Tài liệu: Cố Cung - điển hình của kiến trúc Trung Quốc thời cổ đại

Tài liệu
Cố Cung - điển hình của kiến trúc Trung Quốc thời cổ đại

Nội dung

CỐ CUNG – ĐIỂN HÌNH CỦA KIẾN TRÚC TRUNG QUỐC THỜI CỔ ĐẠI 

Cố Cung là hoàng cung của hai triều đại Minh - Thanh. Công trình được Minh Thành Tổ xuống chiếu chuẩn bị xây dựng vào năm Vĩnh Lạc thứ 4 (1406) và chính thức khởi công năm 1417. Công trình được hoàn thành cơ bản vào năm 1420, tính cho đến nay đã trải qua hơn 570 năm lịch sử. Về sau tuy có nhiều lần trùng tu, cải tạo nhưng nói chung vẫn giữ được cất cách của kiến trúc ban đầu.

Toàn bộ Cố Cung chiếm diện tích 720.000m (1087 mẫu ta), có đến hơn 980 công trình kiến trúc (trong đó nhà Minh xây dựng hơn 90 công trình) hơn 8700 gian phòng trên 150.000 m2 diện tích xây dựng. Chung quanh có xây tường cao 10m, hào rộng 52m. Bốn góc Cố Cung có xây dựng bốn toà lầu rất đẹp (ba tầng hiên, 72 xà), cửa chính là Ngọ môn. Công trình kiến trúc chủ yếu được chia làm hai khu vực. Khu vực phía trước gồm có ba điện lớn: Thái Hòa, Trung Hòa và Bảo Hòa ở trung tâm, còn hai điện Văn Hoa và Võ Anh làm hai cánh. Khu vực phía trước là nơi chính quyền phong kiến thực thi mọi quyền lực. Khu vực phía sau có các cung điện: Càn Thanh Cung, Giao Thái Điện, Khôn Thanh Cung cùng hai nơi là sáu cung Đông - Tây và Ngự Hoa Viên, đó là nơi ở của vua chúa phong kiến và các hậu phi. Bố cục và cấu trúc của Cố Cung thể hiện những nét tinh tế và độc đáo của truyền thống nghệ thuật kiến trúc Trung Quốc cổ đại.

Cửa chính của Cố Cung là Ngọ Môn, mặt bằng có dạng hình chữ môn lộn ngược “          ”. Ngọ Môn là nơi vua chúa phong kiến ban bố các chiếu chỉ, hiệu lệnh tiếp nhận tin khải hoàn cũng như thù tiếp. Mỗi khi hoàng đế đi hiến tế các nơi như Thiên Đàn, Xã tắc Đàn, nhà Thái Miếu khi ra vào Ngọ Môn thì chiêng trống được gióng bên ở các thành lau. Cửa Thái Hỏa ở bên trong Ngọ Môn có một dải ''Nội kim thủy hà'' hình vòng cung năm toà cầu có 1an can bằng đá trắng nối liền các cung điện kết thành một bức tranh của tổ hợp lâu dài cầu.

