Tài liệu: Vấn đề ưu điểm sinh học và tính thấp kém của các chủng tộc

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Việc tranh luận về vấn đề một số chủng tộc này là ưu việt hơn hoặc thấp kém hơn so với các chủng tộc khác làm nảy sinh một câu hỏi cơ bản khác: “Ưu việt dựa trên cơ sở nào”
Vấn đề ưu điểm sinh học và tính thấp kém của các chủng tộc

Nội dung

Vấn đề ưu điểm sinh học và tính thấp kém của các chủng tộc

Việc tranh luận về vấn đề một số chủng tộc này là ưu việt hơn hoặc thấp kém hơn so với các chủng tộc khác làm nảy sinh một câu hỏi cơ bản khác: “Ưu việt dựa trên cơ sở nào”. Những người thuộc chủng Nilotic Phi châu rõ ràng là hơn hẳn người chủng Negrito về tầm vóc, người chủng Tây Bắc Âu cũng vậy - cao hơn hẳn người chủng Pygmy. Tuy nhiên, đây không phải là loại ưu việt mà “sự tranh luận về chủng tộc” nhắm đến. Sự ưu việt hay tính hạ đẳng, thấp kém khi được viện dẫn đều nhằm chung một mục đích. Liệu có những chủng tộc có khả năng vượt trội về mặt cảm thụ văn hóa? Phải chăng họ có một khả năng bẩm sinh vượt trội hơn để lãnh đạo và thống trị, đủ để lý giải cho sự áp chế và bóc lột của họ đối với những chủng tộc kém may mắn được cho là thấp kém kia?

Liệu những thực tế thuộc các lãnh vực nhân chủng tự nhiên, tâm lý chủng tộc, địa lý nhân chủng, xã hội, và lịch sử văn hóa đang được các nhà khoa học tiến hành khảo sát có dẫn đến sự thật và những kết luận thỏa đáng?

Những so sánh về kết cấu cơ thể

Trước tiên chúng ta hãy đến với câu hỏi: “Phải chăng có những chủng tộc tiến xa hơn trong quá trình tiến hóa với các chủng tộc khác?” Một câu trả tích cực, mang tính xây dựng phải là – sự ưu việt là tính cách chung của cả loài người. Người thông minh hiện đại, không còn hồ nghi gì nữa, rõ ràng là tiến bộ hơn. Người đứng thẳng và không thể phủ nhận sự ưu việt về chức năng của họ. Xa hơn nữa, Người thông minh, xét về mặt chức năng thích nghi để tồn tại trong những điều kiện đương đại là hơn hẳn so với Người thông minh Neandertalensis cổ xưa. Tuy nhiên, tất cả những chủng tộc loài người đang tồn tại đều thuộc chủng Người thông minh có khả năng tư duy và những dị biệt chức năng giữa nhân chủng người trong phạm vi chủng Người thông minh có khả năng tư duy đều không thể phân biệt một cách rõ ràng.

So sánh với những loài động vật có vú dạng người. Trong những cuộc tranh luận về chế độ nô lệ trước thời nội chiến (Mỹ), các quý ông ở miền Nam đều khăng khăng rằng những người dân Phi châu là những sinh vật chưa phát triển đầy đủ thành người về mặt cơ thể và tinh thần, không có linh hồn và vì vậy những người Phi da đen không nằm trong đối tượng phán quyết về phương diện đạo đức của tình trạng nô lệ hóa con người. Một số người còn cho rằng sự cân đối của cơ thể, khuôn mặt, hoặc một loại mũi vừa tẹt vừa hếch có thể chỉ ra một mức độ phát triển tiến hóa lạc hậu hay tiến bộ - và những đặc điểm như vậy là chứng cứ chỉ mới nhìn qua là đánh giá được sự ưu việt hay tính thấp kém. Những sự tranh luận theo kiểu cách đó thực sự chẳng chứng tỏ được bất kỳ điều gì. Cách so sánh giữa ba chủng tộc chính trình bày trong bảng 14. 1 sẽ nhanh chóng cho chúng ta câu trả lời.

Bảng 14.1: Bảng so sánh ba chủng tộc chính căn cứ trên những đặc tính
của loài động vật có vú cao cấp dạng người – Khỉ

Đặc điểm

Giống khỉ nhất

Giống khỉ ít hơn

Ít giống khỉ nhất

Chỉ số Đầu

Chủng châu Á

Chủng châu Âu

Chủng châu Phi

Dung tích sọ

Chủng châu Phi

 

Chủng châu Âu và chủng châu Á

Màu mắt

Chủng châu Phi

 

Chủng châu Âu

Chỉ số Mũi

Chủng châu Phi

Chủng châu Á

Chủng châu Âu

Hình thức Tóc

Chủng châu Á

Chủng châu Âu

Chủng châu Phi

Độ dài Tóc

Chủng châu Âu và Chủng châu Á

 

Chủng châu Phi

Lông (trên cơ thể)

Chủng châu Âu

 

Chủng châu Phi và Chủng châu Á

Hình thức Môi

Chủng châu Á

Chủng châu Âu

Chủng châu Phi

Màu Môi

Chủng châu Á

Chủng châu Âu

Chủng châu Phi

Hàm nhô

Chủng châu Phi

Chủng châu Âu

Chủng châu Á

Hình thức Mắt

Chủng châu Âu và Chủng châu Phi

 

Chủng châu Á

Đây không phải là một bảng so sánh có đầy đủ ý nghĩa, còn vô số những đặc điểm chi tiết khác có thể liệt kê. Nhưng, điều chúng ta nhấn mạnh ở đây là tất cả sự tranh luận và phán đoán trên thông thường chỉ dựa trên cơ sở những đặc điểm hời hợt bên ngoài, vì không có chủng tộc nào khi ra đời là đã “tiến xa” hơn các chủng tộc khác. Người châu Phi “giống khỉ nhất” ở năm đặc điểm, trong khi đó người châu âu chỉ có ba đặc điểm. Nhưng ngược lại người châu Phi có đến sáu đặc điểm “ít giống khỉ nhất và người châu Âu chỉ có ba. Toàn bộ sự tranh luận này, đến đây dường như trở thành trò đùa trẻ con và ngớ ngẩn.

Những so sánh về kích cỡ não bộ. Đã có những nỗ lực được xúc tiến nhằm xác định mối tương quan giữa mức độ thông minh với kích cỡ trung bình của não bộ của một chủng tộc. Thực tế chính yếu trong quá trình tiến hóa là kích cỡ và sự phức tạp của não bộ tăng theo tỉ lệ thuận tương đối với hình thức nổi bật ở từng loài động vật. Khi so sánh giống loại này với giống loại khác, chúng ta sẽ thấy khả năng thích nghi tăng theo kích cỡ và mức độ phức tạp của não bộ. Trong phạm vi chủng châu Âu, nhiều công trình nghiên cứu về mối tương quan giữa kích cỡ não bộ và trình độ học vấn đã được xúc tiến một cách nghiêm túc và theo những phương pháp hợp lý. Klineberg, khi xem xét những công trình nghiên cứu này, đã kết luận: “Nói chung, cũng có những biểu lộ tuy rất nhỏ nhưng cũng rất xác thực về mối tương quan giữa kích cỡ não bộ và trí thông minh.[1] Tuy nhiên, cũng có những sự giải thích sáng suốt hơn cho rằng sự khác biệt còn phụ thuộc vào những điều kiện dinh dưỡng - nếu tốt, sẽ tạo ra những con người xuất sắc hơn với tầm vóc cao lớn hơn - những người hầu như lúc nào cũng có một não bộ lớn hơn. Nếu điều này là xác thực, thì mối tương quan giữa kích cỡ não bộ và trí thông minh là phụ thuộc vào những yếu tố khách quan bên ngoài, và đương nhiên không phải là một sự di truyền.

Khi sự tương quan giữa kích cỡ não bộ và trí thông minh của chủng tộc được đem ra kiểm nghiệm, thì những kết quả thu được lại không cho phép chúng ta kết luận một điều gì cụ thể cả. Não bộ trung bình của chủng Úc châu, chủng Phi châu và người Pygmy nhỏ hơn chủng châu Á và châu Âu. Trong trường hợp người Pygmy, chỉ đơn thuần là sự tương ứng với thân xác nhỏ bé của họ. Nhưng những người theo chủ nghĩa phân biệt chủng tộc thì chộp lấy cái kích cỡ - thông thường là nhỏ hơn - của các chủng tộc Phi châu như là chứng cứ của tính hạ đẳng, thấp kém của chủng này. Nhưng nếu căn cứ trên những cơ sở lý luận như vậy, chúng ta sẽ kết luận như thế nào về trường hợp của những người Eskimo, kể cả người Zulu và người Amaxhosa - những người cũng có một não bộ lớn như những người tài giỏi thông minh của chúng ta. Chủng tộc Neandertal sơ khai và đã bị tuyệt chủng cũng được xếp hạng ngang bằng với chúng ta, nếu không nói là tương ứng với những người ưu tú của chúng ta về phương diện này.

Trong trường hợp những người Neandertal, chứng tích về cơ thể của họ lại cho thấy tính cách thấp kém của não bộ có não thùy trước tương đối nhỏ và những nếp cuộn não đơn giản. Đây là một dạng khiếm khuyết không thể có ở bất kỳ chủng tộc nào đang tồn tại.

Các so sánh về mùi vị cơ thể. Một yếu tố cơ bản và phổ biến khác để giả định về tính ưu việt chủng tộc là mùi vị của cơ thể.

Chúng ta biết rất ít hoặc có thể là chẳng biết gì cả về mặt sinh hóa của cơ chế đổ mồ hôi của con người. Chế độ ăn uống rõ ràng là một yếu tố cụ thể, nhưng cũng có khả năng là những chức năng di truyền của cơ thể cũng quan trọng không kém.

Chưa có kết luận dứt khoát nào cho rằng những mùi vị riêng biệt của cơ thể có thể là những đặc điểm di truyền và mang ý nghĩa ưu việt hay thấp kém của chủng tộc này so với chủng tộc kia. Con người có thiên hướng chỉ chịu được mùi vị của chính mình, vì lẽ đơn giản là họ đã quen thuộc với mùi vị đó. Nếu bị ám ảnh bởi những loại quảng cáo về mùi vị như xà phòng hay chất khử mùi, chúng ta thường cũng dễ bị dị ứng với những mùi khó chịu và đôi khi... ngay cả mùi thơm của một ai đó.

Các so Sánh về mặt Tâm Lý

Vấn đề chủ yếu thực sự gây tranh luận là những quá trình phát triển tinh thần và những khả năng tâm lý của các chủng tộc không giống nhau có phải là do dị biệt từ di truyền? Nếu không giống nhau, liệu có xác định được những đặc điểm tâm lý của chủng tộc này là thấp kém so với chủng tộc kia? Những người chăn nuôi chuyên nghiệp cũng như những người có sở thích đam mê nuôi các loài động vật làm thú cảnh rất am hiểu các dị biệt di truyền về tính cách, chức năng tâm lý, và khả năng học hỏi của những vật nuôi và những giống loài cùng loại. Và trong phạm vi loài người, phải thừa nhận rằng có khả năng tồn tại những sự khác biệt như vậy giữa các chủng tộc. Bởi vì, hệ thống thần kinh là một bộ phận trong hệ thống sinh học của con người cho nên những dị biệt di truyền do cấu trúc và chức năng của hệ thống thần kinh giữa các chủng tộc khác nhau là một khả năng hoàn toàn hiện thực.

Có ba cách tiếp cận khả thi để giải quyết vấn đề này một cách khoa học: (1) phân tích - về mặt cơ cấu hình thể và chức năng tâm lý - hệ thần kinh của các chủng tộc khác nhau, nhưng tiếc thay đây là công việc đòi hỏi nhiều cải tiến về kỹ thuật thí nghiệm, mà hiện nay dường như chúng vẫn đang ở ngoài tầm tay của các nhà thần kinh học; (2) thực hiện các cuộc thí nghiệm về tâm lý có đối chứng, trong đó những yếu tố văn hóa và môi trường được dựng lại không thay đổi hoặc bị loại trừ như thế nào, để có thể xác định hay đối chiếu những khả năng di truyền của các chủng tộc khác nhau; (3) các phân tích của ngành nhân chủng về những thành tựu văn hóa của các chủng tộc khác nhau.

Những mặt hạn chế của những trắc nghiệm về trí thông minh theo cách đối chiếu giữa các nền văn hóa. Chủng châu Úc có một nền văn hóa lạc hậu nhất thế giới, nhưng vì họ sinh sống trong một khu vực cô lập cho nên điều này cũng không xác quyết rằng họ không có khả năng di truyền để sáng tạo một nền văn hóa tiến bộ hơn. Nhà tâm lý học Porteus, sau một số các thử nghiệm và khảo sát đã đi đến một sự đánh giá nghiêm túc về những khả năng thiên phú của những thổ dân bản địa châu Úc[2]. Những kết quả về mặt tâm lý của Porteus hoàn toàn không nhằm mục đích để kết luận một điều gì, mà chỉ nhằm chứng minh rằng những ảnh hưởng văn hóa có sức mạnh gây ra sự dị biệt trong hành vi đối xử giữa các chủng tộc. Cơ bản của các cuộc thử nghiệm của Porteus là “giải pháp giải quyết các vấn đề của cá nhân hành động đơn độc”. Porteus đã phát hiện một thực tế không mấy thú vị cho công việc của mình, rất khó khăn để thuyết phục những thổ dân chủng Úc châu này giải quyết vấn đề một mình, vì họ đã có thói quen suy nghĩ và hành động theo tập thể. Tất cả mọi vấn đề trong đời sống bộ lạc được bàn luận và chỉ tiến hành sau khi đạt được sự nhất trí chung, bởi một Hội đồng bô lão. Những người dân bản địa này, thậm chí còn cảm nhận rằng chính Porteus đã giúp họ giải quyết các cuộc thử nghiệm, đặc biệt một bộ lạc đã đối xử như Porteus là một thành viên của họ! Đối với họ, tốc độ chẳng có ý nghĩa gì, chỉ cần có kỹ năng khéo léo đáp ứng được những nhu cầu săn bắn như “duy trì và điều khiển được cơ bắp, không phân tâm, cảnh giác và đề phòng cao độ, liên tục kiên trì và chú ý tập trung vào mục tiêu”[3]. Trong khi đó, tốc độ lại là một yếu tố quan trọng trong nhiều loại trắc nghiệm về trí thông minh. Vì vậy, những loại trắc nghiệm như vậy đối với những người chủng Úc châu dĩ nhiên không chứng tỏ được điều gì và có thể nói là không có giá trị. Không hồ nghi gì khi cho rằng các cuộc thử nghiệm đã được Porteus vạch ra để ghi nhận rằng các kỹ năng khéo léo là rất quan trọng trong môi trường của người bản địa Úc châu, và đã hình thành nên những dị biệt của họ so với tiêu chuẩn đánh giá hợp lý và thông thường. Nếu cả hai chủng Úc và Âu châu đều là đối tượng của các cuộc thử nghiệm loại này, có khả năng những người châu Úc đạt được một thứ hạng cao hơn.

Các kết quả của việc nghiên cứu và trắc nghiệm về trí thông minh ở Mỹ. Từ năm 1918, các nhà tâm lý học đã có những hoạt động thử nghiệm nhộn nhịp nhằm mục đích phát hiện những dị biệt di truyền giữa các chủng tộc. Hàng trăm cuộc trắc nghiệm có giá trị khác nhau đã được tiến hành. Một số thử nghiệm sớm nhất đã được phân tích và tóm lược trong những tác phẩm của Garth[4] và Klineberg[5].

Việc công bố kết quả của các cuộc trắc nghiệm loại alpha và beta của quân đội trong thời Thế chiến thứ nhất ngay lập tức đã mang lại những ích lợi hết sức to lớn. Ngay sau đó, trong năm 1920, hàng trăm cuộc trắc nghiệm khác nhau được xúc tiến với những chủng tộc và các quốc tịch khác nhau. Trong các thử nghiệm này, các người Mỹ da đen và người châu Á rõ ràng được xếp loại thấp hơn người châu Âu. Trong các cuộc trắc nghiệm của Binet, chỉ số (thông minh) IQ trung bình của người da đen là 99, của thổ dân da đỏ là 75,3, người Trung Hoa và Nhật là 99, người châu Âu đạt 100. Từ đó, Terman là người có uy tín và thẩm quyền sau Binet - đã cho rằng biểu thang của Binet là kết quả của một thử nghiệm đúng đắn về trí thông minh, và tính thấp kém của Người da đen và các chủng - tộc - không - phải - châu - Âu so với chủng châu Âu dường như đã được chứng minh một cách khoa học. Sau cùng, trong tầm nhìn của những người ủng hộ quan điểm này, sự phân biệt đối xử trong xã hội được biện minh bằng tính ưu việt của chủng tộc và dường như là lý lẽ đương nhiên (nguyên văn tiếng pháp raison d’être - ND) không thể bác bỏ được.

Tuy nhiên, càng thực hiện nhiều thử nghiệm, các nhà tâm lý học càng trở nên tỉnh táo hơn. Công việc của họ chỉ nhằm chứng minh rằng sự lệch lạc cảm xúc trong học tập, trong khả năng ngôn ngữ, và các loại thái độ ứng xử (động cơ) trong quá trình thử nghiệm cũng chuyển biến mạnh mẽ thành hành vi không bình thường trong các cuộc trắc nghiệm. Các nhà nhân chủng học thì phê bình và cho rằng việc thực hiện các cuộc trắc nghiệm trên cơ sở của một loại trải nghiệm văn hóa này không thể áp dụng cho những người đã trưởng thành trong những nền văn hóa khác biệt khác. Các nhận xét của chúng tôi về kinh nghiệm của Porteus đối với những thổ dân châu Úc là một minh chứng cho vấn đề này. Những cuộc trắc nghiệm về trí thông minh và kỹ năng có thể thẩm định được khả năng bẩm sinh và sự trải nghiệm của một chủng tộc, và tất cả các yếu tố đều có thể thay đổi do những phụ thuộc vào lãnh vực cảm quan và văn hóa của con người.

Những cảnh báo đầu tiên về việc sử dụng một cách thiếu cân nhắc những kết quả thứ nghiệm của quân đội (diễn giải mức độ thông minh theo nguồn gốc chủng tộc) đã xuất hiện trong một báo cáo đầy ắp những dữ liệu của Yerkes.[6] Yerkes đã cho thấy rằng những người da đen ở miền Bắc thường thành đạt, có vị trí cao hơn trong xã hội so với những người da đen ở miền Nam. Các nhà thí nghiệm quân đội cho rằng nguyên nhân chính là điều kiện kinh tế và xã hội tốt hơn, các cơ hội học tập cũng rộng mở hơn cho những người da đen ở miền Bắc. Như vậy họ đã hoàn toàn thừa nhận tác động của môi trường đối với sự biểu lộ của trí thông minh. Họ cũng lưu ý rằng sự khác biệt cũng phụ thuộc vào chỉ số trung bình của trí thông minh tự nhiên của những người da đen đã rời bỏ miền Nam (sự di dân chọn lọc). Chỉ số thành đạt trung bình của các chàng lính da đen thuộc các tiểu bang miền Bắc cũng cao hơn so với những đồng đội da trắng của các tiểu bang miền Nam. Những người da trắng miền Bắc cũng đạt được thứ hạng cao hơn so với những người da trắng miền Nam trong các cuộc trắc nghiệm về trí thông minh, kết luận rút ra được là môi trường giáo dục và kinh tế của miền Bắc nói chung tốt hơn ở miền Nam, và đây chính là yếu tố chủ chốt.

Cuộc nghiên cứu năm 1935 tại New York của Klineberg tiến hành trong thành phần các em học sinh. các nhà phân tích của quân đội đã để ngỏ không trả lời câu hỏi: “Thành tích cao của những người da đen miền Bắc là do khả năng bẩm sinh hay là do môi trường thích hợp hơn?”. Vấn đề đã được Klineberg giải quyết vào năm 1930. Bước đầu tiên, là việc thu thập thành tích học tập của các đứa bé da đen tại các thành phố Charleston, Nashville, và Birmingham. Thứ hạng của một trong các nhóm gồm những đứa trẻ đã di dân đến miền Bắc được đem so sánh với thứ hạng những đứa trẻ vẫn còn lạ i miền Nam. Klineberg đã phát hiện: “Toàn bộ đám trẻ di dân này cũng có điểm xếp hạng trung bình như đám trẻ của ba thành phố miền Nam nói trên”.[7]

Tiếp theo, Klinegerg và các phụ tá đã tiến hành lấy các loại kích thước của 3.000 em học sinh da đen, sinh ở miền Nam nhưng đang theo học tại các trường của thành phố New York. Năm tiêu chuẩn về trí thông minh và về điều kiện biểu hiện trong thử nghiệm được sử dụng. Kết quả là chỉ số IQ và các xếp hạng khác của những trẻ mới đến (chưa được một năm) là thấp nhất, và những xếp hạng này cũng tăng dần theo tỉ lệ thuận với thời gian mỗi năm sinh sống ở New York, cho đến khi ngang bằng với mức độ của những trẻ da đen sinh trưởng ở miền Bắc. Yếu tố nguồn gốc tổ tiên chung cũng được đưa vào xem xét, một cuộc kiểm tra đã được thực hiện và cho thấy rằng càng về sau này, những đứa trẻ da đen đến từ miền Nam càng ít bị rơi vào thứ hạng thấp kém.

Các cuộc nghiên cứu của Klineberg đã chứng minh một cách thuyết phục rằng, chỉ số thông minh IQ thấp của những người da đen miền Nam, nói chung chỉ là một sự chậm phát triển về trí thông minh, do hậu quả của sự giáo dục không thích hợp và do một môi trường văn hóa khác hẳn với những tiêu chuẩn giả định trong các cách trắc nghiệm trí thông minh. Việc cải tiến phương pháp giáo dục và môi trường văn hóa đã thu hẹp khoảng cách chỉ số IQ trung bình giữa những đứa trẻ da màu và da trắng. Nhưng thực sự, khoảng cách này cũng chưa hoàn toàn bị phá bỏ. Klineberg vẫn còn phát hiện những - đứa trẻ da màu New York mười hai tuổi, nhưng xét về tinh thần - phát triển chậm hơn từ sáu đến mười tám tháng so với những đứa trẻ da trắng cùng lứa. Ảnh hưởng độc hại của một nền giáo dục phân biệt chủng tộc và bất công, và ngay cả trong những cơ hội hưởng thụ văn hóa - rõ ràng đã đi ngược lại với phán quyết năm 1954 của Tòa Tối Cao Liên Bang về việc cấm đoán phân chia hoặc thành lập băng nhóm (gây nguy hại cho xã hội và quốc gia Hoa Kỳ - ND).

Dầu sao, sự thật là hầu hết trong vô số các trắc nghiệm về trí thông minh đều hoàn toàn cho thấy chỉ số IQ của người Mỹ gốc châu Âu cao hơn người Mỹ Da màu.[8] Klineberg đã viết về thực tế này như sau: Những khác biệt do di truyền trong trí thông minh của từng nhóm người mà kết quả của các hoại trắc nghiệm cho thấy đã trở thành niềm tin được chấp nhận một cách rộng rãi, và hiện nay dường như không cần phải quan tâm hay chứng minh nữa. Nếu những dị biệt về trí thông minh giữa các chủng tộc và các nhóm xã hội là có thật, và vẫn còn tồn tại (và đây là điểm còn phải tranh luận), thì những kỹ thuật trắc nghiệm vẫn chưa có đủ khả năng để chứng minh sự hiện diện của những dị biệt này.[9]

Nguyên nhân tiềm ẩn trong những ảnh hưởng - đã thâm nhập một cách thầm lặng - thành những dị biệt văn hóa tế nhị và tinh vi mà những phương pháp trắc nghiệm không có khả năng với tới.

Cuộc nghiên cứu năm 1964 tại New York của Deutsch-Brown tiến hành trong thành phần các em học sinh tiểu học. Những tìm tòi và phát hiện năm 1935 của Klineberg vẫn đứng vững suốt ba thập niên sau đó. Các chỉ số IQ không còn giữ được đúng ý nghĩa ban đầu bởi vì những tác động đa dạng từ kinh nghiệm sống và môi trường văn hóa mà trong đó từng cá nhân phát triển. Hầu hết các cuộc nghiên cứu gần đây đang cố gắng xác định mức độ ảnh hưởng của những dị biệt phát sinh từ các loại kinh nghiệm văn hóa xã hội tác động lên chỉ số IQ của một chủng tộc. Một thí dụ về thực tế này là cuộc khảo sát được tiến hành trong thành phần các đứa trẻ da đen và trẻ da trắng gốc châu Âu tại thành phố New York. Cuộc khảo sát được khởi đầu với những đứa trẻ học lớp năm. Căn cứ vào những dữ liệu về bối cảnh gia đình và các chỉ số về tình trạng kinh tế xã hội, ba nhóm SES thuộc ba tình trạng kinh tế xã hội khác nhau (SES = socioeconomie status) được xác lập theo thứ tự từ thấp đến cao nhất, có sự cách biệt sáu điểm trong chỉ số IQ giữa hai nhóm trẻ da trắng và da đen (97,24 và 91,24 - Trắc nghiệm theo phương pháp Lang -Thorndike). Khoảng cách tăng lên 10,7 (105,59 - 94,82) điểm ở nhóm có tình trạng kinh tế xã hội cao nhất (the highest SES group). Khi cấp độ kinh tế xã hội tăng lên thì chỉ số IQ của những đứa trẻ cá da màu và da trắng đều tăng theo, nhưng mức tăng tiến của các trẻ da trắng cao hơn. Deutsch và Brown, cũng là những người trực tiếp điều tra đã diễn giải những kết quả này như là ảnh hưởng của từng thành phần chủng tộc, loại ảnh hưởng có khuynh hướng càng lúc càng trở nên quyết định và hiển nhiên khi xã hội tăng tiến đến cấp độ cao hơn.

Nói cách khác, người da đen có khó khăn hơn để đạt đến tình trạng giai cấp trung hay thượng lưu giống hệt như người da trắng, và người da đen ít chú trọng đến sự thay đổi giai cấp xã hội. Xã hội của người da đen là một xã hội đồng đẳng, không nặng nề về phân chia đẳng cấp như đa số các chủng tộc khác... Trái ngược với những gia đình da trắng, các gia đình da đen rất ít tổ chức những sinh hoạt chung như cùng nhau ăn uống, hoặc cùng nhau du lịch.[10]

Tình trạng kinh tế xã hội là số lượng gia đình bị tan vỡ (người cha không còn chung sống trong gia đình) và số lượng trẻ được giáo dục trước khi đến trường (cách dạy dỗ, huấn luyện trước tiên dành cho con trẻ nhằm mục đích phát triển các khuynh hướng tự nhiên), là hai biến số xã hội liên quan mật thiết với mức độ chênh lệch chỉ số IQ của hai nhóm trẻ học sinh này cũng như giữa các chủng tộc khác nhau. Ở tầng lớp kinh tế thấp kém nhất, tỉ lệ không có người cha trong gia đình là 43,9% đối với gia đình da đen và 15,4% đối với gia đình da trắng. Ở cấp độ SES cao nhất, tỉ lệ này trong các gia đình da đen là 13,7%, trong khi đó tất cả các trẻ da trắng thuộc cấp độ này đều may mắn hưởng được ân huệ - có người cha trong gia đình. Những đứa trẻ cả trắng lẫn đen biểu hiện trí thông minh và học hành tốt hơn đều xuất phát từ những gia đình có sự hiện diện của người cha.

Deutsch và Brown đã tóm tắt các thành quả của họ như sau: “Không thể nào tránh né kết luận rằng xã hội của người da đen là một xã hội bị tước đoạt. Có khả năng rằng cho đến khi những nhà khoa học chuyên nghiên cứu về hành vi phân loại và xác định được những yếu tố và biến số của một sự tước đoạt xã hội, thì mới giải thích được độ chênh lệch trí thông minh giữa người da đen và người da trắng”.

Các kết luận về những kết quả của các cuộc trắc nghiệm tâm lý. Ngày 17 tháng 5 năm 1954[11], hoàn toàn tin tưởng và viện dẫn bằng chứng từ các công trình nghiên cứu về tâm lý và xã hội. Tòa tố cao liên bang đã phán quyết rằng “các trường học phân biệt chủng tộc là một trong các yếu tố có khuynh hướng làm trì trệ sự giáo dục và sự phát triển tinh thần của trẻ em da đen, và tước đoạt một số quyền lợi mà các trẻ em này được hưởng trong hệ thống trường học không phân biệt chủng tộc”.

Tác động tốt đẹp của nỗ lực cân bằng những yếu tố văn hóa qua việc tạo ra cơ hội bình đẳng trong giáo dục đã được Ocarmichael, người quản lý các trường học ở thành phố Louisville báo cáo và công bố rằng, chỉ số IQ của các trẻ da màu trong tất cả mọi cấp lớp của các trường học ở Louisville đã được cải thiện đáng kể sau hai năm theo đuổi chương trình giáo dục không phân biệt chủng tộc. Klineberg thì đích thân khảo sát hàng tá kết quá trắc nghiệm so sánh được thực hiện trong cả hai cộng đồng trắng và đen từ năm 1935 đến năm 1964. Klineberg nhận ra rằng, thực ra trong hầu hết các trường hợp (nhưng không phải là tất cả), có một khoảng cách chênh lệch giữa các chỉ số của người da trắng và người da màu. Và ông ta cũng lưu ý rằng, trong trường hợp những biện pháp cải thiện sự bất lợi của người da màu được tiến hành, thì chỉ số của họ cũng tăng lên đáng kể và khoảng cách chênh lệch cũng giảm. Năm 1964, khi kết thúc cuộc khảo sát, Klineberg đã phát biểu: “Tôi chỉ có thể kết luận rằng không có bằng chứng nào có tính khoa học để có thể chấp nhận quan điểm các nhóm dân tộc khác nhau sở hữu những khả năng bẩm sinh khác nhau. Điều này cũng có nghĩa là chúng ta có thể nói rằng không có những dị biệt về khả năng giữa các dân tộc khác nhau”.

Tóm lại, chứng cứ từ ngành tâm lý học thường có tính phủ nhận những sự dị biệt và chứng minh một số điểm sau: (1) Ngoài sự trải nghiệm văn hóa, những việc được gọi là “trắc nghiệm trí thông minh” buộc phải thẩm định kỹ lưỡng yếu tố kỹ năng bẩm sinh. Vì vậy, bất kỳ cách trắc nghiệm nào trong những cuộc trắc nghiệm về trí thông minh, đã tiến hành mà loại bỏ yếu tố văn hóa và những chỉ số khác nhau của các chủng tộc đều cần phải đánh giá lại một cách nghiêm khắc. (2) Các trắc nghiệm về kỹ năng cũng cho thấy có những mức độ chênh lệch về các loại kỹ năng như nhìn, vận động và phát âm... giữa các chủng tộc, đây cũng là đối tượng của những ảnh hưởng văn hóa và không được bỏ sót trong các cuộc trắc nghiệm hay những sự thẩm định, đánh giá. (3) Khi môi trường văn hóa biến đổi, nhiều yếu tố thuộc về trí thông minh hay năng khiếu tự nhiên cũng biến đổi theo.

Toàn bộ kết quả của ngành tâm lý học trong việc nghiên cứu các chủng tộc đều căn cứ vào lãnh vực trải nghiệm văn hoá, và nhằm giải thích ý nghĩa của những sự khác biệt trong các hành vi của các dân tộc có chủng tộc khác nhau. Những tìm tòi, phát hiện của ngành tâm lý hòa điệu với những phát hiện của ngành nhân chủng với lịch sử và sẽ được chúng ta xem xét, bàn luận trong chương tới.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2576-02-633536169686718750/Chung-toc-va-kha-nang-van-hoa/Van-de-uu-d...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận