NHỮNG GHI CHÉP SỚM NHẤT VỀ SAO CHỔI
Sao chổi là loại ngôi sao có đuôi kéo dài giống như cái chổi, từ đó mà thành tên.
Chỉ khi đến gần Mặt Trời, sao chổi mới biểu hiện dưới dạng đám tinh vân kéo dài sau một nhân sao chổi phát sáng. Số sao chổi trên bầu trơi rất nhiều, có đến hơn 1800 ngôi trong số đó nổi tiếng nhất có ngôi sao chổi Halley có chu kỳ xuất hiện là 76 năm. Trung Quốc là nước có ghi chép về sao chổi Halley sớm nhất. Theo sách “Xuân Thu” thì năm 613 trước C N đã xuất hiện một ngôi sao chổi tại chòm sao Bắc đẩu. Nhà thiên văn học nổi tiếng Trung Quốc là Trương Ngọc Triết đã dùng máy tính điện tử, tính toán và chứng minh đó chính là sao chổi Halley nổi tiếng. Như vậy kinh “ Xuân Thu” (một trong ngũ kinh của Trung Quốc, N. D.) là quyển sách đã ghi chép về sao chổi Halley sớm nhất trên thế giới so với châu Âu thì sớm hơn đến mấy trăm năm. Từ năm 613 trước công nguyên đến năm 1986, sao chổi Hal1ey đã 35 lần xuất hiện. Từ năm 240 trước công nguyên trở đi, mỗi lần sao chổi Hal1ey xuất hiện, đều được ghi chép rõ ràng ở Trung Quốc. Trung Quốc là nước có ghi chép về sao chổi Halley hoàn chỉnh nhất. Ở Trung Quốc không chỉ có các ghi chép về tình hình vị trí của sao chổi mà còn cho các giải thích về sự phát sáng của sao chổi. Từ hơn 1300 năm về trước (trong “Tấn thư thiên văn chí”) đã có viết: Bản thân sao chổi không sáng, chỉ khi đến gần Mặt Trời, nhờ phản xạ ánh sáng Mặt Trời mới phát sáng. Ở châu Âu phải đến thế kỷ XVI mới có lý giải tương tự. Những ghi chép về sao chổi ở Trung Quốc không chỉ giới hạn đối với sao chổi Halley, theo thống kê từ thời cổ đại đến năm 1910 đã ghi không ít hơn 500 lần.