Tài liệu: Trọng tâm là điểm của đáy chân đế tam giác

Tài liệu
Trọng tâm là điểm của đáy chân đế tam giác

Nội dung

TRỌNG TÂM LÀ ĐIỂM BÍ ẨN CỦA ĐÁY CHÂN ĐẾ TAM GIÁC.

 

Buộc ba đầu gậy với nhau rồi tách ba đầu gậy kia ta sẽ có được một giá tam giác. Ba đầu gậy buộc chụm lại là ''đầu'' của giá, 3 chân choãi ra thành một “chân đế” tam giác. Loại cá có chân đế tam giác được sử dụng nhiều trong thực tế: như chân giá máy chụp ảnh. Người đi dã ngoại dùng nó làm giá treo xoong nấu nướng, nấu cơm....giá chân đế tam giác đơn giản, dễ sử dụng, nhưng khi dùng phải chú ý làm thế nào để hình chiếu đầu của giá lên đáy tam giác chân đế phải nằm bên trong tam giác thì giá mới ổn định. Nếu hình chiếu ''đầu'' của giá mà lại ở trên đường biên của tam giác chân đế hoặc bên ngoài tam giác chân đế thì giá sẽ bị đổ. Vì bất cứ vật thể nào cũng có trọng tâm, nếu trọng tâm của vật thể vượt ra bên ngoài phạm vi chống đỡ thì sẽ không ổn định, thậm chí sẽ bị đổ. Để giá tam giác ổn định thì hình chiếu đầu giá phải nằm bên trong tam giác do ba chân giá. Điều cần phải chú ý ở đây chính là vị trí trọng tâm của vật thể. Các diễn viên xiếc biểu diễn tiết mục đặt bình hoa thăng bằng trên đầu gậy chính là dựa vào nguyên lý này. Các diễn viên xiếc khi đặt bình hoa, bình toà, chén, cốc thủy tinh, đặt trên mâm rồi đặt trên đầu gậy. Để giữ cho mâm được ổn định trên đầu gậy, khi biểu diễn các diễn viên phải giữ cho trọng tâm của mâm nằm trên cây gậy gỗ, các đồ vật mới không bị đổ.

Nói chung người ta có thể dùng phương pháp hình học để tìm trọng tâm của một tam giác. Trên ba cạnh của tam giác ABC ta tìm các trung điểm của các cạnh AB, BC, CA là D, E, F. Nối AE, BF, CD, chúng cắt nhau tại điểm O. O là trọng tâm của tam giác, tức là giao điểm của ba trung tuyến.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/539-02-633338472721366250/Nghin-van-hinh-trong-hinh-hoc/Trong-tam-la...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận