Tài liệu: Ba Lan - Văn học

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Một trong những đóng góp lớn nhất của Ba Lan về văn hóa cho thế giới là văn học.
Ba Lan - Văn học

Nội dung

Văn học

Một trong những đóng góp lớn nhất của Ba Lan về văn hóa cho thế giới là văn học. Những tác phẩm văn học đầu tiên của đất nước này có niên đại từ thế kỷ 15, mặc dù trước đó người Ba Lan đã sáng tác bằng tiếng La Tinh. Hầu hết các tác phẩm văn học thời cổ đều có bản chất tôn giáo. Một trong những nhà văn sử dụng rộng rãi tiếng Ba Lan là Mikoiaj Rej (1505 – 1569) viết cả văn xuôi lẫn văn vần.

Văn học Ba Lan trong thế kỷ 18 thể hiện những ảnh hưởng trong giao tiếp với Tây Âu. Nhà văn nữ có tên tuổi đầu tiên là ElZbieta DruZbacka đã xuất hiện trong thời kỳ này. Việc thành lập nhà hát quốc gia ở Warsaw vào năm 1765 đã khích lệ cho nhiều nhà viết kịch như Wojciech Boguslawski và Franciszek Zablocki. Còn Aieksander Fređro thì chuyên viết những vở hài kịch phổ thông.

Thời kỳ Lãng mạn vào đầu thế kỷ 19 đã sản sinh ra những nhà thơ Ba Lan vĩ đại nhất, trong số đó nổi tiếng nhất là Adam Mickiewicz. Hầu hết các tác phẩm của ông đều được viết trong thời gian lưu dày ở Nga, trong đó có thiên anh hùng ca vĩ đại '' Pan Tadeusz '' ( 1834). Những nhà thơ và kịch tác gia khác của thời kỳ này có Jul1usz Slowacki, Zygmunl Krasinski, và Cyprian Norwid.

Vào cuối thế kỷ 19 nổi lên những nhà văn như Alesander Glowacki, một người ủng hộ cho chủ nghĩa hiện thực, đã viết đước bút danh Boleslaw Prus; và Henryk Sienkiewicz với tác phẩm “Quo vadis” ( 1896) đã  nổi tiếng thế giới. Sienkiewicz cũng viết những cuốn tiểu thuyết về các thời đại anh hùng trong quá khứ của Ba Lan. Đến đầu thế kỷ 20 một một nhà văn nổi bật là Wladyslaw Reymont, với cuốn tiểu thuyết 4 tập  “Những Nông dân” đã có được tiếng tăm trên thế giới. Cả Reymont và Sienkiewicz đều đã được nhận giải Nobel về văn học Ngoài ra còn có Stefan Zeromski viết cả tiểu thuyết, truyện ngắn và kịch, trong khi Stanisiaw Wyspianski là một kịch tác gia.

Trong giai đoạn giữa Thế chiến Thứ I. và Thế chiến Thứ II đã xuất hiện một số nhà văn tài năng. Nổi bật nhất trong số này là các nhà thơ Julian Tuwim và Kazimierz Wierzynski và các tiểu thuyết gia Maria Dabrowska, Jaroslaw lwaszkiewicz, và Jan Panrandowski. Trong thời kỳ Cộng sản nhiều nhà văn nổi bật đã xuất hiện. Trong số đó có Jerzy Andrzejewski đã được đánh giá cao với cuốn tiểu thuyết '' Tro tàn và Kim cương ''; Marek Hlasko viết những cuốn tiểu thuyết bi quan về cuộc sống của người dân Ba Lan. Czeslaw Milosz đã nhận giải Nobel văn chương năm 1980. Còn Stanishlaw Lem thì nổi tiếng ở nước ngoài về những truyện ngắn khoa học giả tưởng.

Âm nhạc

Âm nhạc là một bộ phận quan trọng trong văn hóa Ba Lan. Nhà soạn nhạc vĩ đại nhất của đất nước này là Frederic Chopin, với những tác phẩm phản ánh tinh thần quốc gia của Ba tan. Cũng nổi tiếng trong thế kỷ 19 là Stanislaw Moniuszko, người dã soạn bản ô-pê-ra quốc gia đầu tiên, bản “Halka”, vào năm 1847; và nhạc sĩ sáng tác cho violon Henryk Wieniawski. Thế kỷ 20 được đánh dấu bởi sự xuất hiện của những tay đàn piano nổi tiếng thế giới như lgnacy Paderewski, Leopold Godowsky, Artur Rubinstein, và Wltold MalleccuZynski; tay chơi đàn clavico Wanda Landowska; và tay cho violon Henryk Szeryng. Những nhạc sĩ sau đó có Karol Szymanowski, Witold Lutoslawski, và Krzysztof Penderecki. Ngoài ra còn có những dàn nhạc giao hưởng và nhạc thính phòng.

Nhạc dân gian cũng rất phổ biến ở Ba Lan. Nhạc này được chơi đệm cho những điệu múa dân gian như điệu mazuka, krakow và kuja. Những bản nhạc dân gian thường được hát đơn ca hoặc hát bởi các đội hợp ca, vốn có rất nhiều ở Ba Lan . Những vũ công và các ca sĩ mặc các loại y phục khác nhau tùy theo từng địa phương.

Chopin, nhạc sĩ vĩ đại nhất của Ba Lan, sinh ngày 1 tháng 3 năm 1810 tại Zelazowa Wola gần Warsaw. Cha ông là người Pháp và mẹ là người Ba Lan. Từ năm 1831 ông sống ở Paris, nơi ông đã trở thành một tay đàn piano, một giáo viên và là nhà soạn nhạc tài ba. Những bản nhạc mazuka của ông phản ánh những tiết tấu và âm hưởng của nhạc dân gian Ba Lan. Âm nhạc của ông có đặc điểm là có âm hưởng thanh nhã, mang tính chất độc đáo, tinh tế, đôi khi có nét phiêu lưu và luôn luôn có vẻ đẹp của thơ ca. Tác phẩm của Chopin bao gồm 55 bản mazuka, 27 khúc luyện, 24 khúc dạo, 19 khúc nhạc đệm, 13 bản pô-lô-ne và 3 bản xô-nát cho piano. Ngoài ra lột bản công-xec-tô cho đàn vi-ô-lông-xen và các bản công-xec-tô cho đàn piano, và 17 bài hát là một phần quan trọng trong các tác phẩm khác của ông.

Hội họa

Nền hội họa của Ba Lan cần một thời gian rất lâu trước khi đạt được đặc điểm dân tộc độc đáo của nó. Nền văn hóa của Ba Lan cổ, vốn lên đến điểm cực thịnh vào thế kỷ 17 và tồn tại đến thế kỷ 18, được ưa chuộng với vẻ lộng lẫy phương Đông của các phù hiệu, y phục, những tấm thảm và và các đồ tạo tác quý giá, hơn là những tác phẩm hội họa. Nghệ thuật của Ba Lan kể từ thời điểm này trở đi bắt đầu có những giá trị mỹ thuật đối kháng với những kiểu cách du nhập từ Tây Âu, từ đó nhiều họa sĩ châu Âu, chủ yếu là các họa sĩ người ý, đã thâm nhập nghệ thuật của Ba Lan.

Những thay đổi đáng kể bắt đầu xuất hiện vào Thời đại ánh sáng, dưới triều vua Stanislaw August Poniatowski. Nhà vua đã có các hình thức bảo trợ những họa sĩ, thành lập những cơ sở nghệ thuật hiện đại, và tập hợp những họa sĩ nổi bật vào thời gian đó, mặc dù chủ yếu mới chỉ là những họa sĩ nước ngoài. Đến thời kỳ Ba Lan bị chia cắt và chiếm đóng bởi Nga, Phổ và áo, nền hội họa lúc đó chủ yếu tập trung vào nội dung yêu nước, củng cố tinh thần nhân dân và duy tân bản sắc dân tộc. Đến nửa sau thế kỷ 19, hội họa đã đạt đến những cao điểm ngoài dự kiến, với những bức vẽ trên vải của Jan Matejko ( 1838- 1893). Những tác phẩm của ông có hai tác dụng, vừa định hình lịch sử vào tâm trí nhân dân qua những hình ảnh trong sách giáo khoa, tiền giấy và tem thư; vừa nâng tầm nền hội họa của Ba Lan từ vị trí thứ hai trong số các loại hình nghệ thuật biểu hiện lên vị trí hàng đầu của nghệ thuật dân tộc.

Hàng loạt những bức vẽ của Artur Grottger ( l 837- l 867) đã mô tả những sự kiện bi thảm trong cuộc nổi dậy của người Ba Lan chống lại người Nga vào năm l 863. Henryk Rodakowski (1823- l894) là một họa sĩ vẽ chân dung xuất sắc và Henlyk Siemeiradzki ( 1843- l902) đã có những tác phẩm hấp dẫn về những cảnh Hy Lạp và La Mã cổ đại, đã được sự tán thưởng quốc tế. Các họa sĩ Aleksander Gierymski (1850 -1901), Maksymilian Gierymski (1846- 1874), Joset Chelmonski ( 1849- 1914) và Josef Brandt ( 1841 - 1915) đã thành lập một trường phái mà cho đến ngày nay vân còn phổ biến nhất đối với quần chúng, với cách thể hiện một cách hiện thực những quang cảnh, làng mạc và thị trấn của Ba Lan, cùng với những cảnh cưỡi ngựa và những mái nhà tranh ở đây. Đầuthập kỷ 1890, Wladyslaw Podkowinski và Josef Pallkicwicz đã có nỗ lực đưa chủ nghĩa ấn tượng của Paris vào Ba Lan, với Pankiewicz là người ủng hộ trung kiên cho phong cách hội họa của Pháp.

Thời gian chuyển tiếp từ thế kỷ 19 sang thế kỷ 20 có một sự phong phú và đa dạng trong hội họa, với những trường phái biểu tượng, biểu hiện và nghệ thuật mới. Thời kỳ này có các họa sĩ như Stanislaw Wyspianski, Jacek Malczewski, Lon Wyczolkowsi. Từ trước cho đến lúc đó chưa có họa sĩ Ba Lan nào thể hiện được linh hồn con người ẩn náu dưới lớp vỏ bề ngoài như Olga Boznanska, nữ họa sĩ đầu tiên đã giành được chỗ đứng trong nghệ thuật ở Ba Lan.

Trong thời gian giữa hai cuộc thế chiến, người ta sáng tạo ra một phong cách nghệ thuật hiện đại hòa trộn với khuynh hướng nghệ thuật dân gian đương đại. Phong cách trang trí nghệ thuật được thể hiện một cách đầy đủ nhất trong các tác phẩm của Zofia Stryjenska, với biệt danh là Nữ hoàng của Nghệ thuật Ba Lan. Ngoài ra những họa sĩ khác, mỗi người đều có một ý thức hệ và hình thức nghệ thuật riêng, chẳng hạn như Wladyslaw Strzeminski hay Henryk Stazewski. Trong thời gian này có nhiều họa sĩ Ba Lan đã làm việc ở Paris. Nhiều họa sĩ đã có được sự ngưỡng mộ của thế giới, chẳng hạn như Louis Marcoussis và Mojzesz Kisling.

 Thập kỷ 1990 chứng kiến sự ưu thế của những hình thức nghệ thuật hoàn toàn mới, với sự hỗ trợ của các kỹ thuật mới như video, máy tính và multimedia, tưởng chừng như đẩy hội họa vào hàng thứ yếu. Tuy nhiên, tất cả những đổi mới này không thể xóa bỏ được niềm đam mê đối với những hình ảnh được vẽ ra, được coi như là một thách thức thể hiện bởi truyền thống hội họa lâu đời của Ba Lan, vốn không những chỉ thành công trong việc hình thành một bản sắc rõ ràng, mà còn có thể làm chủ được sự sáng tạo tập thể của cả nước trong những thời điểm thuận lợi nhất của nó.

Điện ảnh

Mặc dù bắt đầu từ năm 1908, nền sản xuất điện ảnh của Ba Lan chỉ thực sự hoạt động từ sau Thế chiến Thứ I. Cho đến thập kỷ 1930 những phim do Ba Lan sản xuất chủ yếu là những phim hài đơn giản và những bộ phim chuyển thể từ các tiều thuyết. Sau Thế chiến Thứ II, nền điện ảnh của đất nước này phải thích ứng với các giá trị của Xô Viết. Trong thời kỳ này người ta đòi hỏi những bộ phim quảng bá cho ý thức hệ và những giá trị đạo đức trong chiến tranh. Mặc dù trong những điều kiện như vậy, Ba Lan vẫn có những bộ phim nổi bật được thực hiện bởi các đạo diễn như Andrzej Mun, Wojcicch Has và Jcrzy Kawalerowicz. Tác phẩm bộ ba tinh hoa (“thế hệ”,  “Kênh đào”, và ''Tro tàn và Kim Cương'') của Andrzej Wajda được thực hiện vào giữa thập kỷ 1950.

Sự giải phóng dần dần về chính trị vào cuối thập kỷ 1950 và đầu thập kỷ 1960 đã tạo ra những cơ hội để các nhà làm phim Ba Lan nắm bắt một cách nhanh chóng. Một thế hệ mới các nhà làm phim đã từ bỏ những chủ đề anh hùng và hướng sang đời sống hàng ngày và những vấn đề đương đại. Những bộ phim như “Con dao Trong nước” của Roman Polanski (1962) và “Rysopsis” của Jerzy Skolimowski là những ví dụ điển hình của loại phim này. Một thời gian sau Krzysztof Zanussi đã làm cuốn phim đầu tay của ông với chủ đề về sự lựa chọn đạo đức, phim “Cấu trúc của Một Tinh thể”. Phim này, cùng với những phim khác của ông được coi như những thành tựu đáng kể về điện ảnh.

Mọi sự đã thay đổi vào cuối thập kỷ 1970 khi những nhà làm phim Ba Lan thể hiện sự rối loạn về chính trị và đạo đức trong xã hội của họ. Nhà làm phim không mệt mỏi Wajda thì cứ hai năm lại cho ra dời một bộ phim mới. Những bộ phim như “Người Cẩm thạch” (1977), “Không có Thuốc mê” (1979) và “Con người Sắt đá” ( 1981 ) đã trùng hợp với thời gian nổi lên của phong trào Đoàn kết tại Ba Lan.

Loạt phim “Mười Điều răn” của Krzysztof Kieslowski đã được nhiệt liệt tán thưởng tại Liên hoan Phim Venice năm 1988, và sau đó đã được trình chiếu trên khắp thế giới. Sau đó bộ phim ba tập  “Ba màu: Xanh - Trắng – Đỏ ( 1993- 1994) của ông đã được coi như kiệt tác của điện ảnh châu Âu. Năm 1993 Agnieszka Holland đã làm cuốn phim đầu tay của bà, phim “Khu vườn Bí mật”. Năm 1999 Wajda đã hoàn tất bộ phim “Pan Tadeusz”, mà nhiều người hâm mộ đã coi như một trong số những tác phẩm có giá trị nhất của ông. Tại Liên hoan Phim Cannes năm 2002 Roman Poianski đã đoạt giải “Cành cọ Vàng cho bộ phim” ”Tay đàn Dương cầm” của ông. Cũng trong năm này ông đã đoạt giải Oscal về đạo diễn xuất sắc nhất trong bộ phim đó.

 

 

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2132-02-633492957670937500/Van-hoa---Xa-hoi/Van-hoc.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận