BÀN TÍNH VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH BẰNG BÀN TÍNH.
Bàn tính là công cụ tính toán được sử dụng rộng rãi ở Trung Quốc và nhiều nước trên thế giới. Bàn tính được phát minh ở Trung Quốc vào khoảng thế kỷ XIV. Từ đó về sau ở Trung Quốc, bàn tính đã thay thế thể tính trong công việc tính toán. Cho đến ngày nay ở Trung Quốc bàn tính là một trong những công cụ tính toán phổ biến nhất. Việc tính toán bằng bàn tính được thực hiện theo các khẩu quyết tạo nên phương pháp tính bằng bàn tính.
Người Ai Cập cổ đại, khi tiến hành trao đổi hàng hoá, họ rải cát trên đất, dùng tay vẽ trên cát các rãnh nhỏ, trong các rãnh có bỏ các viên sỏi, khi cộng họ bỏ thêm các viên sỏi vào rãnh. Đó là loại bàn tính nguyên thuỷ. Sau này các thương nhân Châu Âu đã dùng các tấm bảng có đục thành máng để thay cát, dùng các hạt được chế tạo riêng để thay các viên sỏi. Qua nhiều lần cải tiến, các loại bảng tính toán tiến gần đến kiểu các bàn tính Trung Quốc. Nhưng người châu Âu chế tạo các bảng tính bằng thép nên nặng và đắt tiền. Người châu Âu lại không có khẩu quyết tính nên sử dụng rất bất tiện, vì vậy loại bảng tính của họ mai một dần. Lại có vùng họ dùng các; que gỗ lồng 10 hạt tính bằng gỗ mà chế tạo bàn tính. Nhưng ở các loại bàn tính này mỗi hạt gỗ đại diện cho một nên khi tính toán không được thuận tiện. Ở bàn tính Trung Quốc, hạt gỗ dưới gióng ngang đại diện cho số 1, ở trên gióng ngang đại diện cho số 5. Cách chế tạo lại đơn giản, rẻ tiền. Các khẩu quyết tính toàn dễ dọc, dễ nhớ nên tính toán rất tiện lợi.
Trong một quyển sách về nghề mộc ''Lồ ban mộc kinh'' (thế kỷ XV) có chép hết sức tỉ mỉ phương pháp chế tạo bàn tính. Về phương pháp tính toán bằng bàn tính, tác giả Ngô Kính đời nhà Minh trong sách “Toàn tập chín chương về phép tính toán” đã có các ghi chép sớm nhất.
Đến năm 1573 một người Trung Quốc là Từ Tâm Lỗ đã viết quyển sách đầu tiên giới thiệu một cách hệ thống phương pháp tính toán bằng bàn tính. Năm 1592 Trình Đại Vy đã viết quyển sách với tiêu đề “Tính toàn trên bàn tính bằng ngón trỏ”. Hai quyển sách đã làm phương pháp tính toán trên bàn tính được phổ biến nhanh chóng hơn và làm bàn tính được phở biến đến nhiều quốc gia trên thế giới. Đã nhiều lần người ta tổ chức các cuộc thi về tốc độ tính toán giữa cách tính gẩy bàn tính bằng tay với máy tính điện tử. Trong các cuộc thi mặt đối mặt với các phép tính cộng, tính trừ, bàn tính thường chiếm địa vị quán quân. Vì vậy, ngày nay cho dù máy tính điện tử rất phổ biến nhưng bàn tính vẫn còn được sử dụng khá rộng rãi. Ở Nhật Bản việc sử dụng bàn tính ở các xí nghiệp chiếm tỉ lệ tương đương với việc đưa bàn tính vào bậc tiểu học ở các nước Anh, Mỹ, Pháp và các nước công nghiệp khác. Việc dùng bàn tính ngoài tác dụng tính toán còn có tác dụng rèn luyện tư duy.
Năm 1980, ở Trung Quốc đã xuất hiện bàn tính điện tử mới, nhờ đó đã kết hợp được ưu điểm của bàn tính khi thực hiên phép cộng, phép trừ với các ưu điểm của máy tính điện tử khiến cho chiếc bàn tính cổ xưa đã được trẻ hoá.