Tài liệu: Kiểu tóc

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Một trong những mối bận tâm hàng đầu của con người là kiểu dáng tóc tai. Chúng ta không biết được những con người thời tiền sử bắt đầu chăm chút đến đầu tóc của mình từ bao giờ
Kiểu tóc

Nội dung

Kiểu tóc

Một trong những mối bận tâm hàng đầu của con người là kiểu dáng tóc tai. Chúng ta không biết được những con người thời tiền sử bắt đầu chăm chút đến đầu tóc của mình từ bao giờ. Các bằng chứng khảo cổ học về thời sơ kỳ đồ đá cũ ở châu Âu cho thấy, chắc chắn rằng người Caro-magnon và những nhóm người đương thời khác đã rất quan tâm đến kiểu tóc của phụ nữ. Trên bức tượng điêu khắc Venus ở Willendorf (hình 11.8), người nghệ sĩ đã không chạm khắc các đường nét khuôn mặt. Ông ta không chú trọng đến một dung nhan xinh đẹp nào cả. Thế nhưng kiểu tóc thì được chăm chút rất tỉ mỉ. Nét tiêu biểu của bức tượng Venus xứ Willendorf của kỷ nguyên Gravettian cách đây hơn hai mươi ngàn năm, không chỉ là một điều ngẫu nhiên, mà là một đặc trưng văn hóa sâu sắc, vì sự chăm chút tỉ mỉ tương tự như thế được thể hiện rất công phu trên các bức tượng điêu khắc đầu tóc phụ nữ ở Hang Pape tại Brassempouy (hình 11.9).

Tất cả họa sĩ và điêu khắc gia cận đại trong các xã hội có trình độ văn hóa từ thấp nhất đến cao nhất, đều quan tâm đến mái tóc (trong các tác phẩm của họ - ND). Tất cả những con người văn minh hiện nay cũng vậy. Do đó chúng ta thấy đây là đặc tính phổ biến trong nền văn hóa nhân loại.

Kiểu tóc và địa vị xã bội

Việc cắt chải bới tóc không phải chỉ đơn thuần là chuyện trang điểm hay làm đẹp; trong nhiều nền văn hóa cách thể hiện mái tóc còn mang mục đích biểu thị vị trí xã hội. Đặc tính căn bản nhất của mái tóc là biểu lộ giới tính. Nam giới và nữ giới trong bất cứ xã hội nào cũng có những cách chải mái tóc riêng biệt, gần như không có ngoại lệ. Ở Mỹ, mái tóc biểu thị ý nghĩa văn hóa rất mạnh, những phụ nữ tóc ngắn được coi là người có nam tính, và những người đàn ông tóc dài là có nhiều nữ tính – ít nhất là đối với những người ngoài tuổi ba mươi.

Kiểu tóc còn biểu thị tình trạng tuổi tác, nhưng ít phổ biến hơn. Trẻ con người da đỏ Omaha được cạo trọc đầu, chỉ chừa lại vài miếng vá. Đàn ông thì hoặc xõa tóc dài, hoặc là cạo nhẵn, chỉ chừa lại một cái đuôi sam chạy dọc xuống từ đỉnh đầu. Đã có thời trong xã hội chúng ta, các thiếu nữ phải để tóc dài xõa xuống ngang lưng cho đến tuổi thành niên mới được bới hoặc kẹp lên.

Với người Omaha, việc cạo trọc đầu của trẻ con không chỉ để biểu lộ tình trạng tuổi tác của chúng mà thôi, các miếng vá trên đầu chúng khác nhau tùy theo từng bộ tộc. “Việc cắt tóc được thực hiện như một bài học cụ thề để khắc sâu vào tâm trí đứa bé ý niệm về tộc hệ (phụ hệ), cho biết nó thuộc về tộc hệ nào”.[1] Tập tục rập một kiểu này cũng rất phổ biến đối với những người Phi châu ở miền Tây Sudan. Ở đó kiểu đầu trẻ con được chia ra các dạng hình thoi hoặc hình vuông bằng cách rẽ tóc chúng và buộc chặt thành túm. Ở Phi châu, các dạng đầu tóc khác nhau cho biết người mang nó thuộc về một cộng đồng xã hội nào.[2] Một vài kiểu tóc, chẳng hạn kiểu buộc túm đuôi ngựa cao quá đầu có thể thấy nơi trẻ con người Mỹ da màu, những người từ lâu đã không còn vương chút dấu tích nào về tổ chức bộ tộc Phi châu; hình thức này rõ ràng không gì hơn là một dấu tích vương vấn, còn sót lại từ những tập quán cũ. Đối với người Mỹ da màu, chắc chắn kiểu tóc còn mang một ý nghĩa tượng trưng về Thế giới mới nào đó. Việc thích duỗi tóc thẳng và các kiểu tóc không xoắn của những người Mỹ da màu phản ánh ý tưởng muốn hòa nhập của họ vào thế giới tóc không xoăn, cùng với các vị trí xã hội của người da trắng.

Các dạng trang điểm mái tóc biến hóa vô cùng phong phú khắp nơi trên thế giới, trong trang sách này không thể nào nói tóm lược hết được sự phân bố của chúng. Cũng nên đề cập đến tập quán được địa phương hóa của người Melanesia, đặc biệt là ở Neo Ireland, người ta dùng vôi để nhuộm cho mái tóc màu đen của họ thành ra màu đỏ cam. Hiện tượng này đã làm cho bất cứ nhóm lính Mỹ nào lần đầu đến chiến đấu ở vùng Nam Thái Bình Dương cũng đều cảm thấy rất khó chịu.

Nhận xét để kết thúc vấn đề này cũng là sự tái xác nhận tính cực kỳ quan trọng trong mối quan hệ giữa cách phô diễn mái tóc với vị thế xã hội. Tất cả chúng ta từng nghe câu nói cửa miệng “Họ xõa tóc ra và chơi tới bến”. Có thể là chúng ta cần phải xõa tóc ra để vui chơi thả cửa hay không? Thực ra, chỉ là một cách nói hình tượng thôi. Cái mà chúng ta buông thả là những ràng buộc của ề thói tập tục kém giữ chúng ta trong những vai trò xã hội, buộc chúng ta luôn phải thận trọng giữ gìn ý tứ. Buông thả mái tóc, hay để mặc tóc tai bờm xờm là điều mà bình thường không ai muốn để người ngoài trông thấy, vì hình ảnh biểu thị một nhân cách “chưa nên thân”, thiếu đứng đắn.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2580-02-633536293151406250/Y-phuc-va-trang-suc/Kieu-toc.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận