn cung cấp tốt ong “trinh sát” xác định vị trí đã phát hiện bằng sự định hướng theo vị trí của mặt trời rồi bay trở về tổ ngay. Bấy giờ, cô nàng trinh sát thực hiện một vũ điệu mà trong đó các cô nàng bay lượn theo một trục thông chỉ về hướng nguồn phấn hoa, lượn vòng ngược về điểm xuất phát từ trái qua phải. Tốc độ bay của ong trinh sát chỉ ra gần chính xác khoảng cách từ tổ đến nguồn phấn hoa. Mùi của phấn hoa biểu thị độ ngọt hoặc hàm lượng mật của một loại hoa. Các ong thợ lúc này mới tham gia vũ điệu và khi đã hiểu được thông điệp từ ong trinh sát, chúng tiến thẳng về mục tiêu rất chính xác, không bao giờ sai lạc. Mỗi loại ong có một vũ điệu khác nhau, nhưng cơ bản khuôn mẫu thì giống nhau.

Cái vũ điệu lôi cuốn của loài ong nhấn mạnh tầm quan trọng của truyền thông trong đời sống cộng đồng, nhưng không tượng trưng cho hành vi văn hóa. Chính Von Frisch đã viết: “Não của loài ong cỡ như hạt giống của loài cây cỏ tự mọc vậy và không dùng để suy nghĩ. Hành động của loài ong chủ yếu vận hành do bản năng. Bởi vậy người nghiên cứu những hành động dù rất phức tạp và có chủ đích như là một vũ điệu truyền thông (của loài ong) phải nhớ là họ đang nghiên cứu các khuôn mẫu bẩm sinh, hằn sâu trong hệ thống thần kinh của các loài côn trùng, trải qua thời kỳ vô lượng của sự phát triển về giống loài có chúng”.[2]

Văn hóa nguyên thủy ở khi không đuôi và khỉ có đuôi. Mặt khác, sẽ 1à sự tự đề cao quá đáng về con người nếu chúng ta phủ nhận tất cả khả năng tạo nên văn hóa của toàn bộ những tạo-vật-chưa-thành-người. Những nhà thực nghiệm đã chứng tỏ rằng loài khỉ có đuôi hoặc không đuôi hoàn toàn có khả năng giải quyết một số vấn đề đặt ra cho chúng. Tinh tinh được xem là loài khá thông minh và sáng tạo. Hơn nữa, rõ ràng chúng có khả năng học hỏi lẫn nhau qua việc trực tiếp bắt chước nhau. Khỉ không đuôi bắt chước lẫn nhau.

Trong bầy khỉ được đem làm thử nghiệm, khi một con tình cờ chống một đầu cây sào xuống đất nhảy lên cao và cảm thấy vui sướng vô bờ, thì ngay tức khắc tất cả các con khác trong bầy xúm lại xem xét cây gậy; “cây gậy nhảy” trở thành một vật hấp dẫn. Một con khỉ khác lại khám phá ra cái kiểu rải những vụn bánh mì ra ngoài song chuồng của mình để dụ dỗ các chú gà đang thơ thẩn trong sân lại gần, và với cây gậy trong tay, nó rình để chọc phá lũ gà. Và ngay sau đó việc chọc phá lũ gà trở thành môn thể thao phổ biến của bầy khỉ. Tiếng quang quác sợ hãi của các cô gà mái làm cho 1ũ khỉ khoái trá cực độ. Những “trò khỉ” này nọ được lũ khỉ sáng chế ra mà chẳng cần nhà tâm lý thực nghiệm nào “tư vấn, giúp đỡ” cả. Khi những trò này lan rộng ra trong bầy, thì cần phải có thời gian để chúng trở thành tính cách hoặc thói quen. Nhưng, than ôi, khi sự thích thú vơi cạn, sự nồng nhiệt nhạt phai thì trong vài ngày hoặc một tuần sau từng trò đùa sẽ bị quên đi và không bao giờ lặp lại. Số phận của những trò ấy là số phận của những trò vui nhất thời không bao giờ kéo dài đủ thời gian để trở thành thói quen.

Tuy nhiên, những con khỉ nuôi Nhật Bản được các nhà khoa học Nhật nghiên cứu rất cẩn thận trong môi trường sống của chúng, cho thấy rõ rằng những phát kiến cơ bản được lan truyền trong bầy và lập thành những đặc trưng như thể là văn hóa của chúng. Chẳng hạn như, những quan sát trực tiếp tại nơi sinh sống của bầy khỉ Nhật Bản (Macaca fuscata) đã cho thấy rằng, mỗi một nhóm khỉ đều có những định kiến về thực phẩm riêng biệt. Chắc chắn đây là điều cốt yếu của những cái phổ quát về văn hóa.

