CÁC ỨNG DỤNG ĐƠN GIẢN CỦA ĐƯỜNG TRÒN.
Trong hoạt động sản xuất và đời sống hàng ngày, nhiều vật dụng được chế tạo dưới dạng đường tròn như bánh xe, cốc, bình, ống nước VV. . Tại sao các vật dụng này lại có dạng đường tròn? Ngoài việc đường tròn cho người ta cảm giác đẹp còn do tính chất của đường tròn quyết định.
Vẽ một đường tròn không khó. Chỉ cần cố định một đầu compa, đầu kia lắp bút chì, quay một vòng là có đường tròn. Người ta gọi điểm cố định này là tâm của đường tròn.
Từ cách vẽ đường tròn ta thấy khoảng cách từ tâm của đường tròn đến các điểm trên đường tròn không thay đôi. Đây là tính chất quan trọng nhất của đường tròn. Người ta đã dùng tính chất này của đường tròn để chế tạo bánh xe. Trục xe đặt tại tâm của đường tròn, nên khoảng cách từ trục xe đến các điểm trên vành bánh xe không thay đổi, khi xe chạy, trục xe luôn giữ khoảng cách không đổi với mặt đất. Chỉ cần mặt đường bằng phẳng thì xe sẽ không bị xóc, người ngồi trên xe sẽ thấy yên ổn, dễ chịu. Giả sử bánh xe có dạng hình vuông thì khoảng cách giữa trục xe với mặt đường lúc lớn, lúc nhỏ và xe sẽ rất xóc khi chạy trên đường, người ngồi trên xe sẽ cảm thấy rất khó chịu.
Đường tròn còn có một tính chất khác: Nếu dùng một đoạn vật liệu có cùng độ dài để khép kín thành hình tam giác, hình vuông thì hình tròn có diện tích lớn nhất. Người ta lợi dụng tính chất này của hình tròn để chế tạo các vật dụng. Dùng tre để làm đấu đong, các đồ đựng có dạng hình trụ tròn sẽ đựng được nhiều lương thực mà lại tiết kiệm được vật liệu chế tạo. Chế tạo cốc, bình có dạng hình trụ tròn cũng sẽ đựng được nhiều chất lỏng hơn.
Hình tròn còn có nhiều tính chất ứng dụng khác, nên người ta gọi hình tròn là hình thực dụng.