Khu vực chính để thiết triều là các điện Thái Hoà, Trung Hoà, Bảo Hoà. Những kiến trúc này được bài trí thành một tổ hợp lâu đài hình chữ công “I” theo hai hưởng trước - sau cao 8,13 m. Nền móng của lâu đài bằng đá hoa trắng chế tác thành nhân đế có dạng ''Tu di hình''(*)[1] ba tầng. Xung quanh là các lan can bằng đá hoa trắng hết sức đẹp đẽ, lung linh, kế tiếp nhau, mười phần tinh xảo. Để thải nước mưa người ta đã dùng các ống thải hình đầu rồng và các ống trạm trổ mây hướng xuống dưới lan can thành các cửa thoát nước. Nước phun ra từ các đầu rồng khi mưa lớn trông tựa suối phun, lúc mưa nhỏ trông giống cột nước, trông thật ưa nhìn . Điện Thái Hòa (còn gọi là điện Kim Loan) là toà lâu đài bằng gỗ cao nhất ở Trung Quốc. Khi nhà vua công bố các chiếu thư quan trọng, các hoàng đế mới lên ngôi làm lễ đăng quang, ngày tết Nguyên đán hằng năm, ngày sinh của nhà vua các triều hội lớn thường diễn ra ở điện Thái Hoà. Ở trước điện có sân chầu rộng hơn 30.000m, có thể chứa được trên 10.000 người. Phía trước mặt điện rộng 11 gian, sâu 5 gian: trên nóc điện có mái chồng cong. Điện có chiều cao tổng cộng là 35,05m. Ở chính giữa điện có một sàn trệt cao 1m, bên trên sàn có đặt ngai vàng. Trong điện có 72 cột sơn kim nhũ, có cột chạm trổ rồng cuộn, trên đỉnh trụ có trạm hình rồng lượn, màu sắc sặc sỡ, nét trạm tinh xảo. Mái lợp ngói vàng, mép ngói xếp chồng, mái hiên hình vòng cung tầng tầng chen chúc, các góc mái đao ngẩng cao vời vợi, mái lưu ly ánh vàng huy hoàng. Mọi đường cong, mặt cong đều gợi cho ta niềm sảng khoái, đầy mỹ cảm, khiến người khen ngợi chẳng hết lời.

Điện Trung Hòa ở phía sau Điện Thái Hòa, là một tòa kiến trúc có mặt bằng hình vuông, trên đỉnh có nạm vàng, ngọc, đây là nơi nhà vua nghỉ tạm trước khi  thiết triều. Điện Bảo hòa rộng 9 gian, sâu 5 gian, trên mái có lan can. Vào thời nhà Thanh, phía sau điện Thái Hòa là nơi tổ chức các yến tiệc cung đình. Từ thời Ung Chính về sau, các cuộc điện thí của các tiến sĩ đều tiến hành ở đó.

Nền móng của ba toà điện lớn của Cố Cung có 3 tầng, nhìn bên ngoài có dáng khác nhau, các tòa kiến trúc phía trên cao thấp khác nhau, tạo hình cũng khác nhau, nhìn thật lung linh, các đường bao quanh trông thật khí thế.

Phía sau điện Bảo Hòa về phía Bắc là Khôn Thanh Cung. Bên trong cửa là một dãy các toà nhà sơn son thiếp vàng, đó là “nội đình” nơi ở của hòang đế và phi tần. Các cung điện như cung Càn Thanh, điện Giao Thái và cung Khôn Ninh về bố cục kiến trúc và tính trang nghiêm rộng lớn có khác với các cung thiết triều bên ngoài. Cung Càn Thanh là nơi ở của vua, cung Khôn Ninh là nơi ở của hoàng hậu. Ở giữa cung Càn Thanh và cung Khôn Ninh có xây một lễ đường nhỏ là Giao Thái điện. Chung quanh ba cung có hai điện Đông, Tây. Ở phía đông là điện Đoan Nghi là nơi lưu giữ y phục của vua. Ở phía Tây là điện Mậu Lao, nơi lưu giữ các sách vở, đồ văn phòng của nhà vua. Ở hai bên có Lục cung (sáu cung) Đông, Tây là nơi ở của các phi tần, và 5 nhà Đông, Tây dùng làm nơi ở của các hòang tử. Ngoài ra còn có nơi ở cho các cung nữ, thái giám. Ở phía đông của lục cung phía Đông còn có Ninh Thọ cung, Dưỡng Tính điện, Đông Thọ đường, Sướng Âm các và Phụng Tiến điện. Tại đây, vua Càn Long còn cho xây dựng Ngự Hoa viên để làm nơi dưỡng lão. Bên trong cung Khôn Ninh được lắp đặt các thiết bị đặc biệt, các cấu kiện kiến trúc được chế tác bằng gỗ quý như hoàng dương, tử đàn, pơ mu, lát hoa, đó là Ngự hoa viên, có Khậm An điện. Phía trong Ngự hoa viên có giả sơn, thuỷ trì (ao nước), đền đài, lầu gác, đặc biệt có nhiều cây tùng, cây bách cổ kính, xanh tốt gợi sự chú ý của mọi người.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/532-02-633337419777153750/Nhung-cong-trinh-hung-vi/Co-Cung---dien-hi...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận