CÁC KÝ HIỆU TOÁN HỌC
Việc học tập toán được bắt đầu từ việc học số. Các trẻ em ở tuổi mẫu giáo đã bắt đầu học 1, 2, 3, 4, . . .0, là những ký hiệu toán học đơn giản, thường dùng nhất. Khi nghiên cứu toán học người ta cũng phải dùng các ký hiệu. Khi cần mô tả một định luật mới nhiều lúc phải sáng tạo các ký hiệu mới, trong lịch sử khi đưa 10 chữ số từ 0, 1, 2,...,9 là những ký hiệu đã gây một cuộc cách mạng trong toán học.
Nhà toán học Pháp Viet là người đầu tiên đưa ký hiệu và toán học một cách phổ biến. Ông đề nghị dùng các nguyên âm để biểu diễn số chưa biết và phụ âm để biểu diễn số đã biết (hệ số nguyên của các phương trình). Việc chỉ dùng các chữ số đối với các số đã biết( hệ số nguyên của các phương trình). Việc chỉ dùng các chữ số đối với các số đã biết đã hạn chế phạm vi ứng dụng của toán học. Tác phẩm “lý thuyết nói về phép phân tích” của Viet nói về cách dùng ký hiệu đại số sớm nhất. Hệ thống ký hiệu dùng ngày nay chủ yếu từ hệ thống ký hiệu Đêcac. Ông đề nghị dùng các chữ cái cuối trong 26 chữ cái tiếng Anh để biểu diễn số chưa biết và các chữ cái đầu tiên để biểu diễn số đã biết.
Nhờ có các ký hiệu, toán học đã trở nên trong sáng hơn, sử dụng tiện lợi hơn, làm cho toán học phát triển nhanh hơn. Nếu như dùng lời để mô tả phép cộng ''5+3=8'' tất phải viết “năm cộng ba bằng tám”, nếu có một quyển sách toán nào mà viết như vậy thì chắc sẽ rất rối rắm. Dùng ký hiệu toán học không chỉ tiết kiệm, đơn giảm mà còn chủ yếu là việc mô tả các khái niệm sẽ chính xác, vì vậy khi xây dựng các định lý toán học không thể không đùng các ký hiệu. Chỉ khi xây dựng được các hệ thống ký hiệu tốt mới có thể tổng kết được các quy tắc tính toán, mới có thể nêu bật được mối tương quan về số lượng với suy luận được dễ dàng. Nếu nói toán học là bức tranh, thì ký hiệu chính là các nét vẽ trên bức tranh đó. Việc vẽ hình không thể không dùng các nét vẽ, toán học cũng không thể tách rời các ký hiệu. Thường thì trong toán học có các loại ký hiệu sau đây:
1, Ký hiệu chỉ số lượng: Như 2/5; 3,1; 2; ; 3 + 2i; e; ; a; x; ; v.v...
2, Ký hiệu chỉ phép tính: như các phép tính cộng, trừ, nhân, chia (+, -, x,), căn số () tỉ lệ (:) v.v
3, Các ký hiệu quan hệ như: ''='' là dấu bằng, chỉ sự bằng nhau dấu () hoặc “”hỉ sự gần đúng, “” không bằng nhau, ngoài ra còn có dấu ''>'' chỉ sự lớn hơn,''<” chỉ sự nhỏ hơn, ký hiệu ''//' dấu song sóng, dấu '''' chỉ sự vuông góc v.v...
4, Dấu kết hợp: dấu ngoặc ( ), dấu móc vuông [] dấu gạch ngang ''-''
5, Ký hiệu chỉ tính chất: dấu dương, âm (), dấu giá trị tuyệt đối () vv..
6, Ký hiệu viết tắt: dấu biểu diễn hình tam giác, dấu giai thừa (!), dấu tổng () v.v...
Phải trải qua một thời ký dài phát triển chọn lọc các nhà toán học mới hình thành được hệ thống ký hiệu này.