Các loài có vú đang tồn tại
Loài người và các loài khỉ đang tồn tại có quá nhiều những đặc điểm những chi tiết là bằng chứng hợp lý về nguồn gốc tổ tiên của hai loài. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là vô số loại khỉ, vượn, người có chung một ông tổ. Các loài động vật có vú đã trải qua bảy mươi triệu năm phát triển tiến hóa như là một hạng loại sinh vật riêng biệt. Suốt khoảng thời gian dài đằng đẵng đó hàng trăm giống loài cũng như thứ loài có vú đã và đang tồn tại. Vì vậy, sẽ là sai lầm khi nói về bất kỳ hình thái nào trong số những hình thái này như là một mắt xích thiếu sót, hoặc là chỉ có một hình thái nguồn gốc chung. Cần phải nhận ra rằng, ngay từ lúc khởi thủy (tiến trình tiến hóa của giống loài - ND) đã có một số trong hàng loạt mắt xích bị bỏ sót tạo nên một khuôn mẫu phức tạp dẫn về tình trạng lạc hậu kém cỏi cổ xưa Không có hình thức sơ khai, chỉ có nhiều tiền nhân tổ tiên. Vì vậy, thiết lập một cây phả hệ đầy đủ bao gồm cả loài người, vượn, khỉ từ những hóa thạch cổ xưa là một điều không tưởng.
Cho đến ngày nay, tất cả mọi loài có vú phát triển cao đều mang một số đặc điểm thừa kế di truyền, nhưng không có nghĩa rằng ngày nay loài vượn có một số đặc điểm nào đó thì những tổ tiên xưa kia của loài người cũng có những đặc điểm đó. Loài vượn cũng tiến hóa và biến đổi trong hàng triệu năm qua và chúng cũng phát triển những khả năng chuyên môn riêng biệt của chúng, chẳng hạn như mọc những răng nanh và đặc trưng này chưa chắc đã là một đặc điểm của những con vượn tổ tiên xa xưa của chúng. Chẳng biết vào thời đại nào, loài người đã vượt qua được một giai đoạn mà trong đó họ đã rũ bỏ những đặc điểm mà ngày nay lũ khỉ và vượn vẫn còn phải đang gánh chịu.
Theo như kiểu cách phát sinh loài người ta có thể nghĩ loài vượn là những người anh em lạc hậu của chúng ta và loài khỉ ngày nay có quan hệ xa xôi và là những người bà con xa xôi chậm tiến của loài người. Những tổ tiên thực sự của chúng ta chỉ được biết qua những hóa thạch của thời đại kỷ nguyên thứ ba. Tuy nhiên, việc khảo sát những hóa thạch của những bậc tiền nhân này là công việc của chương kế tiếp. Trước hết, chúng ta hãy nhìn thoáng qua những anh em đương đại, những loài có vú hiện đang tồn tại.
Bộ bán hầu: khỉ cây, khỉ mắt cá, và vượn cáo
Một số loài nhút nhát thuộc những giống loài còn sống sót từ những chủng loài cổ xưa nhất đang sinh sống một cách thất thường trong vành đai nhiệt đới của cựu lục địa. Khỉ cây phân bố trải rộng ở Nam và Đông Nam châu Á, khỉ mắt cáo ở vùng Trung - Bắc Indonesia (quần đảo Borneo, Celebes, Philippines). Vượn cáo chỉ sinh sống ở Madagascar.
Khỉ cây: Khỉ cây nhìn bên ngoài giống với loài sóc hơn là khỉ, đuôi đầy lông, chân tay có móng vuốt sắc bén. Tuy răng cửa phát triển nhưng không phải là loài gặm nhấm, di chuyển linh hoạt nhờ những ngón tay và ngón chân, não bộ tương đối lớn và thị lực sắc bén và rộng, khỉ cây - dù vẫn còn là loài ăn côn trùng, sâu bọ - một loài ăn côn trùng sâu bọ biểu lộ nhiều thiên hướng đáng kể của loài động vật hữu nhũ. Thật ra, trong một số chi tiết về cấu tạo khung xương và cơ, khỉ cây lại biểu lộ đặc điểm và thiên hướng riêng biệt của loài vượn cáo.
Nói chung, Le Gros Clark đã phán đoán như sau: ''Dường như có thể là loài khỉ cây với cấu trúc tổng quát của chúng đại diện một cách khá chuẩn xác các giai đoạn sớm nhất trong quá trình tiến hóa từ những động vật có vú tổ tiên của loài có vú phát triển cao''.
Khỉ mắt cá. Loài này được đặt tên như vậy vì sự phát triển hình dạng đặc biệt bên ngoài của đoạn xương mắt cá chân, và cũng là loài loại bỏ được nhiều đặc điểm của các động vật có vú xa xưa và dù vậy chúng cũng rất gần gũi với dạng loại nguồn gốc tổ tiên. Khỉ mắt cá nhỏ hơn vượn cáo, mũi nhỏ và rộng, mắt lồi - ban đêm nhìn rõ hơn - môi trên giống như người và các loài khỉ khác, uyển chuyển và có thể nhô ra nhô vào, cổ rất linh hoạt, có thể xoay nửa vòng tròn. Tất cả những đặc điểm trên đều là xu hướng của các động vật có vú cấp cao hơn. Sự thích nghi với tiến trình tiến hóa của khỉ mắt cá hầu như chỉ dành cho việc leo trèo, sống trên cây. Chẳng hạn như chúng đã phát triển những ngón tay, ngón chân tròn và dẹt giúp làm tăng độ ma sát khi leo trèo trên cành và ngọn cây giống như các động vật có vú khác, khỉ mắt cá không cần phải đào xới hay cắm chặt vào (cây) bằng móng vuốt khi leo trèo và di chuyển. Những cú chuyền an toàn bằng tay và chân được chúng thực hiện rất nhanh mà chẳng cần móng vuốt, loài nhím và chim chỉ có thể thực hiện hành động này với sự trợ giúp của móng vuốt. Tuy nhiên, khả năng chuyên môn đáng kể nhất của loài khỉ mắt cá là việc kéo dãn khối xương cổ chân. Khả năng này giúp cho chúng có được những lực dạng đòn bẩy rất hiệu quả, vẫn nhảy tới được trong khi ngón của chân kia vẫn còn trong tình trạng cầm chặt.
Vượn cáo. Nếu không chú ý đến các đôi tay và chân đầy ngón, vượn cáo có vẻ giống như loài gấu trúc Bắc Mỹ hơn là loài khi Mõm dài và ướt, mũi giống mũi chó, tai rộng có thể phe phẩy, là những đặc điểm của động vật có vú sơ đẳng hơn là của loài có vú phát triển cao. Nhưng những đặc điểm khác như não bộ, đôi "tay có thể cầm nắm được, tứ chi linh hoạt lại xếp vượn cáo vào một thứ hạng thấp trong loài động vật có vú. Vượn cáo là một con vật hơi có phần nhút nhát, phần lớn cả đời ở suốt trên cây và chỉ hoạt động vào ban đêm. Về mặt tiến hóa hình thái, vượn cáo chiếm vị trí gần như trung tâm, giữa loài ăn sâu bọ và loài khỉ. Vượn cáo là một động vật có vú sơ đẳng, nhưng không phải là sơ khai nhất vì vậy chúng ta vẫn có thể xếp chúng vào thứ hạng động vật có vú phát triển cao.
Khỉ cây, khỉ mắt cá và vượn cáo là ba thí dụ về những tổ tiên có vú của thời kỳ đầu của kỷ nguyên thứ ba, khỉ cây tiến gần nhất với dạng được cho là con người tiên tổ đầu tiên.
Loài khỉ
Loài khỉ đang tồn tại ngày nay chia thành hai phụ hạng trong phạm vi những phụ hạng dạng loại giống người, như chúng ta đã ghi nhận - đó là bộ mũi tẹt và bộ mũi hẹp.
Bộ mũi tẹt: Loài khỉ mũi tẹt chỉ tìm thấy ở Tân Thế Giới. Chúng được nhận dạng nhờ khuôn mặt dẹt và dài, đuôi thường có khả năng cầm nắm (quấn vào các cành cây - ND). Vì quá trình của bộ này chệch quá xa ranh giới chính yếu của sự tiến hóa nhân loại, nên chúng ta không cần phải quan tâm đến chúng sâu hơn nửa.
Bộ mũi hẹp: Bộ mũi hẹp ở Cựu lục địa lại phân ra thành hai siêu họ là họ dạng giống người không đuôi, gồm người và các lòai vượn lớn; dạng giống người có đuôi mà ngày nay được nhìn thấy dưới dạng của loài khỉ đuôi ngắn, khỉ châu Á, khỉ mũi đỏ và khỉ đầu chó.
Khỉ đuôi ngắn là loài phổ biến và quen thuộc nhất vì chúng phân bố rất nhiều nơi. Chúng ở rải dài theo một vành đai rộng lớn chạy từ Nhật qua Trung Quốc, xuống Đông Nam Á, lan qua Ấn Độ và Tây Bắc châu Phi và Gibraltar (người Anh, theo truyền thống, gọi loài khỉ sinh sống ở Gibraltar là ''khỉ cộc đuôi''). Ngày nay, hơn năm mươi chủng loài và hàng trăm giống loài khỉ đuôi ngắn vẫn tồn tại, và chẳng có khởi điểm nào để mô tả chúng dưới những đề mục chúng. Khỉ đuôi ngắn có mặt trong các chuồng khỉ của bất kỳ thảo cầm viên nào. Chúng có thể sống cả dưới đất và trên cây. Langur cũng là loại khỉ châu Á, phân bố giới hạn từ Tây Tạng, Ấn Độ, Ceylon (nay là Srilanka) và phía đông quần đảo Java. Lãnh địa của chúng chồng chéo với lãnh địa của loài khỉ đuôi ngắn nhưng có phần bị giới hạn hơn có lẽ do khả năng thích nghi với đặc trưng chỉ ăn rau quả.
Khỉ đầu chó và khỉ mũi đỏ (còn gọi là khỉ dữ - mandrill) là những cư dân của mặt đất, chúng đã hấp thu được lối sống để có thể mở rộng môi trường sống ra khỏi những vùng rừng rú. Với các đặc điểm như mõm lớn, đi bốn phân, đuôi hơi dài chúng rõ ràng còn cách xa với loài người về mặt kết cấu cơ thể, dù chúng đã có thói quen sống trên mặt đất.
Các loài vượn lớn
Họ vượn hiện tại bao gồm loài đười ươi châu Phi và loài tinh tinh cùng xếp chung với các loài giống đười ươi ở hai quần đảo Borneo và Sumatra (Orangutans). Loài vượn Malaysia (Malaysia gibbon) được xếp riêng thành loài vượn tay dài (hylobate).
Hầu hết những đặc điểm riêng biệt của các con vượn trưởng thành đều cho thấy rõ rằng, chúng đã quen với tư thế gần đứng thẳng kết hợp với sự vận động cánh tay. Qua cái cách chúng chuyền từ cành này qua cành nọ hay từ cây này qua cây kia chứng tỏ chúng đã thay đổi rất nhiều các kỹ năng của mình, những kỹ năng mà các loài động vật có vú tổ tiên đã sử dụng và vẫn còn lưu lại trong loài khỉ. Thay vì chạy và nhảy, chúng vận động tứ chi; nghĩa là chúng di chuyển bằng cách dùng những chi trước để đu bám và trong những phạm vi hẹp chúng bước đi trên mặt đất.
Nhiều sự điều chỉnh về hệ cơ và xương đi kèm với hai biến đổi trong những thói quen sống cơ bản này – đu bám bằng tay và bước đi gần thẳng đứng. Chân đã mất một số tính năng linh hoạt cũng như phần lớn khả năng cầm nắm. Xương chân cũng chắc khỏe hơn và mặt sau có gờ chỏm rõ rệt gắn kết chặt chẽ những cơ bắp chạy suốt từ dưới lên đến bắp đùi và khung xương chậu. Xương chậu trong khung xương chậu loe ra, cấu trúc toàn bộ hông ngắn lại và rộng ra. Xương sống trở nên to hơn và ít mềm dẻo hơn, đốt sống cũng ít đi, vai rộng ra, lồng ngực trở thành dạng thùng tròn thay vì dạng mũi tàu như trước kia, và xương ức vừa ngắn lại vừa to ra.
Chi trước của các loài vượn cũng phát triển tối đa về độ dài và sức mạnh tương ứng với độ dài của cơ thể, vì chính các chi này gánh hầu hết sức nặng cơ thể khi chúng di chuyển trên cây. Tay đã có dạng bàn tay hơn trong khi đuôi biến mất ở phía bên ngoài, điều này có nghĩa là dấu vết của đuôi vẫn còn - tức xương cụt, như ở loài người vậy.
Trong hộp sọ, xương chẩm cầu - khớp nối giữa hộp sọ và xương sống từ vị trí phía sau đã tiến về phía trước đến một vị trí trung tâm, hợp lý hơn. Các lỗ chai, hay các khe hở lớn mà qua đó các dây thần kinh cột sống đi từ sọ xuyên qua trở thành một phần phụ của hệ thần kinh, cũng tiến về phía trước hay phía dưới theo chiều dọc hình thành một góc nhọn thống nhất với một đường ngang tưởng tượng nào đó (cho mỗi loài sinh vật).
Về bộ răng, loài vượn cũng có cấu trúc chỏm hàm trên và hàm dưới giang như con người. Tuy nhiên, các răng nanh lại rất khác với con người vì mọc dài ra phía dưới, dạng chóp nón hoặc dao găm và chồng lấp lên răng trong.
Não bộ của loài vượn, về phương diện phát triển và khả năng tinh thần dù còn thấp hơn rất xa với con người, nhưng cũng cao hơn nhiều so với các loài động vật khác.
Hành vi của loài có vú
Mãi đến những năm từ 1958-1960, chúng ta mới chỉ biết được rất ít về những hành vi của loài tinh tinh và loài khỉ đột hoang dã trong môi trường tự nhiên của chúng. Với vượn và đười ươi cũng vậy, những hành vi được đem ra so sánh và hiểu biết một cách khoa học cũng rất ít ỏi. Tuy nhiên, hiện nay cuộc sống hàng ngày của loài tinh tinh và khỉ đột hoang dã đang được những người có tay nghề chăm chú nghiên cứu một cách cẩn thận và cần cù tháng này qua tháng nọ.
Về cơ bản, việc khảo sát được tiến hành trong môi trường sống tự nhiên cho thấy các loài vượn lớn là đã không những không hung hăng dữ tợn mà lại còn cực kỳ nhút nhát. Nhà động vật học Jane Goodall đã mất mười bốn tháng ròng, hàng ngày trong sự tiếp xúc câm lặng mới được những con tinh tinh trong khu bảo tồn thiên nhiên Gombe Stream bên bờ hồ Tanganyika chấp nhận sự có mặt của cô và thôi không quấy rầy hay xua đuổi cô nữa. Tuy nhiên, các con khỉ đột lại quen thuộc với sự hiện diện kế bên của một người hiền lành (không có ý gây hấn) một cách rất dễ dàng. Loài khỉ châu Phi dường như sống sót nhờ tránh khỏi những hình thức làm hại đến chúng. Mức độ tụ tập bầy đàn là rất nhỏ (từ sáu mươi đến tám mươi con đối với tinh tinh và từ hai mươi đến ba mươi đối với khỉ đột), trong bầy lại chia thành từng nhóm nhỏ và trong đó các cá nhân riêng lẻ lại sẵn sàng hoán đổi vị trí của nhau. Mỗi nhóm khởi thủy đều tập trung quanh một con đực đầu đàn to lớn và mạnh khỏe hơn cả. Con đực bao giờ cũng uy thế hơn con cái và uy thế này cũng lan sang lãnh vực tính dục theo một thứ bậc tôn ti nào đó; tuy tinh tinh và khỉ đột được nhận xét là có thể có những mối quan hệ tốt giữa những cá thể của hai loài nhưng thỉnh thoảng vẫn có những cuộc chiên và sự áp chế xảy ra. Việc hành xử quyền lực tuy được thực thi một cách nửa vời nhưng dường như lại được sẵn sàng chấp nhận.
Mối quan hệ mẹ con thể hiện sự chăm sóc và bảo vệ là rất thân thiết và chu đáo kéo dài trong ba năm. Những con trưởng thành của cả hai loài, đặc biệt là khỉ đột thường "tạo ấn tượng bằng cách tỏ ra có một tính cách độc lập và tự lập, chịu đựng khó khăn, lạnh lùng xa cách, che giấu cảm giác xúc động''. Chúng là những sinh vật xã hội, nhưng chưa xã hội hoá - chưa dễ gần gũi, chưa hòa đồng. Tổ chức xã hội hãy còn nhỏ bé và lỏng lẻo và rất kém kết dính, trong đó mỗi cá thể hiếm khi có khuynh hướng tách rời nhau ra. Sự truyền thông trong những nhóm lân cận chủ yếu thực hiện qua cử chỉ của thân thể hoặc nét mặt chứ không phải bằng tiếng nói. Mặt khác những nhóm nhỏ ở khuất tầm nhìn của nhau thường xác định vị trí của nhau bằng những tiếng hú.
Bằng sự quan sát của mình, Goodall đã nhấn mạnh thiên hướng sử dụng dụng cụ của loài tinh tinh, nhưng dù sao những hành động này cũng chưa tạo ra những ấn tượng nào mạnh mẽ. Các con tinh tinh hoang nhét những cọng lá hoặc cuống hoa vào các tổ mối, và khi những thứ này bám lủng lẳng những con mối, chúng lấy ra và bắt đấu ngấu nghiến. Các con tinh tinh bị nhốt thỉnh thoảng, chẳng cần ngắm nghía gì cũng ném những cái que hoặc cục đá về phía “kẻ thù”. Loài vượn, dù bộc lộ được khả năng học hỏi trong những những đoàn xiếc hay trong những phòng thí nghiệm của những nhà tâm lý học thực nghiệm, cũng không phải là những tình huống tự nhiên có thể sản sinh những đóng góp văn hóa đáng ghi nhận.
Thói quen ăn uống của vượn chủ yếu là trái cây, rau lá; từ sáu đến tám giờ mỗi ngày chỉ là việc thu lượm đủ cây trái hoa quả để nuôi dưỡng cái thân xác bồ tượng của chúng. Goodall thỉnh thoảng chứng kiến cảnh một con tinh tinh đang ngấu nghiến khi thì một con khỉ con vừa mới bị giết khi khác là một con linh dương con, điều này có vẻ như tượng trưng phần nào cái bản năng ăn tạp, bản năng đã trở thành rất đặc trưng của con người và rất có ý nghĩa trong sự thích nghi với quá trình tiến hóa để cuối cùng sản sinh ra con người.
Tiền thân của văn hóa. Nếu chỉ quan sát bên ngoài thì không thể nào biết được những gì đang xảy ra trong đầu óc của một con tinh tinh, nhưng Kortlandt có thể đã không quá tưởng tượng khi nhận định như sau:
Loài tinh tinh không bao giờ ngừng cảnh giác và hiếu kỳ. Chúng nắm bắt mọi cơ hội để đưa vào cuộc sống của chúng đủ thứ hầm bà lằng, dùng những đường mòn khác nhau để xuống đồi trong những cơ hội khác nhau, cũng như liên tục thay đổi dáng đi và cách di chuyển, vận động của mình. Chúng bị lôi cuốn bởi tất cả những gì mới lạ và bất thường.
Chúng xem xét kỹ càng tất cả mọi vật rồi bày biện tất cả lên những lối đi của mình và đôi khi lại thu cất một số vật này nọ. Có lần tôi đã chứng kiến một con tinh tinh nhìn đăm đăm vào cảnh mặt trời lặn tuyệt đẹp cả mười lăm phút đồng hồ, ngắm nhìn sự thay đổi màu sắc cho đến khi trời tối hẳn, nó quay trở lại rừng mà không quên dừng lại để hái một trái đu đủ làm bữa ăn tối.
Một lãnh vực khác, mà những con vật này rất giống con người, đó là bản tính hoài nghi và không kiên định. Chúng tỏ ra cân nhắc trước những vấn đề như rẽ trái hay rẽ phải, trái đu đủ có ngon hay không. Giống như những con tinh tinh trong phòng thí nghiệm thường bù đầu bối rối trước một vấn đề khó khăn của một trắc nghiệm về trí thông minh, những con tinh tinh mà tôi quan sát cũng tự cào cấu mình một cách kịch liệt khi rơi vào tình huống phải đưa ra những quyết định.
Tổ tiên loài người chắc chắn cũng có được khả năng này để cân nhắc suy nghĩ về những vấn đề ở trình độ cao hơn, và đó cũng là chìa khóa tối thượng của khả năng sáng tạo văn hóa. Khi đơm hoa kết trái đầy đủ, khả năng này chính là sự vinh quang của loài người.
Tuy nhiên, trước khi tạm biệt các động vật có vú đang tồn tại này, cũng cần phải nhắc lại bốn đặc điểm quan trọng và có ý nghĩa xã hội mà rõ ràng loài khỉ và vượn đã cùng chia sẻ với những tiền thân của loài người: (1) tính bầy đàn xã hội và khả năng kết hợp trong tình dục suốt năm; (2) thời gian phụ thuộc của con con kéo dài, con cái và các con nhỏ được con đực bảo vệ, che chở; (3) sự chia sẻ thực phẩm bắt đầu manh nha; (4) hình thành khái niệm sơ đẳng không cần nói. Những đặc điểm này cung cấp cái yếu tố cho những hành vi cơ bản để hình thành xã hội sơ khai đầu tiên và ''văn hóa''.
Dựa trên nền tảng này, họ người từ lâu đã đạt được: (1) chuyển qua việc săn bắt và ăn thịt; (2) tư thế thẳng đứng với khuynh hướng liên tục chế tạo và sử dụng dụng cụ; (3) tụ tập thành gia đình với nhóm cùng địa phương; (4) giao phối khác gốc họ (ý thức về cảm giác loạn luân); (5) tiếng nói. Hai đặc điểm đầu được suy ra từ các chứng tích hóa thạch. Ba đặc điểm sau là từ những kiến thức của chúng ta có được từ những xã hội sơ khai của loài người. Bây giờ chúng ta hãy quay trở lại với những chứng tích hóa thạch.