ĐỊNH LUẬT TAM GIÁC CỔ ĐIỂN.
Khi nghĩ đến việc dùng các con tàu vũ trụ đi tìm người ngoài trái đất, người ta đã vấp phải một vấn đề khó là: Khi gặp ''người ngoài trái đất'' thì loài người làm thế nào giao thiệp với họ? Dĩ nhiên không thể dùng các phương tiện giao thiệp của loài người như ngôn ngữ, văn tự, âm nhạc để làm việc đó. Nhà toán học nổi tiếng của Trung Quốc là Hoa La Canh đã đưa ra kiến nghị: Dùng một hình để mô tả mối quan hệ số làm ngôn ngữ giao tiếp với người ''ngoài trái đất''.
Bức vẽ này biểu diễn một tam giác vuông mà ba cạnh có độ dài 3, 4, 5. Trên các cạnh của góc vuông vẽ các hình vuông nhỏ với cạnh có độ dài tương ứng 3 và 4 và mỗi hình vuông được kẻ thành các ô vuông nhỏ với các số ô tương ứng là 9 và 16. Tổng các số ô này bằng số ô vẽ trên hình vuông lớn cạnh bằng 5. Hình vẽ này phản ánh điều muốn nói là: “ Trong một tam giác vuông tổng bình phương các cạnh của góc vuông bằng bình phương của cạnh huyền”. Người phương Tây gọi đây là định lý Pitago.
''Định lý tam giác là định Lý cổ xưa nhưng có ứng dụng rất rộng rãi trong thực tế. Theo truyền thuyết, ở Trung Quốc, hơn 4000 năm về trước, vua Đại Vũ đã dùng ''định lý tam giác'' để tính độ chênh lệch về địa thế của hai địa điểm trong công cuộc trị thuỷ. Người cổ Ai Cập cũng đã dùng ''định lý tam giác'' dùng dây kéo để xác định góc vuông, nhờ đó xác định được đế hình vuông của Kim tự tháp. Ngày nay định lý tam giác còn được sử dụng rộng rãi hơn nữa. Thợ mộc dùng phương pháp kéo dây có độ dài 3, 4, 5 để xác định cạnh góc vuông và cạnh huyền: Trong khi cần tính toán gỗ để làm vì kèo nhà, người ta cũng dựa vào định lý tam giác. Định lý tam giác ứng dụng vào khoa học, kỹ thuật, công trình xây dựng nhiều không kể xiết. Trong thực tế không có định lý nào của toán học được ứng dụng rộng rãi như định lý tam giác. Dó đó có thể thấy định lý tam giác phản ánh bản chất của giới tự nhiên, là định luật cơ bản. Từ đó người ta nghĩ đến việc dùng định lý tam giác đê giao thiệp với ''người ngoài trái đất'' và là điều có thể chấp nhận được.