Theo Syuno Kawamura: “những con khỉ ở Minno Ravine biết cào đất bằng tay ở các sườn đồi để tìm rễ của các loại cây Boehmeria, và có thể cả của cây Lilium và cây Dioscorea… trong khi đó các con khỉ của Takasakiyama hoàn toàn không có khả năng này”.[3]

Các thói quen về thực phẩm đã hình thành ngay từ lúc chưa cai sữa của các con khỉ con, chúng ngồi bên cạnh và nhặt những thức ăn rơi ra từ miệng mẹ mình. Không nhìn thấy mẹ ăn uống, những con khỉ con này cũng như các giống loài tương tự chắc chắn sẽ không học được cách ăn ngoài việc bú sữa mẹ. “Ngay cả khi có tiến bộ trong học hỏi” (bắt chước) chúng cũng chẳng bao giờ biết nhiều thức ăn chung của loài khỉ Nhật Bản như là loại thức ăn của chính chúng. Như thế chúng ta có thể nói rằng đối với loài khỉ Nhật Bản, thức ăn duy nhất được thừa nhận đúng với bản chất là sữa. Những loại thức ăn mới đã được các nhà khoa học Nhật thử “giới thiệu” với vài toán khỉ hoang dã, và kết quả thật sáng tỏ. Khi kẹo được đưa vào, những con hai hoặc ba năm tuổi là những con chộp lấy để ăn đầu tiên. Những con khỉ mẹ nhìn con chúng ăn cho đến khi một con khi mẹ nếm một chút kẹo thì có nghĩa là “truyền cho con bé là không sao đâu”.

Chẳng lâu sau đó thì những con đực lớn luôn giám sát những con đực nhỏ cũng bắt đầu ăn kẹo. Những con đực nhỏ vừa mới lớn, những đứa thường không có nhiều việc để làm bởi cái tuổi vị thành niên của chúng, là những con ăn kẹo sau cùng. Trong một nhóm khỉ khác, một thói quen mới là ăn lúa mì do một nhóm con đực trưởng thành khởi xướng. Dẫn đầu là con trưởng nhóm, tiếp theo là “trưởng nhóm vợ”, đến lượt con này truyền lại cho con của nó. Trong bốn giờ đồng hồ, cả nhóm đã chấp nhận và cố gắng ăn lúa mì. Tuy nhiên, ở một nhóm khác, chỉ một nửa nhóm chịu ăn kẹo sao khi một con khỉ con khởi xướng. Rõ ràng văn hóa phôi thai hình thành từ các loài động vật có vú khác hơn là từ con người. Tuy nhiên, chúng không có khả năng diễn tả những trải nghiệm của chúng một cách biểu trưng, trong khi khả năng diễn tả đó lại là thành tựu vĩ đại nhất của nhân loại.

Văn hoa và biểu trưng

Nhiều khuôn mẫu hành vi cơ bản tạo thành một nền văn hóa có thể được học hỏi trực tiếp mà không cần gián tiếp qua cầu nối của một biểu tượng. Điều này có thể thấy được qua hành vi của một đứa trẻ bị điếc, đứa bé này có thể học để nắm vững các kỹ năng chân tay đơn giản mà không cần sử dụng đến ngôn ngữ, và cũng chẳng cần đến những phương tiện thông thường đề tiêu hóa hết nhiều ý tưởng phức tạp như những đứa trẻ bình thường tiêu hoá được vào đầu đời của mình. Điều này hiển nhiên cũng có nghĩa là nền văn hóa xã hội đã khép lại một phần nào đó với đứa bé bị điếc. Nếu không có sự giáo dục điều trị tài tình thường chỉ có trong các nền văn hóa và xã hội tiên tiến nhất, thì những đứa bé câm điếc bẩm sinh rất khó có thể chia sẻ những tư tưởng, niềm tin, thái độ hoặc việc hấp thụ được những kỹ năng cần thiết và hợp lý của dân tộc mình - nếu có, không kể những mức độ sơ đẳng nhất. Đứa bé câm điếc bẩm sinh sẽ hiểu biết một cách rất hạn chế về dân tộc mình: tôn giáo, âm nhạc, chuyện kể dân gian và các truyền thuyết, huyền thoại về các vì sao, hoặc những phép mầu kỳ điệu. Đứa bé có thể còn bị ngăn cách với sự thông hiểu về dân tộc mình, chẳng hạn về hệ thống họ hàng, luật lệ, chính trị, và những nguyên tắc về thừa kế hoặc thương mại. Đứa trẻ có thể học vẽ bằng cách bắt chước, nhưng rất ít hiểu về ý nghĩa những bức tranh mà nó mô phỏng và cả sự tượng trưng của những màu sắc mà mình sử dụng. Tất cả những biểu lộ văn hóa hoặc cao hơn nữa, đều ở ngoài tầm của đứa trẻ, khuyết tật bẩm sinh đã không cho phép nó đạt được cái thuộc tính đặc biệt của con người - ngôn ngữ, một phương thức có được không từ bản năng và chỉ con người mới có; để truyền đạt những ý tưởng, cảm xúc, ước muốn bằng những phương tiện là một hệ thống các ký hiệu.[4]

Ngôn ngữ là sản phẩm văn hóa được xem như là vật sáng chế hàng đầu của việc biểu tượng hóa, không có nó văn hóa sẽ bị hạn chế. Đây là căn nguyên để hiểu được bản chất của ngôn ngữ. Một âm thanh không chỉ là một tiếng ồn, một nhiễu loạn không khí khơi gợi một câu trả lời không thể nhận thức được của loài thú hoặc con người. Một âm thanh cũng có thể là một dấu hiệu gợi lên một phản ứng, chẳng hạn như tiếng huýt sáo - là dấu hiệu kêu một con chó trở về bên cạnh chủ. Ở một mức độ cao hơn, một âm thanh có thể là một biểu tượng, tức là một tín hiệu hoặc ký hiệu thay thế cho một điều gì đó. Nó hàm chứa ý nghĩa nhất định đó. Các ngôn ngữ là những hệ thống biến đổi thay cho sự phát âm, mà trong đó các nền văn hóa văn minh cũng bổ sung các ký hiệu chữ viết. Các ký hiệu cũng có thể được cảm nhận bằng xúc giác, chẳng hạn như một miếng giấy nhám - theo qui ước thường đặt trên một chai chứa thuốc độc để người ta có thể nhận ra, dù trong bóng tối.

 Những con chó của Pavlov được tập luyện để có phản xạ chảy nước miếng ngay tức thì sau khi nghe tiếng chuông thay vì khi ngửi hoặc thấy những miếng thịt. Tiếng chuông trở thành một dấu hiệu kích thích phản xạ chảy nước miếng. Có thể đó cũng là một biểu trưng cơ bản đối với các con chó, trong đó khi tiếng chuông vang lên có nghĩa là ăn hoặc gợi lên vài cảm giác ăn uống; tiếng chuông có ý nghĩa mức độ thấp đối với các con chó của Pavlov

Tuy nhiên, nếu so sánh với nội dung nhân bản chứa trong tiếng chuông báo hiệu bữa cơm chiều, chúng ta sẽ nhận ra rõ ràng hơn tính cách của biểu tượng ở các trình độ cao hơn. Tiếng chuộng reo rõ ràng là một âm thanh vô nghĩa đối với một đứa bé hoặc một con chó con. Nếu một đứa bé lớn lên trong một xã hội sơ khai và chẳng hề nghe được một tiếng chuông nào cho đến khi một chiếc tàu của thế giới văn minh cập bến xứ sở nó, tiếng chuông vẫn là một âm thanh vô nghĩa đối với nó lúc đó trong lần đầu tiên được nghe. Ngược lại, giả sử nếu đứa bé đã trưởng thành trong môi trường nào đó như một người thợ Anh hoặc Mỹ, nó sẽ hiểu rằng khi một hồi chuông vang lên vào buổi trưa, đó là dấu hiệu ngừng công việc và mở hộp cơm trưa ra. Nhưng có thể nó sẽ học hỏi được vô số chuyện ngoài bữa cơm trưa. Lúc 11:40 nó đã cảm thấy mệt vì công việc và cảm thấy đói bụng. Nó càm ràm với người bên cạnh: “Khi nào thì chuông mới reo đây nhỉ?” Có thể nó sẽ nhận được câu trả lời: “Tôi cũng chẳng biết. Nhưng bây giờ nghe nhắc tới, vừa nghĩ đến nó thôi là tôi đã thấy đói bụng rồi". Rõ ràng đâu phải âm thanh tiếng chuông làm cho người công nhân thứ hai trên kia cảm nhận cái nhịp điệu co thắt của các cơ hoành bao tử và làm cho anh ta phải nuốt vội lại nước miếng cũng vừa bất chợt trào ra. Đó là tác động của những chữ tượng trưng “chuông” và “reo” những chữ hoặc tiếng cũng gợi ra các cảm giác như vậy. Những tiếng chuông khác lại có những ý nghĩa khác, chẳng hạn như chuông nhà thờ, có thể có ý nghĩa tượng trưng hoàn toàn khác hẳn. Chúng có thể mang một ý nghĩa cực kỳ quan trọng và riêng biệt nào đó; ví dụ như ở nông thôn Ý, những cái chuông của một làng quê tượng trưng cho gốc gác và tính đồng nhất của ngôi làng và được gọi là campanellismo. Làng trải rộng đến nơi mà tiếng chuông còn có thể nghe được. Khi tiếng chuông không vang lên như thường lệ có nghĩa là làng đang có một việc đau buồn chung sâu xa nào đó, điều này được John Hersey mô tả nuột cách đầy xúc cảm và sinh động trong tác phẩm “A Bell for Adano” (Một hồi chuông cho Adano).

Hầu hết mọi khía cạnh của nền văn hóa được định dạng và truyền đạt một cách biểu tượng giữa những thành viên cũ cũng như mới của bất cứ một xã hội nào. Do vậy, cách thông thường nhất mà những thành viên của lột xã hội thấy và cảm nhận thế giới mình đang sống đã được định hình theo các hệ thống biểu tượng làm nên nền văn hóa của họ. Có nhiều loại biểu tượng thể hiện khác nhau nhưng quan trọng hơn hết vẫn là ngôn ngữ. Vì lý do này chương kế tiếp là chương hoàn toàn dành cho vấn đề văn hóa và ngôn ngữ.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2449-02-633535332169687500/Con-nguoi-van-hoa-va-xa-hoi/Ban-chat-phi-...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận