Tài liệu: Nghệ thuật và chữ viết

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Tất cả các ngành nghệ thuật đều là một hình thức truyền thông. Chữ viết là phương thức truyền thông mà trong đó những ký hiệu truyền đạt được nhìn thấy thay vì nghe nói
Nghệ thuật và chữ viết

Nội dung

Nghệ thuật và chữ viết

Tất cả các ngành nghệ thuật đều là một hình thức truyền thông. Chữ viết là phương thức truyền thông mà trong đó những ký hiệu truyền đạt được nhìn thấy thay vì nghe nói. Vì vậy tất cả các loại chữ viết đều có tính cách tượng trưng và có nguồn gốc là các hệ tư tưởng hoặc các loại hình nghệ thuật tượng trưng. Viện qui ước hóa thường được xem là quá trình suy thoái của ngành nghệ thuật.

Sự qui ước hóa thường được coi như một quá trình thoái hóa của nghệ thuật. Điều này chỉ đúng khi sự qui ước hóa phản ánh sự suy thoái của kỹ thuật - một sự đơn giản hóa về nguyên tắc và hình thức vì tính lười biếng cẩu thả và hoàn toàn thiếu vắng kỹ năng tinh xảo của người làm nghệ thuật. Điều này sẽ không xảy ra khi lợi ích của người làm nghệ thuật thực sự chuyển hóa thành hình ảnh và đồng nhất với ý nghĩa của đối tượng được mô tả. Để trừu tượng hóa ý nghĩa của một đối tượng và diễn tả ra thành một biểu trưng đơn giản, người nghệ sĩ cần phải đạt đến một trình độ tinh tế về tinh thần, có nghĩa là có thể biểu hiện được ý nghĩa của đối tượng một cách tinh tế và khéo léo.

Các nhà khảo cổ học rõ ràng đã tổn phí nước mắt một cách vô ích khi than khóc cho sự “suy tàn” của nền nghệ thuật thời đồ đá mới và sự “xuồng cấp” của những bức tranh mã não màu hoàng thổ của nền văn hóa Đồ đá giữa tại Mas d’Azil, nước Pháp.[1] Những hình ảnh được gọi là “xuống cấp” trên những bức tranh mã não thực chỉ là những phần chưa phát triển đầy đủ trong hệ thống chữ viết thời kỳ phôi thai. Than khóc cho sự phát minh chữ viết là than khóc cho một kỳ công trí tuệ vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại - một thành tựu mang đặc trưng văn hóa, mà tất cả các nhà nhân chủng học đều đồng ý rằng chữ viết là yếu tố để phân biệt một nền văn hóa văn minh với một nền văn hóa sơ khai.

Trong một hang động ở Cogul, Bồ Đào Nha, những người thời tiền sử của nền văn hóa Caspian đã lưu lại trên một bức tranh tường nhiều hình ảnh gia súc, linh dương, và một vòng tròn các phụ nữ thân trần đang nháy múa quanh một biểu tượng dương vật phái nam. Một trong những bức tranh khác cho thấy một người nam đang đương đầu với một con hươu đực (Hình 19.18). Ở một phấn khác của vách hang là bức tranh vẽ theo lối qui ước một cách thô thiển một người thợ săn vừa bắn một mũi tên lớn vào một con hươu đực. Ở một điểm khác là một hình vẽ khá kỳ quặc, mà chúng ta không thể có cách hiểu nào khác rằng đây là những ký hiệu chỉ con cá sấu của người Chiriqui. Tuy nhiên, với những thí dụ hiển nhiên trước mắt, chúng ta cũng nhận ra rằng người thợ săn trong nền văn hóa Caspian rất quan tâm đến những con hươu nai đã bị chết, chúng ta có thể so sánh số lượng những cái chĩa hình ma trong bức tranh này với những cái chĩa của các loại gạc hươu nai trong các tấm ảnh tự nhiên khác. Chắc chắn loài hươu nai phải có một ý nghĩa nhất định nào đó. Hơn nữa, bốn chân của con vật chĩa lên phía trên, chứng tỏ rằng đây là ký hiệu chỉ một con hươu, nai đã chết, có thể cho rằng đây là ký hiệu mang ý nghĩa bùa phép thần bí trợ lực cho người đi săn hươu, nai. Một người thổ dân tộc Winnebago đã mô tả một cách chi tiết về những ma thuật tương tự của dân tộc anh ta. Thí dụ sinh động về thực tế này đã được chúng tôi đề cập trong chương 15.

Những gì đã diễn ra tại Cogul hẳn cũng đã diễn ra ở một nơi nào đó trong xứ Peninsula với người Iberian. Obermaier, khi tranh luận về mối quan hệ phát sinh giữa những tranh đá mã não của người Azilian và những tranh vẽ chạm khắc trên đá trong các hang động Tây Ban Nha cũng như các loại chòi đá đã đúc kết thành một biểu đồ so sánh mà chúng tôi ghi lại trong hình 19.19. Rõ ràng, ký hiệu  của người Azilian tượng trưng cho một người đàn bà mập, và ký hiệu  tượng trưng cho một người đàn ông. Người Azilian dường như đã phần nào tiến bộ từ cách viết chữ tượng hình thành chữ biểu ý - vẽ hoặc viết những ký hiệu tượng trưng một cách trực tiếp cho các sự vật hoặc những ý niệm, thay vì dùng tiếng nói để nói lên những từ trong ngôn ngữ. Đây là bước đầu tiên trong quá trình tiến hóa và cũng là nguồn gốc của tất cá hệ thống chữ viết. Việc sao chép hay ghi lại là đứa con trí tuệ của người nghệ sĩ.

Thông điệp thương tâm sau đây của một người Eskimo đã bị chết vì đói là một ví dụ điển hình về tính chất cơ bản của loại chữ viết vừa tượng hình và tượng ý. Hình 19.20 có thể được đọc với nội dung sau: “Tôi dùng một chiếc thuyền kayak (hình thuyền độc mộc, chỉ có một người) để đi săn; tôi đã bị mắc cạn và phải dựng lều trú đông (hình tam giác vạch chéo) trên hòn đảo này; tôi không có gì (hình người đàn ông dang hai tay ra) để ăn cả (hình người đàn ông đang đưa tay lên miệng)”.

Ở mức độ tinh tế hơn, hệ thống chủ viết của người Trung Hoa căn bản là chữ tượng hình biểu ý, được cô đọng lại thành từng bộ gồm những nét kết hợp với nhau có chủ ý tiết kiệm thời gian khi viết, và trong một số trường hợp cũng có cả yếu tố tượng thanh. Tính chất biểu ý có lẽ dễ dàng được nhận thấy trong cách viết chữ “tù nhân” và “hạnh phúc”. Trong chữ “tù nhân” ta thấy một người  bị nhốt,  hạnh phúc (Thực ra chữ hảo - ND) là một phụ nữ (người vợ)  với đứa con  (Theo quan điểm của người Trung Hoa, nói chung là quan điểm Đông phương, thì người phụ nữ sinh được con trai để nối dõi tông đường là người may mắn và hạnh phúc - ND). Chúng ta có thể thấy những ký tự tượng hình đầu tiên nhất của chữ Trung Hoa trong hình 19.21

Việc thường hay xảy ra trong tất cả các ngôn ngữ, là có những từ được phát âm giống nhau nhưng có ý nghĩa khác nhau (từ đồng âm dị nghĩa)[2] giúp cho sự mở rộng ứng dụng của chữ tượng hình trở nên khả thi hơn, ngay khi một dân tộc có thể thực hiện bước nhảy vọt tinh thần tách hình ra khỏi ý tưởng ban đầu, và liên kết nó với một âm có nghĩa khác. Nếu vậy, từ tiếng Hoa có nghĩa con ngựa, với âm “ma” được viết là . Tiếng Trung Hoa, cách gọi Mẹ trong phạm vi thân mật gia đình là “mama”. Để chỉ người mẹ, người Hoa có thể viết từ “mama” là . Mà như thế thì sẽ nhập nhằng khó hiểu, trừ khi trong ngữ cảnh có phân biệt rõ ràng, độc giả không thể biết chắc ký hiệu đó chỉ hai con ngựa hay chỉ một người mẹ. Người Trung Hoa giải quyết khó khăn này bằng cách trước tiên ghi ký hiệu chỉ người phụ nữ, , theo sau là ký hiệu đồng âm cho âm “ma”. Vậy là họ đã đặt ra một cách viết từ “mama” trong đó chứa một nửa yếu tố biểu ý, một nửa yếu tố tượng thanh. Chữ viết của người Trung Quốc được xếp vào hệ thống chuyển tiếp, một phương pháp truyền thông bằng chữ viết vượt xa các hình thức sơ khai của chữ tượng hình, nhưng vẫn chưa hoàn thiện vì cách biểu hiện vẫn còn trong tình trạng thuần túy tượng thanh.

Các dân tộc cổ đại như Ai Cập, Hittite, Cretan và hệ thống chữ viết hình nêm của người Sumer, Babylon, Assyria) cũng phát triển hệ thống chữ viết từ cách vẽ hình từ việc sử dụng các nguyên tắc căn bản tương tự, mặc dù mỗi hệ thống tiến hóa theo những hình thức riêng. Những hệ thống chữ viết này cùng với chữ viết của Trung Quốc và Phạn, và các hệ thống của người Maya-Aztec được biết như là những hệ thống chữ viết cơ bản, phát triển độc lập và do con người sáng tạo ra. Việc chuyển đổi từ nghệ thuật sang chữ viết là một thành tựu lớn lao của con người, và đây cũng là một công việc khó khăn mà ít dân tộc nào có thể tự thực hiện riêng lẻ được. Hầu hết mọi dân tộc, khi đạt đến trình độ “có chữ” đều phải thông qua hình thức vay mượn lẫn nhau.

Bảng mẫu tự chữ cái của chúng ta cũng bắt nguồn từ những chữ tượng hình của người Ai-Cập. Các bước phát triển của bảng mẫu tự này được nhận ra một cách rõ ràng trên những bảng khắc đá của người Hy-Lạp cổ, kiểm tra từng mẫu tự một chúng ta sẽ nhận thấy rằng: tất cả chỉ là sự kết hợp, lắp ghép hai mẫu tự đầu tiên trong hệ thống chữ viết người Hy-lạp, alpha beta. Tuy vậy, ngoài vần chữ cái Hi Lạp còn có sự vay mượn những yếu tố trong hệ thống chữ Semitie (Semites, một từ được đùng cho đến cuối thế kỷ 18 để chỉ các dân tộc hậu duệ của Shem, con cả của tổ phụ Noah được ghi trong Kinh Thánh. Những ngôn ngữ mà các dân tộc ấy sử dụng được gọi là ngôn ngữ Semitic - ND), hệ thống này lại rõ ràng có nguồn gốc xuất phát từ hệ thống chữ Hebrew của người Do Thái, ví dụ như aleph, beth, gimel. Một số ký hiệu Semitic rõ ràng xuất phát từ chữ tượng hình Ai Cập. Các bảng di tích khắc đá cổ của hệ thống Semitic đã phát hiện hãy còn quá ít, không đủ để giúp cho các nhà nghiên cứu chữ cổ có thể tái lập lại toàn bộ lịch sử pha trộn hỗn tạp của bảng chữ cái của chúng ta. Mặc dù có những nỗ lực song song của nhiều dân tộc khác nhau để phát triển những hệ thống mẫu tự Semitic, nhưng chỉ đến thiên niên kỷ thứ hai trước công nguyên mới có một hệ thống (của người Phoenician) được hoàn thiện. Từ hệ thống này, và chỉ hệ thống này thôi, nảy sinh ra tất cả các hệ thống chữ viết hiện còn lại trên thế giới. Đến đây loài người đã đạt đến một chiến thắng vẻ vang về lãnh vực văn hóa, một chiến thắng hình thành một cách rất khó khăn, một thành tựu hoàn mỹ cả về mặt hình thức và chức năng, chỉ cần những sự điều chỉnh nhỏ bé là có thể thích ứng với bất kỳ hoặc tất cả các ngôn ngữ của loài người. Hệ thống này đã thay thế tất cả những hệ thống mẫu tự khác, nhân loại sẽ không bao giờ cần và phải làm lại cái công cuộc khó khăn và gian khổ này một lần nữa.

Nói về những ký hiệu trong hệ thống Semitic xuất phát từ những chữ tượng hình và ý Ai-Cập thì chữ cái đầu tiên của bảng mẫu tự cũng đủ để minh họa những ý định cần thiết. Aleph, trong chữ Semitic, nghĩa là con bò (đực), chữ Ai-Cập là . Trên một tảng đá ở Moabite, có khắc một ký hiệu thuộc ngôn ngữ Semitic để chỉ Mesha - vua xứ Moabite thời thế kỷ thứ chín trước Công Nguyên - ký hiệu này gồm ba vạch thẳng dính liền nhau thành hình tam giác . Trong bảng mẫu tự Hy Lạp sau này, ký hiệu này biến đổi và cuối cùng thành chữ A. Những biến đổi tương tự cũng xảy ra với các chữ beta, gamma, delta và các chữ cái khác. Những từ Ai- Cập có âm đọc như “ox”, “house” hoặc tương tự đều bị những người chuyên ghi chép Semite bỏ qua; điều mà họ thực hiện thành công là làm cho những ký hiệu hình vẽ xuất phát từ các hình mẫu tiền thân của chữ Ai Cập vốn kết hợp với các phụ âm rời, biến thành lời nói. Những dân tộc sử dụng ngôn ngữ Semites không bao giờ gộp các nguyên âm vào chữ viết của họ, mà mỗi từ chỉ ghi các âm của phụ âm thôi. Ký hiệu aleph chỉ một âm tắt thanh hầu, rất quan trọng trong lời nói của ngôn ngữ Semitic. Người Hy Lạp không có âm tắt thanh hầu, nhưng họ có thể phát âm các nguyên âm mà những người Semites không làm được, và họ hoàn tất bản mẫu tự căn bản hiện đại bằng cách phát minh các ký tự nguyên âm. Họ đảo ngược chữ A để thể hiện nguyên âm đầu tiên, và điều chỉnh các phần còn lại.

Ý nghĩa mấu chốt chính là sự chuyển biến từ hình thức nghệ thuật thành chữ viết. Sự truyền đạt những trạng thái cảm xúc và tư tưởng đã được tổng quát hóa bằng những phương tiện mỹ thuật đã chuyển biến - thông qua những ký hiệu tượng thanh - về lâu về dài thành sự truyền đạt bằng sự diễn giải một cách chính xác các ngôn ngữ của loài người.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2581-02-633540466022782500/Nghe-thuat/Nghe-thuat-va-chu-viet.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận