Tài liệu: Các tấm bảng đất sét

Tài liệu
Các tấm bảng đất sét

Nội dung

CÁC TẤM BẢNG ĐẤT SÉT

 

Vào thế kỷ XIX người ta đã tìm thấy ở Irăc thuộc phía Tây châu Á 500.000 tấm bảng đất sét, trên các tấm bảng đất sét có khắc chi tiết các ký hiệu lạ. Các ký hiệu lạ đó là thư văn tự của người Babilon cổ, ngày nay người ta gọi đó là “văn tự hình nêm”. Qua nghiên cứu, các nhà khoa học hiểu rõ đó chính là ghi chép về những tri thức của người babilon cổ đại trong đó có một lượng lớn tri thức về toán học.

Người cổ đại đầu tiên dùng đá cuội, kết nút, sau lại dùng ngón tay để ghi các số: một ngón tay đại diện cho số 1, hai ngón tay đại diện cho số 2. . . khi đến số 10 lại bắt đầu loạt đếm mới, từ đó người Babiion đi đến khái niệm “gặp 10 tiến 1”. Lại vì một năm có 12 lần trăng tròn, trăng khuyết, mỗi bàn tay lại có 5 ngón mà 12 x 5 = 60. Từ đó nảy sinh cách ghi số ''gặp 60 tiến 1''. Họ lại dùng ký hiệu ▼để biểu thị số 1, ký hiệu < để biểu thị số 10, còn từ 1 đến 9 thì dùng số ký hiệu ▼tương ứng cho số đếm, từ số 10 cho đến số 50 thì kết hợp cả hai loại ký hiệu < và ▼ để biểu thị con số tương ứng. Ví dụ số 35 được ghi thành ▼▼. Cách ghi số này < << ▼▼▼ có ảnh hưởng đến người đời sau và ghi ra cách ghi số theo hệ đếm cơ số 60. Ví dụ với hệ đếm cơ số 60 trong đơn vị đo thời gian: 1 giờ = 60 phút, 1 phút = 60 giây.

Không những thế, người Babilon còn nắm vững nhiều phương pháp tính toán, biết lập các bảng số để hỗ trợ tính tuán. Từ các tấm bảng đất sét người ta nhận thấy người Babilon đã có bảng tính nhân, bảng số nghịch đảo, bảng bình phương và lập phương, bảng căn bậc hai và căn bậc ba. Họ còn biết dùng khái niệm đại số.

Trên các tấm bảng đất sét còn có ghi bài toán sau đây: Có 10 anh em chia nhau 1,2/3 Mina bạc (mina là một đơn vị đo lường cổ, dưới mina có saicon. 1mina = 60 saicon). Từ đó có thể thấy người Babilon đã biết đến phân số và đã biết chia bạc thành các phân số. Qua cách chia các nhà khoa học nhận thấy người Babilon đã biết khái niệm phân số, khái niệm bằng nhau của các phân số.

Người Babilon cũng sơ bộ biết các tri thức hình học. Họ đã biết phân chia các đám ruộng có hình phức tạp thành các hình chữ nhật, hình tam giác và hình thang để tính diện tích. Họ biết rất rõ phương pháp chia đều đường tròn, tính được số =3.

Những thành tựu toán học của người Babilon có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển toán học sau này.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/535-02-633337470946053750/Buoi-dau-cua-toan-hoc/Cac-tam-bang-dat-set...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận