Tài liệu: Sự liên quan giữa nhân chủng học và các ngành khoa học xã hội

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Ngành nhân chủng học thường được tổ chức như là một ngành khoa học xã hội tại các trường đại học Mỹ, mặc dù nhân chủng học rất khác biệt với khoa học xã hội
Sự liên quan giữa nhân chủng học và các ngành khoa học xã hội

Nội dung

Sự liên quan giữa nhân chủng học và các ngành khoa học xã hội

Ngành nhân chủng học thường được tổ chức như là một ngành khoa học xã hội tại các trường đại học Mỹ, mặc dù nhân chủng học rất khác biệt với khoa học xã hội. Tuy nhiên tính đồng nhất vượt trội của Nhân chủng học trong số các ngành khoa học xã hội là vì thật sự phần lớn các công việc của ngành nhân chủng học đều nhắm nào văn hóa, chỉ trong phạm vi văn hóa và tổ chức xã hội. Chúng ta đã bàn về những đặc điểm của nhân chủng học và nhận ra nhân chủng học chính là một môn học. Mỗi một đặc trưng này lại liên hệ tới câu hỏi về sự tương quan giữa nhân chủng học với các ngành khoa học liên ngành khác và câu hỏi thường được đặt ra là: "Nhân chủng học ràng buộc như thế nào với sử học, với xã hội học và với tâm lý học?''. Câu trả lời cụ thể hãy còn đó, ở phía trước.

Sử học

Đầu thế kỷ này, nhà nhân chủng học người Anh R. R. Marett đã tuyên bố rằng nhân chủng học là sử học hoặc không là gì cả. Ông không có ý nói sử học theo nghĩa thông thường của nó, ông ta chỉ nhấn mạnh rằng thời gian là cái chiều cơ bản mà trong đó tất cả những kinh nghiệm của nhân loại xuất hiện. Dòng chảy cuộc sống là một dòng chảy liên tục. Tất cả những nhà nhân chủng học đều thừa nhận chân lý này, nhưng họ lại không đồng ý với nhau là nhân chủng học có giá trị như thế nào đối với sử học và việc nghiên cứu lịch sử. Những nhà khảo cổ dĩ nhiên lại tin tưởng một cách vững chắc vào giá trị của những thành phần cấu thành lịch sử. Ngược lại, những nhà nhân chủng học xã hội lại có xu hướng cho rằng việc tập trung nghiên cứu tìm hiểu những xã hội hiện hữu là đủ rồi. Những nhà nhân chủng học văn hoá khẳng định rằng những dữ liệu của lịch sử hoặc của thời tiền sử không thể nào đạt được đầy đủ chi tiết hoặc có đầy đủ giá trị để phục vụ một cách chân thực cho những yêu cầu của khoa học.

Một quan điểm trung dung về mối quan hệ giữa nhân chủng học và sử học thì cho rằng, sự so sánh giữa những xã hội có thể quan sát trực tiếp được quá thực đã đưa việc nghiên cứu con người lên một vị trí khoa học vững chắc hơn trong khuôn khổ những kết quả có thể kiểm tra và đã được phê chuẩn. Và quan điểm này còn cho rằng việc nghiên cứu quá trình tăng trưởng và sự biến đổi của các nền văn hóa là quan trọng và phải có tính khoa học. Văn hóa và xã hội không phải là những sự vật nhất thời. Chúng xuất phát từ quá khứ, hiện hữu trong hiện tại và tiếp diễn trong tương lai. Những gì chúng đang là, là sản phẩm của những gì chúng đã là, vận động trên những điều kiện và ảnh hưởng đang có tác dụng trong hiện tại. Những gì chúng sẽ là, là sản phẩm của những gì chúng đã và đang là, vận động trên những điều kiện và những ảnh hưởng đang ràng buộc chúng hôm nay và sẽ còn ràng buộc chúng trong tương lai. Hiện tại và cả tương lai không thể được thông hiểu một cách toàn diện nếu không có một kiến thức về quá khứ, huống chi là với một kiến thức sai lạc.

Dĩ nhiên, nhà viết sử chỉ là sử gia và lịch sử chỉ là những câu chuyện kể. Sử gia là một nhà khoa học xã hội khi ông ta đảm đương việc chuyển hóa những luật lệ chung của sự thay đổi xã hội hoặc giải thích những sự kiện đặc biệt bằng cách ghi chú những quy tắc lặp đi lặp lại, khảo sát theo thời gian. Nhà sử học còn có thể là một triết gia về lịch sử nếu ông ta cố gắng diễn giải về những gì đã xảy ra tại một thời điểm đặc biệt trong lịch sử trong khuôn khổ của một chương trình giải thích đã được chuẩn bị từ trước. Hoặc nếu những quan tâm của nhà sử học không phải là một mưu cầu "nghiên cứu học thuật mà là một sự hiểu biết đặc biệt về một sự kiện cá biệt" nào đó, ông ta lúc đó chẳng phải là nhà Xã hội học và cũng không phải là nhà triết học mà chỉ đơn giản là một nhà sử học thuần túy. Tầm ngắm của nhà sử học lúc đó là tính độc nhất của bối cảnh, và luôn nói lịch sử không bao giờ lặp lại. Không gian, thời gian và những gì xảy ra - như vậy - đã được xác định một cách khoa học, chính xác và chân thực - là điều quan trọng đối với nhà sử học khi đóng vai trò là một nhà biên niên sử.

Đối với khoa học, tương phản với sử học sự kiện thực tế chính nó có thể không phải là vấn đề quan tâm chính yếu. Đối tượng của khoa học là liên kết vô số những sự kiện với một sự kiện khác để tạo thành, thành những mệnh đề chung giá trị về bản chất của sự vật. Cách tổ chức những kiến thức cũng như phương pháp làm việc của nhà nhân chủng học khác biệt với nhà sử học và những phương pháp hoạt động của họ cũng khác về cơ bản. "Chiến trường'' của nhà sử học là thư viện. Đơn vị công việc của họ là một tài liệu nào đó. Niềm vui của họ có thể là việc phát hiện ra một gói nhỏ thư từ hoặc các bản báo cáo thất 1ạc từ rất lâu. Với các nhà nhân chủng học, “chiến trường” lại là một nhóm bộ lạc xa xôi hoặc một địa điểm khảo cổ nào đó. Đơn vị công việc của họ là một con người hoặc nuột dân tộc. Niềm vui của họ là việc phát hiện ra một lối quan hệ xã hội mới mẻ, một vật hóa thạch hay một bộ dụng cụ nhân tạo nào đó. Một sinh viên khoa châu Phi hiện đại đã nói một cách ngắn gọn: “Ở châu Phi có hai loại lịch sử dùng nghiên cứu học tập: loại qui ước với các thông tin về thám hiểm, việc định cư hoặc cai trị thuộc địa của châu Âu đã thu thập được; và loại không qui ước với những thông tin về kinh tế và tổ chức xã hội bản xứ của nhân chủng học thu thập được"[1]

Xã hội học

Xã hội học và nhân chủng học là hai ngành gần gũi nhất trong các ngành khoa học xã hội. Đó là lý do vì sao người ta thường thấy chúng hay được xếp đặt chung với nhau cùng một khoa trong các trường đại học Mỹ. Sự tương đồng của chúng là mối quan tâm về hành vi và tổ chức xã hội. Trong các lãnh vực này, những tiếp cận về lý thuyết căn bản của chúng hầu như không khác nhau; thật vậy không thể phân biệt hai ngành này trên nhiều phương diện. Nhưng những mối quan tâm riêng biệt và cách tiến hành công việc của chúng có thể rất khác nhau. Các nhà xã hội học không xem việc đào tạo về sinh học, khảo cổ, và ngôn ngữ là quan trọng như các nhà nhân chủng học. Các nhà nhân chủng học làm việc như những người tham gia - khảo sát trong các xã hội nhỏ, ngày này qua ngày nọ và với từng con người, họ bổ sung các dữ kiện và diễn giải các thói quen văn hóa. Tầm ngắm của họ là con người cùng với nền văn hóa. Các nhà xã hội học làm việc với những khuôn mẫu lớn hơn về những lãnh vực có nhiều hạn chế của xã hội; vì vậy tầm ngắm nặng nề của họ và những dữ liệu hoặc quy trình thống kê. Các bảng điều tra phỏng vấn và báo cáo dân số hầu như là phương sách chủ yếu thật sự của các nhà xã hội học. Xã hội học cũng dành sự quan tâm đến những vấn đề về bệnh lý xã hội và công tác xã hội: sự vi phạm pháp luật, tội phạm, nghèo đói, bệnh tâm thần, tan vỡ gia đình và những gì đang xảy ra trong xã hội Mỹ. Đó là một cam kết ngay từ lúc khởi đầu của ngành xã hội học Mỹ. Chỉ về sau này ngành nhân chủng học, với một sự miễn cưỡng, mới hướng sự quan tâm của mình vào các vấn đề xã hội và sự quản lý xã hội.

Tâm Lý học

Nhân chủng học và tâm lý học có nhiều điểm tương đồng vì đều cùng quan tâm đến hành vi của con người. Nhưng trong khi nhân chủng học chủ yếu quan tâm đến hành vi trong tổ chức tập thể và khuôn mẫu văn hóa, thì tâm lý học lại chú trọng đến hành vi của cá thể con người và sự phản ứng của cá nhân như thế nào đối với các tác nhân kích thích đặc trưng. Các nhà tâm lý học thường có khuynh hướng sử dụng những trắc nghiệm, đo lường, thử nghiệm trong phòng thí nghiệm và có khuynh hướng diễn giải theo thống kê, phân tích những gì đã tìm kiếm được trong nỗ lực đi đến những quyết định chính xác Nghiên cứu về những trạng thái hành vi, các nhà tâm lý học thực nghiệm thường có xu hướng đơn giản và rành mạch, bởi vì, những thử nghiệm có kiểm chứng này đã loại bỏ rất nhiều các biến thể không liên quan. Các nhà nhân chủng học đảm trách việc liên kết những gì tìm kiếm được thuộc tâm lý học tuy đơn giản nhưng đã được kiểm chứng thành những phức hợp của những trạng thái đời sống thực tế mà con người phải đương đầu trong các xã hội hiện đại, nơi mà những gì tìm kiếm được của họ thật sự không thể kiểm tra một cách chặt chẽ được. Các nhà nhân chủng học chỉ tập trung nghiên cứu về con người. Các nhà tâm lý học thực nghiệm, dù không phải tất cả họ cùng chia sẻ cái khuynh hướng này, có vẻ như lại muốn bỏ quên con người với tất cả những phức tạp của nó để hướng đến việc nghiên cứu sâu hơn về các con vật dễ sai khiến như các giống chuột, chuột cống, heo xứ guinea, khỉ hoặc bồ câu.

Trong khi các nhà tâm lý xã hội đương đại nghiêng hẳn về các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm, thì những nhà tâm lý điều trị và những nhà phân tích tâm lý lại bị thúc đẩy bởi bản chất nhiệm vụ của họ là phải chữa trị toàn bộ con người trong bối cảnh xã hội nói chung. Việc thăm dò sâu phân tích tâm lý trong những tiến trình tâm lý bị che giấu đem lại một số khái niệm sâu sắc, đã chứng tỏ rất hữu ích cho các nhà nhân chủng học trong việc giải thích những hệ thống văn hoá, cũng như các mối quan hệ của nó với các kiểu nhân cách của con người thời kỳ còn là bộ lạc. Lãnh vực văn hóa và nhân cách (xem chương 4) là một trong những khu vực năng động và phong phú nhất của ngành nhân chủng học trong ba thập niên qua.

Việc học hỏi lý thuyết đã phát triển trong ngành tâm lý học  nhiên và rất quan trọng đối với các nhà nhân chủng học; văn hóa cũng chỉ thông qua học tập trui rèn mà có. Tâm lý học dạy cho chúng ta biết sinh vật con người học như thế nào và họ học cách học như thế nào. Đến lượt nhân chủng học lại dạy cho chúng ta biết cái gì đã được học tập rèn luyện trong những xã hội khác nhau, rèn luyện như thế nào, thưởng phạt của mỗi xã hội đối việc thành bại trong học tập ra sao. Dollardvà Miller nhấn mạnh: “văn hóa là một bản phác thảo cái trạng thái rối rắm của nhân loại, về kiểu tưởng thưởng có liên quan, về những kết quả mang lại từ việc khen thưởng. Trong ý nghĩa này, văn hóa là một phương pháp của việc học”[2].

Bởi vì văn hóa biến đổi rất nhanh chóng theo thời gian và không gian, cho nên những điều kiện học tập của con người và hành vi của con người cũng thay đổi theo. Nhân chủng học trao tặng cho tâm lý học một căn bản thực tế rộng lớn hơn, căn cứ vào việc trắc nghiệm các lý thuyết cũng như những giả định của ngành. Nhà tâm lý học Donald Campbell nhận thức được điều này trong trích đoạn sau đây:

“Những nhà tâm lý thực nghiệm hoàn toàn thừa nhận rằng sinh viên năm thứ hai đại học được cung cấp một căn bản kiến thức về tâm lý học tổng quát về con người.

Những khuynh hướng này buộc phải hạn chế đối với ngành Tâm lý học xã hội vì sự va chạm có tính cách đối đầu với tài liệu ngành Nhân chủng học. Tuy nhiên, tiếp tục sự đối đầu thì cần phải phòng ngừa việc lại phải trở lại từ đầu. Đối với các bác sĩ tâm lý đa khoa, phần lớn bài học này chưn chắc họ đã được học”[3].

Luật, khoa học chính trị, kinh tế, và sức khỏe cộng đồng: Luật pháp là một lãnh vực văn hóa của bất kỳ xã hội nào, và luật là tối quan trọng như vai trò của người tạo lập các nền văn hóa, vì luật pháp cấm đoán một cách dứt khoát một số hành vi này hoặc ủng hộ một cách dứt khoát một số hành vi khác. Bởi vì ngành nhân chủng pháp lý nhấn mạnh đến nhiệm vụ của luật pháp trong toàn bộ hệ thống xã hội, nên đã chứng tỏ đặc biệt thành công trong việc làm sáng tỏ sự so sánh các nền tảng của hệ thống luật pháp Theo Bohannan "Luật là một trong những môn phụ của ngành nhân chủng học được nghiên cứu kỹ nhất; giáo trình cô đọng và rất chất lượng''[4].

Chỉ từ sau thế chiến thứ hai và hậu quả phát sinh từ các quốc gia đang phát triển mới giành được độc lập ở châu Á và châu Phi - thoát khỏi sự chiếm đóng của các đế quốc cũ trước đây, các ngành khoa học về kinh tế hoặc chính trị của Mỹ mới quan tâm tích cực hơn đến các nền văn hóa của người bản địa tại các nước trên thế giới. Hiện nay, nền kinh tế cũng như quyền lực chính trị của các nước này có vai trò hết sức quan trọng. Các chương trình trợ giúp kỹ thuật và  các hoạt động phối hợp về phát triển kinh tế, về các nhiệm vụ quân sự, và các hoạt động của Đoàn Hòa Bình chỉ có thể thành công toàn diện khi chúng kết hợp được một cách đầy đủ ý nghĩa với các nền văn hóa căn bản của các dân tộc mà Mỹ muốn tạo ảnh hưởng.

Việc mở rộng các chương trình sức khỏe cộng đồng khắp nơi trên thế giới đã có tác dụng khuyến khích sự hợp tác một cách chặt chẽ giữa ngành Nhân chủng học và các hoạt động y tế. Ngành nhân chủng học văn hóa hiện nay đã được chấp nhận một cách rộng rãi và gần như không thể thiếu được trong công tác huấn luyện các chuyên viên công tác trong ngành sức khỏe cộng đồng và mới đây đã được United States National Institutes ofhealth (Viện Y tế Mỹ) thừa nhận là một ngành khoa học Y tế cơ bản.[5]

Hiện tại, rõ ràng là ngành nhân chủng học với nhiều lãnh vực của mình đã tham gia mạnh mẽ vào sự phức hợp năng động thuộc khoa học xã hội. Nếu chúng ta xem nhân chủng học như là ngành chuyên nghiên cứu về những bộ xương xác chết và những vấn đề của đời sống, thì chúng ta cũng có thể nói rằng đây cũng là một chủ đề sống động và theo năm tháng, càng ngày càng trở nên sống động hơn.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2448-02-633535326190468750/Nhan-chung-hoc-Khoa-hoc-ve-con-nguoi/Su-l...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận