KIM TỰ THÁP VÀ SÁCH CỎ LAU.
Các kim tự tháp Ai Cập nổi tiếng thế giới suốt mấy trăm năm nay không chỉ do khí thế hùng vĩ của nó đã hấp dẫn các khách tham quan, mà còn vì các nét đặc biệt về thiết kế, do sự tinh xảo trong xây dựng mà hấp dẫn các nhà khoa học trên thế giới. Theo kết quả đo đạc và tính toán Kim tự tháp to nhất, Kim tự tháp Khuphu (người Hy Lạp gọi là Kim Tự Tháp Kêop) - có chiều cao là 146,5m (hiện do bị huỷ hoại qua thời gian chỉ còn cao 137m), đáy là một hình vuông, mỗi cạnh dài 233m (hiện chỉ còn 227m). Thế nhưng sai số độ dài mỗi cạnh khoảng 1,6cm, chỉ bằng của toàn độ dài, góc vuông ở đáy chỉ sai số có 12”. Bằng độ. Bốn mặt chính của Kim Tự Tháp hướng theo hướng Đông Nam Tây Bắc, và cạnh của hình vuông đáy hướng đúng theo phương Nam Bắc chỉ sai khác 2'30'' và 5'30'' tương ứng.
Cả một Kim tự Tháp khổng lồ mà xây dựng đến độ chính xác như vậy khiến các nhà khoa học tin chắc rằng người Ai Cập đã có một tri thức phong phú về hình học. Sau này khi các nhà khoa học đã dịch được các văn tự còn ghi lại trong sách lau, thì chứng tỏ dự đoán này được chứng tỏ là hoàn toàn chính xác. Trên châu thổ sông Nil có loại thực vật thủy sinh giống như cây lau. Người cổ đại Ai Cập đã chế tạo ra giấy cỏ lau. Họ cắt cỏ lau thành từng mẩu nhỏ, lắp ghép cẩn thận, thành tấm ép, phơi khô dùng để viết chữ. Người ta đã viết chữ lên giấy cỏ lau và gợi đó là sách cỏ lau.
Năm 1822 một người Pháp đã hiểu rõ ý nghĩa của nội dung ghi trong sách cỏ lau, khiến người ta biết rằng người cổ Ai Cập đã biết sử dụng toán học trong việc quản lý nhà nước và các công việc về tôn giáo. Tính tiền thù lao trả cho các nhân công lao dịch, tính dung tích của các kho lúa và diện tích ruộng đất để tính hoa lợi mùa màng và nhờ đó tính địa tô; tính toán gạch để xây dựng nhà ở và các công trình phòng ngự; tính toán số gạo cần thiết để sản xuất một lượng rượu theo yêu cầu v.v. Hay nói theo quan điểm toán học thì người cổ Ai Cập đã biết thực hiện bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia và phép tính phân số. Họ cũng đã biết cách giải phương trình bậc nhất một ẩn cũng như các phương trình bậc hai một ẩn. Trong sách cỏ lau còn viết về phép tính phân số. Họ đã biết tính diện tích hình chữ nhật, hình tam giác, hình thang; tính thể tích các hình hộp, hình trụ, hình lăng trụ mà kết quả gần với cách tính toán hiện nay. Điều khiến người ta kinh ngạc là họ đã dùng công thức tính diện tích. Tính hình tròn (d đường kính hình tròn) tương đương với số = 3,1605 đó là điều hết sức phi thường.
Có được kiến thức toán học như vậy thì việc người cổ Ai Cập xây dựng được Kim Tự Tháp không có gì đáng ngạc nhiên.