MÁY TÍNH ĐẦU TIÊN: TURING.
Máy tính nguyên mẫu hiện đại là mày tính đầu tiên do nhà toán học Anh thiết kế vào năm 1936. Nét chủ yếu của máy Turing là đã phân tích các động tác tính toán thành nhiều động tác đơn giản. Khi một người nào đó tiến hành tính toán trên giấy anh ta cần :1) Phương tiện để lưu trữ kết quả tính toán tức là trang giấy; 2) một loại ngôn ngữ tức là các dấu phép tính : cộng, trừ, nhân chia, các chữ số ký hiệu; 3) sắp xếp các khu vực: trong quá trình .tính toán xem xét sắp xếp các số vào các ô, khu vực trái, phải trên dưới; 4) phương hướng tính toán, tức là sau khi thực hiện xong một giai đoạn tính toán, xét tiếp việc cần làm ở bước tới, ví dụ khi tính tổng 6+9: sau khi tính phải chuẩn bị thay đổi vị trí các chữ số, 5) tiến hành tính toán bước tiếp theo.
Ngay chỉ trong một bước tính toán thì nhất định phải: 1) Thay đổi chữ số hoặc ký hiệu; 2) Thay đổi khu vực, thay đổi vị trí chữ số, thêm chữ số, 3). Chuẩn bị phương hướng tính toán tiếp.
Máy Turing làm đơn giản hóa bài toán. Lấy phép tính nhân 26 x 32 sẽ thành 26 x 32 = 52 + 782 = 832. Nếu các số viết dưới dạng nhị phân thì các phép tính cộng, trừ, nhân, chia cũng phải thực hiện theo hệ đếm nhị phân và trên giấy chỉ ghi hai chữ số 0 và l thành từng nhóm thích hợp. Nếu như có một máy tính như ở hình vẽ đầu đọc sẽ giải thích các số đưa vào và ra lệnh cho máy tiếp tục. Các đầu đọc qua nội dung ở các ô máy sẽ quyết định các bước thao tác tiếp và lệnh cho đầu đọc tiến hành. Động tác mà đầu đọc phải thực hiện có ba loại:
1. Chú ý đọc nội dung trong ô để viết hoặc không viết (tức có thay đổi nội dung hay không thay đổi nội dung)
2. Dịch chuyển sang trái, sang phải một ô.
3. Ngừng.
Như vậy thành công của máy Turing là đã cơ giới hóa được hoạt động tính toán. Về mặt lý luận, việc giải phương trình hoặc tiến hành một tính toán bất kỳ đều phải thực hiện một phép toán nào đó, báo cho máy biết khi gặp tình huống nào đó trong các ô và thực hiện động tác tiếp theo. Vì vậy, máy Turing cũng có thể thay thế con người hay bàn tính thực hiện việc tính toán.