Những vấn đề trong phân loại
Trong loại phim hoạt hình hài hước, một vật thể bay có thể làm người ta thốt lên: ''Con chim! Máy bay! Siêu nhân. Hình thức của hành động bay được cảm nhận tùy thuộc vào năng lực suy luận và nhận thức nhiều ít hay lớn nhỏ của người quan sát. Trong môn cổ sinh vật học tiền sử, khi một hóa thạch gồm nhiều mảnh nhỏ và rất thô thiển của một dạng loài giống như người được phát hiện lần đầu tiên, những tiếng thốt lên rất riêng biệt có thể là: ''Đây là khỉ” ''Đây là người?" "Là nửa người nửa khỉ”. Phe phái đã được thiết lập. Những lằn ranh cuộc chiến giữa môn hình thái học so sánh và môn đo đạc đường kính đầu người đã vạch ra, và cuộc chiến ngôn ngữ bắt đầu. Kết quả của cuộc chiến đã được George Gaylord Simpson mệnh danh là "những bát nháo trong thuật ngữ nhân chủng học Bình luận về tình trạng này, ông đã có một quan sát vừa châm biếm vừa thuyết phục như sau:
Lẽ dĩ nhiên và cũng thực tế là ý nghĩa của những dị biệt giữa bất kỳ hai chủng loài nào khi mới phát hiện, thì hầu như lúc nào cũng vậy đều không bị nhóm này thì cũng bị nhóm khác có uy thế hay quyền lực trong lãnh vực thổi phồng, cường điệu quá đáng. Điều này là một sai lầm không chỉ vì sự thiếu sót trong ngữ pháp phân loại, mà còn bởi sự khiếm khuyết về mặt ý nghĩa chung và kinh nghiệm của phương pháp phân loại. Nhiều chứng tích hóa thạch giống như người, đã được những công nhân không có kinh nghiệm trong việc phân loại miêu tả và đặt tên. Họ chắc chắn không có được khả năng phán đoán chính xác và kỹ năng thao tác của những nhà động vật học, những người đã từng làm việc giữa không biết bao nhiêu bầy đàn thú vật. Tuy nhiên, phải thú nhận một cách chẳng vui vẻ gì, rằng mặc dù đã được trang bị kỹ càng và chu đáo nhưng các nhà động vật học dường như thường mất khả năng phán đoán khi phải làm việc về những vấn đề thuộc về con người. Ở đây, những yếu tố như uy tín, mắc mưu bản thân, giới hạn cảm xúc hiếm khi nào lại không tác động lên - dù là một nhà khoa học tận tâm và đầy bản lĩnh, dù đồng thời, họ luôn gây khó chịu cho những công nhân khi quát mắng những người này là ''đồ bị thịt'', ''óc bã đậu''...
Nhiều chứng tích hóa thạch đã được những người tài tử không chuyên hoặc các nhà bán chuyên nghiệp phát hiện và xác định trước tiên, đối với những người này thì sự thôi thúc phải thuyết phục thế giới rằng những khám phá của họ là một hình thái mới của con người hoặc của tổ tiên con người, hầu như là một thôi thúc không thể cưỡng nổi. Mỗi người đều đặt cược vào những tuyên bố của mình bằng cách công bố ra một giống loài hoặc ít nhất là một chủng loại mới nào đó. Những người khác thì phản đối lại bằng những chiêu bài thích hợp với quan điểm phán đoán riêng của họ. Và như vậy, một phát hiện đơn lẻ cũng có thể bị gán cho nhiều biệt hiệu bằng tiếng La-tinh khác nhau, và một số các phát hiện khác nhau lại tập hợp riêng ra với nhau trong một phân loại đơn lẻ, nhưng lại nhốt chung trong một tổ chim câu với nhiều tên gọi khác nhau. Câu chuyện về những phát hiện nổi tiếng đầu tiên là phát hiện về những người thuộc quần đảo Java là một thí dụ về những việc thường xuyên xảy ra như thế này. Vì thiếu tin tưởng, Eugene Dubois đã đặt tên cho hóa thạch vượn đứng thẳng Java (pithecanthropus erectus) như sau: giống loài - người vượn (genus - ape man); chủng loài- đứng thẳng (species - upright). Ba thập niên sau, một người Mỹ theo thuyết tiến hóa là Henry Fairfield Osborn đã tranh luận lại rằng mẫu hóa thạch kia chẳng phải thuộc một giống vượn, mà là một giống người đã vượt qua cái ngưỡng giới hạn bản chất của loài người trước đó quá lâu để có thể xếp loại là loài người; vì vậy ông ta đã đề nghị gọi mẫu hóa thạch kia là người tiền sử Trinil: giống loài người cổ đại; chủng loài Trinil (địa phương mà mẫu hóa thạch được phát hiện). Ngày nay, các nhà chuyên môn của Mỹ và châu Âu đều nhất trí về các tên gọi sau cho mẫu hóa thạch đó là người đứng thẳng đứng: giống loài - người; chủng loài - đứng thẳng; thứ loại - đứng thẳng.
Do đó, dù có sự mâu thuẫn hay bất đồng giữa những danh xưng và những hệ thống phân loại dùng trong chương này và trong những ấn bản trước đây của sách này, cũng như giữa những thuật ngữ của các tác giả khác - vẫn không ảnh hưởng gì đến việc nhận thức tính chất tạm thời của tất cả sự phân loại.
Tuy nhiên, những cuộc đấu tranh trong khoa học vẫn có thể không ngừng sinh ra những sự điên rồ của lý trí và các tín điều trong những lý thuyết khách quan vẫn tiếp tục duy trì. Trong tiến trình này, những nhà động vật học đã tiến đến một sự công thức hóa hợp lý và có tính toàn cầu về những quy tắc và các phương pháp để thực hiện những sự phân loại có tính khoa học. Trước đây, những nhà sử học về thời tiền sử đã đi quá nhanh và vì vậy không chặt chẽ trong việc đặt tên cho những hóa thạch của nhân loại, rồi cuối cùng buộc phải sắp xếp thứ tự trở lại cái kho kiến thức thông tin của họ về thời tiền sử. Năm 1962, một hội nghị chuyên đề về vấn đề này đã được tổ chức dưới sự bảo trợ của Viện nghiên cứu nhân chủng Wenner-Gren. Mục đích của hội nghị không phải là thiết lập một bộ luật cho việc phân loại những động vật có vú, mà là thu dọn những râu ria rối rắm và cung cấp cho chúng ta một bộ thuật ngữ được sử dụng như một tiêu chuẩn, như là một kiến thức mới và là một tích lũy đầy đủ hơn của những kinh nghiệm đúng đắn, và để thực hiện những thay đổi cần thiết. Kết quả chi tiết của hội nghị có thể tìm đọc trong cuốn Việc phân loại và Sự tiến hóa của nhân loại được S.L. Washburn biên soạn lại. Việc phân loại con người sử dụng trong sách này tuân theo sự đồng thuận đã được phổ biến tại hội nghị Wenner-Gren.
Càng nắm vững những nguyên tắc cơ bản của việc phân loại, thì việc hiểu được ý nghĩa những tên gọi các loài động vật có vú và các hóa thạch càng dễ dàng hơn.
Cấp độ của danh pháp và chỉ danh
Trong một viện bảo tàng hoặc phòng thí nghiệm được tổ chức tất, mỗi mẫu vật đều có mã số riêng về lai lịch. Và mã số này là danh pháp gốc (N1) hoặc là thứ bậc (thuộc thuật ngữ) của mẫu vật. Cái tên hoặc con số này không nói được với chúng ta điều gì, ngoại trừ việc có thể hy vọng tìm kiếm và nghiên cứu nó ở đâu trong bảng chỉ danh mục lục hay các bộ sưu tập. Danh pháp gốc không nêu ra được bất kỳ một ý nghĩa khoa học nào. Theo thông lệ trong ngành khảo cổ hiện đại Mỹ, N1 bao gồm sự chỉ danh bang, hạt, vị trí, đặc điểm bổ sung (phạm vi địa tầng, và đại loại những điều khác trong lãnh vực), và hàng loạt số liệu của đặc thù khác. Ví dụ như 42-to-29, D346 sẽ được đọc là “Bang Utah, hạt Tooele, vị trí số 29, đặc điểm D, mẫu 346”. Đây là một sự chỉ danh tuyệt diệu, nhưng cũng đồng thời là một sự câm lặng, chưa nói lên một điều gì về mặt khoa học.
Khi một nhà phân tích nhận dạng một mẫu vật là xương của một loài động vật có vú dù sao đi nữa ông ta cũng đã bắt đầu nói với chúng ta ý nghĩa của một điều nào đó. Nhà phân tích nhận dạng cho cả một nhóm loài: ''một tập hợp của những quan sát khả dĩ, hoặc của các quan sát riêng lẻ kết hợp lại với nhau bằng một số nguyên tắc chung. Đây chính là danh pháp thứ cấp (N2). Nhóm loài tồn tại trên lý thuyết như là những trường hợp tiềm năng của sự vật trong vấn đề. Như vậy nhóm loài là một khái niệm không thể nhìn thấy hay cảm nhận được một cách toàn diện. Những nét đặc trưng tiêu biểu của nhóm loài chỉ được suy luận ra từ những vật mẫu tương ứng.
Danh pháp thứ ba - (N3) là danh pháp chỉ sự xếp loại, một nhóm các vật mẫu thực sự hoặc hiện đang tồn tại mà những nhà phân loại có thể sử dụng trên thực tế. Đây là nhóm thực tế có thể phân loại thành vị trí cao hơn hoặc thấp hơn trong hệ thống thứ bậc của các dạng, loài.
Chỉ danh dạng loài hoặc danh pháp thứ tư (N4) diễn tả nhiều hơn những quan hệ tiêu biểu. Trong hệ thống hiện đang sử dụng, các cấp độ dạng loài được phân cấp theo trình tự thấp dần như sau:
Những dạng loại trung gian thường được lập nên bằng cách thêm các tiếp đầu ngữ như “super” (trên, siêu, liên), “sub” (dưới, hạ, phụ), “infra” (dưới nữa, bán), chẳng hạn như:
- superfamily (liên họ)
- family (họ)
- subfamily (phụ họ)
- infrafamily (dưới, chưa thành họ)
Sinh vật được sắp xếp vào một thứ bậc nào đó trong dạng lại dựa trên những cơ bản của các nét tiêu biểu những được chia sẻ với những sinh vật khác được xếp chung dạng loại. Trong cùng chung một thứ bậc, các nhóm nhỏ hơn thường phân biệt với nhau trên những cơ bản dị biệt trong sự chuyên môn hóa và xuống dần đến thứ bậc của hệ thống sắp xếp. Như vậy, ở thứ hạng càng thấp của nhóm, những chuyên môn hóa chung của những thành phần trong nhóm càng rõ ràng cụ thể hơn, và chúng càng giống nhau hơn. Hoàn toàn có thể phân loại những sinh vật sống mà không cần chú ý quá trình phát triển tiến hóa của chúng, như nhà tự nhiên học vĩ đại người Thụy Điển Karl von Linné (1707-1778) đã thực hiện, Linné đã để lại cho hậu thế một hệ thống cơ bản về phân loại và hiện nay vẫn còn được sử dụng. Hệ thống của Linné là một hệ thống đồng bộ, tất cả hình thái yêu được xem như cùng ở trong một mặt bằng thời gian. Tuy nhiên, hiện nay các nhà sinh vật học sử dụng phương pháp phân loại để hàm ý chỉ về dòng họ chung, cũng như những tương đồng trong cơ thể vật chất. Hai tư tưởng riêng biệt lại dính chùm với nhau trong sự diễn đạt này. Tư tưởng thứ nhất dựa trên sự giả định về động vật học rằng, nếu hay hay nhiều hơn nữa những hình thái động vật biểu lộ một số lớn những tương đồng có ý nghĩa về hình thức và chức năng thì không nhiều thì ít, chúng có liên hệ gần gũi với nhau. Giả định thứ hai chơ rằng mối liên hệ gần gũi có nghĩa là có chung dòng họ. Xa hơn nữa sự tương đồng chi tiết trong hình thứ và chức năng càng lớn, thì tính chất chung của dòng họ càng xác định rõ ràng hơn. Thuyết tân hệ thống của Linné hệ đang sử dụng không những để phân nhóm các sinh vật theo những điểm tương đồng mà còn bao hàm nhiều mối liên hệ tiến hóa giữa những hình thái sống dưới dạng những mô thức những dòng họ và tính gần gũi các quan hệ bàng hệ. (cùng họ nhưng khác chi, giống - ND).
Các tiêu chuẩn sử dụng trong sự phân loại động vật
Những tương đồng về cấu trúc, về chức năng, quá trình phát triển, và lịch sử tiến hóa đều cùng tham gia vào việc phân loại sinh vật. Cấu trúc liên quan đến hình thức cơ thể, hình thái học: chức năng, liên quan đến cách một bộ phận cơ thể hoạt động trong sự vận hành toàn diện của cơ thể; sự phát triển là những bối cảnh trong quá trình tăng trưởng hoặc lịch sử đời sống của cá thể sinh vật; và lịch sử tiến hóa là những bối cảnh của quá trình phát triển trong loại dòng họ nào đó.