Tài liệu: Y dược học Tây Tạng

Tài liệu
Y dược học Tây Tạng

Nội dung

Y DƯỢC HỌC TÂY TẠNG 

Người dân tộc Tạng sống trên nóc nhà của thế giới – cao nguyên Tây Tạng từ xưa đã có tục thiên táng. Trong quá trình cắt nhỏ cơ thể, họ thường nhìn thấy gân, cốt, cơ bắp cũng như vị trí của nội tạng trong cơ thể người, từ đó nảy sinh các bí phương y dược Tây Tạng, có thể sánh với khoa học Trung Y.

Y dược Tây tạng cho rằng từ não bộ của người toả ra vô số các đường “ mạch trắng”, (các dây thần kinh có màu trắng), cho phối tất cả các bộ phận cơ thể. Mỗi khi có một đường mạch trắng bị bệnh, phần cơ thể chịu sự chi phối của đường mạch này sẽ bị tê liệt, gây trở ngại cho sự vận động của bộ phận cơ thể đó. Y dược Tây Tạng còn phân biệt chính xác động mạch (nhảy theo nhịp tim) và tĩnh mạch (mạch đứng yên) và chỉ ra rằng đó chính là đường ống lưu thông khí huyết trong cơ thể. Có điều đáng quý là nếu như sinh vật học cận đại gần đây mới phát hiện rằng trong quá trình pháp dục, bào thai phải qua các giai đoạn diễn biến từ loài cá, bò sát, động vật có vú thì y học Tây Tạng tìm ra điều này từ 1200 năm về trước. Không những thế, người ta còn chỉ ra rằng bào thai người phải trải qua 38 chu trình phát triển mới đến độ chín và từ đó mới trải qua các diễn biến từ loài cá - bò sát – lợn, đó là tư liệu quý giá trong lịch sử tiến Hoá của sinh vật.

Phương pháp chẩn trị của y học Tây Tạng có nhiều chỗ giống với Trung Y, nhưng trong y học Tây Tạng cũng có nhiều điểm đặc sắc. Trong Trung Y có bốn yếu lĩnh là vọng (nhìn), văn (nghe), vấn (hỏi), thiết (xem mạch). Trong y học Tây Tạng cũng có đủ bốn yếu lĩnh nhưng còn chú trọng xem nước tiểu: yêu cầu người bệnh thu nước tiểu vào lúc mới thức dậy chứa vào bát để làm mẫu thử. Nước tiểu được chứa vào bát sứ, khuấy trộn, rồi quan sát màu nước tiểu, bọt, mùi, các chất nổi, các chất chìm; sau đó xem xét sự thay đổi của các chất mà phán đoán bệnh. Cách trị bệnh theo y học Tây Tạng cũng có nhiều nét độc đáo, ngoài việc dùng thuốc, còn có việc chích máu ở huyệt, làm sinh thiết để trị bệnh bụng báng, thông nước tiểu, xoa bóp nóng lạnh, xông hơi xông dầu để trị bệnh. Các biện pháp vừa nêu trên cho đến nay vẫn còn có giá trị lâm sàng.

Cũng giống như Trung Y, y học Tây Tạng cũng chú trọng ưu thế tại chỗ, lợi dụng các loại động vật, thực vật, khoáng vật dễ kiếm để trị bệnh. Y học Tây Tạng chú ý đến việc dùng cây cỏ nội địa như gừng, hoàng liên, chu sa v.v. . . và những đặc sản vốn có ở cao nguyên Tây Tạng như cỏ long đảm, cúc phụng vĩ, xạ hương, mật gấu v.v. . . So với thuốc tây, các loại thuốc kể trên không những chữa bệnh tốt mà còn không có tác dụng phụ, được tín nhiệm trong và ngoài nước.

Y học Tây Tạng còn được lưu truyền trong nhiều thư tịch điển tích. Ví dụ khoảng vào thế kỷ thứ VIII, nhà y học Vụ Đà công bố tuyển tập (bốn bộ y điển) bao gồm lý luận y học, phương pháp xem mạch trị bệnh, các bài thuốc, phương pháp giữ vệ sinh, bảo vệ sức khoẻ, thai sản. . . đều có mô tả, tường thuật rõ ràng. Chúng trở thành kinh điển trong y học Tây Tạng và thúc đẩy sự hình thành nền y học sau này.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/529-02-633336793539185000/Nhung-tu-tuong-khoa-hoc-ky-thuat-doc-dao/Y...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận