Tài liệu: Ba Lan - Tôn giáo

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Thế chiến Thứ II đã biến Ba Lan thành một quốc gia có một tôn giáo chiếm ưu thế. Theo một cuộc khảo sát của chính quyền năm 1991,
Ba Lan - Tôn giáo

Nội dung

Tôn giáo

Thế chiến Thứ II đã biến Ba Lan thành một quốc gia có một tôn giáo chiếm ưu thế. Theo một cuộc khảo sát của chính quyền năm 1991, Thiên chúa giáo La Mã chiếm tỉ lệ 96% dân số ở đây. Việc tiến hành các nghi lễ của Do Thái giáo đã suy thoái đột ngột sau chiến tranh, nhưng số lượng những tín đồ của Chính thống giáo Hy Lạp, đạo Tin lành và những giáo phái khác cũng giảm đáng kể. Trong số 4% người Ba Lan không theo Thiên chúa giáo La Mã, có một nửa thuộc về 22 giáo phái khác, và một nửa không theo một tôn giáo nào cả.

Nhà thở thiên chúa giáo La Mã

Trong suốt thế kỷ 1 và thế kỷ 20, nhà thờ Thiên chúa giáo không những là cơ sở về tâm linh của quần chúng mà còn là một lực lượng xã hội và chính trị. Những khía cạnh quan trọng của vai trò xã hội và chính trị này vẫn không bị ảnh hưởng sau năm 1989, mở đường cho những chiều hướng hoạt động mới của tôn giảo này.

Những cuộc khảo sát về thanh niên vào thập kỷ 1980 cho thấy một sự gia tăng số tín đô theo giáo phái này, từ 74% lên 96%. Số lượng nam giới trong hàng tu sĩ cũng gia tăng từ 6.285 lên 8.835 người trong thời gian từ 1980 đến 1986. Đặc biệt là các vùng nông thôn và trong số người ít học ở thành thị, tôn giáo đã thấm nhuần vào cuộc sống hàng ngày của người dân, và việc đi lễ nhà thờ trong thời kỳ Cộng sản cũng chiếm số lượng lớn hơn so với thời kỳ trước Thế chiến Thứ II. Trong khi các loại hoạt động xã hội khác bị kìm chế hoặc tổ chức lại, hoạt động của nhà thờ vẫn tiếp tục với tư cách là trọng tài phân xử cho các vấn đề đạo đức trong cộng đông, một vai trò mà nhà thờ đã có được trong thời kỳ chiến tranh.

Các chuyên gia đã chỉ ra một số nét đặc trưng của Thiên chúa Giáo Ba Lan để giải thích cho tính kiên cường của người dân ở đây, vốn trong nhiều thập kỷ đã chịu sức ép về sự quảng bá chủ nghĩa vô thần do nhà nước ủng hộ. Tín ngưỡng của người Thiên giáo Ba Lan tập trung vào Đức mẹ Đồng trinh và các thánh hơn là vào mối quan hệ giữa từng cá nhân với Thượng đế, hay là vào các học thuyết tôn giáo trừu tượng. Điểm hành hương quan trọng nhất của người Thiên chúa giáo Ba Lan và tu viện Jasna Go ra ở Czestochowa. Người ta tin rằng bức tranh vẽ Đức mẹ Đồng trinh ở đây đã cứu đất nước Ba Lan một cách màu nhiệm khỏi những cuộc xâm lăng của người Tacta và người Thụy Điển, và một số người lãnh đạo của phong trào Đoàn kết đã đeo bản sao của bức tranh này.

Những phật giáo khác

Có tất cả 42 giáo phái khác ngoài Thiên chúa giáo La Mã tồn tại ở Ba Lan, chiếm khoảng 2% dân số. Năm 1989 đạo luật về tự do tín ngưỡng được ban hành đã xác định mối quan hệ giữa nhà nước với tất cả các tôn giáo, cung cấp tình trạng bình đẳng giữa Thiên chúa giáo La Mã và các giáo phái thiểu số khác.

Thiên chúa giáo Hy Lạp

Nhà thờ Thiên chúa giáo Hy Lạp được thành lập năm 1596. Năm 1949 đức Giáo hoàng Pius XII đã cử Wyszynski làm đại biểu tại giáo đoàn Thiên chúa giáo Hy Lạp tại Ba Lan. Năm 1956 Wyszynski đã chỉ định 16 linh mục người Ukraine làm chức sắc trong nhà thờ, và một cha sở cũng được phong tại Przemysl. Năm 1981 hai cha sở khác ở Warsaw và Legnica cũng được chỉ định để củng cố cho tập thể các giáo sĩ trong các cộng đông Thiên chúa giáo Hy Lạp của người Ukraine đã giải tán. Năm 1989 số tín đồ của giáo phái này ở Ba Lan được ước lượng vào khoảng 300.000, với 85 trung tâm thờ phụng và 55 linh mục. Có 12 học viên tại Đại học Thiên chúa giáo Lublin đang chuẩn bị làm thầy tế, năm tu viện và ba giai cấp nữ tu đã được hình thành.

Nhà thờ Phúc âm

Giáo phái Tin lành lớn nhất ở Ba Lan là nhà thờ phúc âm, có 90.000 tín đồ trong 6 giáo khu. Con số này là hệ quả của sự sụt giảm sau chiến tranh của nhóm thiểu số người Đức, vốn trước kia đã hình thành một bộ phận lớn của giáo phái này. Các buổi lễ của giáo phái này được tiến hành bằng tiếng Ba Lan. Các tín đồ tập trung ở khu vực Cieszyn Diocese, ở biên giới Tiệp Khắc tại phía Tây Nam Krokow.

Nhà thờ Thiên chúa giáo Ba Lan

Nhà thờ Thiên chúa giáo Ba Lan có khoảng 50.000 tín đồ vào năm 1989, được tổ chức thành các giáo khu ở Katowice, Warsaw, Krokow và Wroclaw. Nhà thờ này công bố duy trì tất cả các học thuyết của Thiên chúa giáo La Mã, chỉ loại bỏ một số giáo lý như tính không thể sai lầm của đức Giáo hoàng và sự thụ thai đồng trinh cũng như sự thăng thiên của Đức mẹ.

 

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2132-02-633492957942656250/Van-hoa---Xa-hoi/Ton-giao.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận