Tài liệu: Những phân ngành của nhân chủng học trong sự tương quan với các cấp độ khảo sát khoa học

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Khoa học là sự nghiên cứu có đối tượng, có hệ thống về hiện tượng theo kinh nghiệm và những thành tựu của kiến thức để làm cho các kỹ thuật, các phương pháp hoặc các lý thuyết trở nên hữu dụng
Những phân ngành của nhân chủng học trong sự tương quan với các cấp độ khảo sát khoa học

Nội dung

Những phân ngành của nhân chủng học
trong sự tương quan với các cấp độ khảo sát khoa học

Khoa học là sự nghiên cứu có đối tượng, có hệ thống về hiện tượng theo kinh nghiệm và những thành tựu của kiến thức để làm cho các kỹ thuật, các phương pháp hoặc các lý thuyết trở nên hữu dụng. Các kỹ thuật mà chúng tôi muốn nói ở đây là những phương cách và những quy trình dùng trong việc khảo sát thực tế khách quan, trong phòng thí nghiệm hay ở tại thực địa. Những gì con người nhìn và nghe được là tùy vào những gì họ đã nhìn hoặc đã nghe và cũng tùy thuộc vào cách họ đã sử dụng các công cụ của mình khéo léo như thế nào. Bằng phương pháp mà chúng ta gọi là các quy trình lôgic và thực nghiệm, bằng các phương tiện mà trong đó lý thuyết và thực tế được làm cho tương tác với nhau, ví dụ như lý thuyết hướng dẫn nghiên cứu và những thực tế mới khẳng định hay phủ nhận các giả thuyết và lý thuyết. Về lý thuyết, chúng tôi có ý muốn đề cập đến sự sắp đặt thành hệ thống những giả định, những mệnh đề hoặc những định đề về bản chất sự vật mà dựa vào đó, một số các nguyên tắc mang tính giải thích hoặc tổng quát hóa được thiết lập: đó là những giả thuyết và luật lệ. Bằng các cấp độ tổng quát hóa chúng ta nói rằng mức độ xuyên suốt mà những nhà tư tưởng khoa học đi từ một sự quan sát hẹp và chuyên biệt đến một công thức trừu tượng và rộng lớn hơn, nó có liên hệ về hiện tượng trong bất kỳ lãnh vực chung nào khác.

Hình 1-1 trình bày sự sắp xếp của ngành nhân chủng học và các phân ngành chính theo 4 cấp độ tổng quát hóa hoặc các mức độ trừu tượng hóa ở cấp độ đầu tiên gồm có: nhân trắc học, khảo cổ học, dân tộc học mô tả chuyên khảo sát và ghi nhận những thực tại sơ khai của những cộng đồng dân cư cũng như những nền văn hóa tiền sử và cận đại. Ở cấp độ thứ hai gồm có: các khái niệm tổng quát hoá có giới hạn được công thức hóa và được trắc nghiệm bởi các nhà chuyên môn theo từng lãnh vực cụ thể được quan tâm. Ở cấp độ thứ ba: những khái niệm tổng quát hoá liên quan đến sự tiến hóa, tăng trưởng và phát triển của nhân loại và những đặc trưng về chủng tộc được các nhà nhân chủng học tự nhiên công thức hóa; trong khi những khái niệm tổng quát hoá liên quan đến văn hóa được các nhà nhân chủng học văn hóa phát triển và kiểm tra trên cơ sở những phát hiện của sự chuyên môn hóa ở cấp độ thứ hai. Cuối cùng, ở cấp độ thứ tư: những nhà nhân chủng học đa ngành đảm nhận việc tổng hợp những kết quả của ngành nhân chủng học tự nhiên và nhân chủng học văn hóa thành những diễn giải khoa học có tính phổ biến về nhân loại và những hoạt động của nhân loại.

Cái nhìn toàn diện về con người được trình bày trong chủ đề này bao gồm một cách đa dạng những quy tắc chung rộng nhất mà những khám phá khoa học có thể giúp lập thành công thức về con người và văn hóa, được hỗ trợ bằng sự tham khảo các thực nghiệm riêng biệt của các lý thuyết và giả thuyết ở cấp độ hai và ba. Những tổng quan minh họa này được gây dựng trên những khảo sát ở cấp độ đầu tiên, chẳng hạn vô số tham vấn về những đặc điểm sinh học của người hóa thạch hoặc những cộng đồng hiện đại hoặc về những tập tục và sự hình thành của một bộ lạc thật sự.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2448-02-633535325021718750/Nhan-chung-hoc-Khoa-hoc-ve-con-nguoi/Nhun...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận