Tài liệu: Các viên minh châu (ngọc sáng) trên tay Phật

Tài liệu
Các viên minh châu (ngọc sáng) trên tay Phật

Nội dung

CÁC VIÊN “MINH CHÂU” (NGỌC SÁNG) TRÊN TAY PHẬT

 

Ấn Độ là nước thờ Phật. Cống hiến của người cổ Ấn Độ đối với nền toán học cổ dại cũng huy hoàng, rực rỡ như viên ngọc sáng trong tay Phật, khiến người ta chú ý.

Vào thế kỷ thứ ba trước công  nguyên, đã có các ký hiệu toán học xuất hiện ở Ấn Độ. Trong những năm 200 đến 1200 người Ấn Độ đã biết sử dụng số 0, ký hiệu này gần giống với hiện nay. Sau đó người ta đã đưa hệ đếm thập phân và xác định ý nghĩa của vị trí các chữ số trong một số giúp đơn giản đi rất nhiều cách tiến hành các phép tính cũng như cách ghi các số. Ví dụ người Babilon cổ đại dùng ký hiệu ▼ để biểu thị số 1 cũng là biểu thị 1/60. Với người Ấn Độ số 1 chỉ biểu thị 1 đơn vị, còn để biểu thị số 10, số 100 v.v . thì chỉ cần viết sau số 1 một số 0, hai số 0 v.v. . hoàn toàn giống với cách ghi số hiện nay.

Người Ấn Độ cũng đã biết dùng số âm, để biểu thị sự giảm bớt và sự chuyển động theo chiều ngược lại. Họ còn tiếp thu khái niệm số vô tỉ biết cách vận dụng các phép tính toán về số hữu tỉ vào phạm vi số vô tỉ. Họ đã biết giải các phương trình bậc nhất và bậc hai.

Toán học Ấn Độ không có cống hiến lớn trong hình học nhưng đã có nhiều cống hiến trong lý thuyết về tam giác. Đó chính là sản phẩm phụ mà người Ấn Độ thu nhận được khi nghiên cứu thiên văn. Trong khi tính toán họ đã sử dụng ba loại hệ thức lượng giác: một loại tướng đương với sin, một loại tương đương với cosin và một loại bằng 1- cos, ngày nay không còn thông dụng nữa. Họ cũng đã biết một số mối tương quan trong các hệ thức lượng giác. Ví dụ sin2 + cos2 = 1, cos(90o- ) = sin.

Họ còn biết cách sử dụng hàm lượng giác của góc một nửa () và các góc đặc biệt trong khi tiến hành tính toán.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/535-02-633337475622147500/Buoi-dau-cua-toan-hoc/Cac-vien-minh-chau-n...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận