CÁC CHẾ PHẨM SỮA ĐƯỢC SỬ DỤNG NHƯ THẾ NÀO?
Nuôi trẻ nên dùng sữa thú có thành phần giống với sữa mẹ nhất, để bổ sung hoặc thay thế sữa mẹ. Thường người ta cho rằng sữa bò là thích hợp nhất. Thành phần sữa cừu, tương tự như sữa bò, có chứa lactoanbumin khá cao, dễ tiêu hóa, nhưng lại thiếu axit folic và vitamin B12, chứa sắt cũng ít, nếu không chú ý bổ sung mà chỉ đơn thuần nuôi bằng sữa cừu thì sẽ làm cho trẻ bị thiếu máu đại nguyên hồng cầu có nhân kết đặc do dinh dưỡng. Sữa ngựa có chứa protein cao và lipit thấp, dùng thích hợp cho những đứa trẻ sức tiêu hóa kém.
Thức ăn do sữa thú (sữa bò, sữa cừu,...) phối chế qua các công nghệ nhất định được gọi là chế phẩm sữa, như sữa bột nguyên bơ, sữa cô, sữa chua,... Thành phần có khác nhau, tác dụng dinh dưỡng và đối tượng dùng ăn các loại chế phẩm này cũng khác nhau.
Sữa bột nguyên bơ
Chế phẩm sữa được chế từ sữa tươi (sữa bò hoặc sữa cừu) cô đặc qua nhiệt độ cao, phun hoặc cán thành màng, sấy khô sau đó nghiền thành bột. Có dạng bột màu trắng ngà, có mùi thơm của sữa, dễ hút ẩm, phải cất vào bình, hộp hoặc túi nilon, đậy kín để bảo quản. Nếu bị vón cục hoặc mốc thì không được ăn. Sữa được pha theo trọng lượng 1:8 (30g pha thành 240g sữa nước), hoặc theo dung tích 1:4 (1 thìa bột pha thành 4 thìa sữa), cho nước sôi vào quấy đều, thì thành phần sẽ gần giống sữa tươi. Sữa nguyên bơ thường có chứa protein 26,4g, lipit 28,8g, lactoza 37,2g, chất khoáng 5,6g, nước 2g, năng lượng 2200kJ (529kcal).Trong quá trình chế biến sữa bột, sữa tươi sau khi được xử lí qua nhiệt độ cao, protein vón lại thành cục sữa nhỏ mịn, mềm, lipit dễ bay hơi, đường và vitamin có giảm đi chút ít, dễ được trẻ tiêu hóa hấp thu hơn nữa, đã được diệt khuẩn tiệt trùng, ít gây dị ứng. So sữa bột với sữa tươi thì ưu điểm lớn nhất của nó là dễ vận chuyển, bảo quản. Sữa bột tan nhanh cho nên pha chế rất nhanh và hết sức tiện lợi.
Sữa bột nửa tách bơ
Sữa bột dùng sữa nửa tách bơ chế biến thành. Để sữa bò qua đêm, phần váng sữa khá nhẹ trong đó sẽ nổi lên trên, tập trung ở bề mặt, dùng ống hút hoặc thìa hớt bỏ hết đi, chỗ sữa tươi còn lại trở thành sữa nửa tách bơ. Khi phun khô thành sữa bột nửa tách bơ xong, rất tiện cho bảo quản. Sữa bột nửa tách bơ có chứa lipit 1,5 - 2%g. Thích hợp dùng tạm thời cho những đứa trẻ năng lực tiêu hóa kém hoặc bị ỉa chảy. Do hàm lượng lipit thấp, vì vậy không nên dùng nuôi trẻ trong thời gian dài, nếu không sẽ do năng lượng cung ứng không đủ mà gây suy dinh dưỡng.
Sữa bột tách bơ
Sữa bột chế biến từ sữa bò tươi tách bơ. Sữa bò tươi để lắng đi lắng lại 3 lần qua đêm bỏ lớp váng mỡ ở trên đi. Hoặc sau khi đun sôi 3 lần, để lắng, vớt bỏ váng mỡ ở trên, sữa tươi có được là sữa tách bơ, rồi phun khô thành sữa bột tách bơ. Sữa bò tách bơ chỉ chứa dưới 1% g lipit, không thích hợp để nuôi dưỡng lâu dài đối với trẻ nhỏ bình thường
Sữa (bò) chua
Sữa bò sau khi được làm chua từ sữa tươi. Có 2 phương pháp làm:
1. Sữa chua lên men. Trong sữa bò tươi cho thêm một lượng trực khuẩn lactat vô trùng thích hợp, làm cho nó lên men chuyển thành chua.
2. Sữa chua cho thêm axit. Trong sữa bò tươi cho thêm một lượng nhất định loại axit yếu, như axit lactic, axit xittric, axit clohiđric loãng, để cho sữa chuyển thành chua.
Thành phần của sữa bò chua gần giống với sữa bò tươi ban đầu, chỉ có đường là hơi mất đi một chút, giảm khoảng 1%. Nhìn ngoài thấy có màu trắng ngà, nửa đông cứng, không những độ chua làm tăng thêm vị chua, mà cục đông cứng cũng rất mịn, giúp cho tiêu hóa hấp thu đặc biệt thích hợp cho những trẻ năng lực tiêu hóa kém hoặc mắc bệnh ỉa chảy và với người già. Ở các nước có ngành chế biến sữa chua hoa quả là sữa chua cho thêm bột quýt, dứa, nho, chuối tiêu chế biến thành, có đủ mùi vị, đã trở thành đồ uống hằng ngày được đông đảo mọi người yêu thích.
Sữa cô
Cho sữa tươi tiệt trùng, đặt vào trong đồ đựng bán chân không, dần dần bốc hơi nước, ở nhiệt độ trung bình (680C) và khí áp thấp cô đặc lại còn một nửa lượng ban đầu, sẽ trở thành sữa cô. Cất vào hộp hoặc bình kín đã khử trùng, sau đó dùng nhiệt độ cao khử trùng để có thể bảo quản được tương đối lâu. Sau khi mở hộp phải cất giữ ở nhiệt độ lạnh trong tủ lạnh, trong vòng 24 tiếng phải dùng hết. Sữa cô cho thêm một lượng nước sôi gấp đôi, pha loãng sẽ trở lại sữa tươi nguyên bơ, thành phần của nó gần giống với sữa tươi. Sữa nước sau khi cô ở nhiệt độ cao, protein trong đó sẽ vón mịn lại, hạt mỡ nhỏ lại, dễ được cơ thể trẻ tiêu hoá hấp thu. Ngoài vitamin C bị tổn thất ra, các loại vitamin khác và các loại muối khoáng như canxi, photpho, sắt natri,... không có sự biến đổi lớn. Sữa cô dùng thích hợp cho trẻ đẻ non hoặc trẻ sinh ra nhẹ cân không có sữa mẹ.
Sữa hộp
Cho sữa bò tươi tiệt trùng vào trong đồ đựng chân không, chưng cô lại còn 2/5 dung tích cũ, cứ 500ml sữa hộp cho thêm 200g đường mía (sucroza) quấy đều xong cho vào hộp niêm kín để dành có thể bảo quản được tương đối lâu. Sữa hộp chủ yếu cung cấp cho các gia đình dùng để chế biến đồ ngọt hoặc cho vào cà phê, trà đen để uống, do lượng đường quá cao, không nên dùng nuôi trẻ trong thời gian dài, dù có cho thêm gấp 5 lần nước sôi (1 phần sữa: 5 phần nước) để pha loãng, thì lượng đường vẫn cao mà hàm lượng protein lại quá thấp, nếu dùng làm thức ăn chính để nuôi trẻ sẽ dễ dẫn đến các bệnh về dinh dưỡng như suy dinh dưỡng thiếu máu, thiếu vitamin,...