NHỮNG NHẬN THỨC VŨ TRỤ TRONG LỊCH PHÁP CỔ ĐẠI.
Những hiểu biết của loài người về quy luật vận động từ cái lớn như vũ trụ, tinh tú đến cái nhỏ như chim bay, thú chạy đều không thoát khỏi việc đo thời gian; những hiểu biết về quy luật tuần hoàn của khí hậu, việc sắp xếp bốn mùa xuân, hạ, thu, đông gắn chặt với lịch pháp. Lịch pháp chính là cách xếp đặt năm, tháng, ngày, giờ, nói cụ thể hơn, đó chính là việc quy định một năm có bao nhiêu tháng một tháng có bao nhiêu ngày, ngày đầu tiên của một năm là vào lúc nào, cách thêm tháng nhuận như thế nào v.v. . . Việc nghiên cứu, ứng dụng của lịch pháp Trung Quốc cổ đại được cả thế giới biết đến.
Từ thời Đế Nghiêu vào khoảng thế kỷ XXI trước CN, ở Trung Quốc đã có quy định một năm có 366 ngày, độ chính xác so với lịch pháp ngày nay không thua mấy. Đến thời nhà Đường lại xuất hiện việc phối hợp 10 Thiên can và 12 Địa chi để đặt tên ngày trong lịch pháp, tạo hệ thống ghi ngày theo 60 can chi, được sử dụng rộng rãi đã hơn 3000 năm mãi cho đến ngày nay. Tuổi cầm tinh của mỗi người chúng ta ngày nay (theo 12 con vật) chính xuất phát từ Địa chi mà ra. Vào thời Tây Chu, đã biết chia một năm thành 12 tháng; một tháng được chia thành ba tuần: Thượng, Trung, Hạ; mỗi tuần có 10 ngày mỗi ngày có 12 giờ. Điều đó chứng tỏ từ lúc bấy giờ lịch pháp đã khá chính xác và có độ thực dụng cao.
Vào cuối thời Xuân - Thu, ở Trung Quốc đã biết chia một năm thành 365,25 ngày, so với phương Tây thì sớm hơn 100 năm; ngoài ra còn có quy định một tháng có 29,53085 ngày, quả thật là khá tinh vi. Đến thời Nam - Bắc Triều, Tổ Xung Chi đã đặt ra lịch Đại Minh, quy định một năm có 365,2428 ngày, được sử dụng rộng rãi suốt gần 700 năm. Đến thời Nam Tống bắt đầu dùng lịch Thống Thiên được tu chỉnh lại quy định một năm có 365,2425 ngày. So với dương lịch thông dụng ngày nay (lịch Grigori) thì hoàn toàn giống nhau nhưng thời gian xuất hiện sớm hơn khoảng 400 năm.
Do hạn chế về khí cụ quan trắc, tính từ thời Nam - Bắc Triều trở về trước, người ta quy định một năm có 24 tiết khí, mỗi tiết khí đều có 15,2 ngày. Đến thời Nam - Bắc Triều, Trương Tử Tín đã đặt các khí cụ đo trên hải đảo và tiến hành quan trắc trong nhiều năm mới phát hiện là các tiết khí kéo dài không đều nhau: ví dụ ở tiết Đông chí ngắn nhất chỉ có 14,718 ngày, còn tiết khí Hạ chí, dài nhất và bằng 15,732 ngày. Vào thời nhà Đường, sư Nhất Hạnh lại đặt lịch Đại Diễn quy định các tiết khí không khác gì lịch pháp ngày nay.
Lịch pháp cổ đại thời Trung Quốc được chế định chủ yếu đưa vào quy luật chuyển động của Mặt Trời, đã có chú ý đến hiện tượng Nhật thực, Nguyệt thực và nghiên cứu các nguyên nhân xuất hiện các hiện tượng này. Theo các ghi chép lịch sử thì vào thời nhà Chu, người ta đã phát hiện: hiện tượng Nguyệt thực chỉ xuất hiện vào lúc trăng tròn; còn vào thời Chiến Quốc, người ta đã phát hiện: hiện tượng Nhật thực chỉ xuất hiện vào cuối tháng hoặc đầu tháng âm lịch.
Trương Hoành thời Đông Hán đã chỉ ra một cách chính xác là ánh sáng Trăng chính là do ánh sáng Mặt Trời mà có. Khi Trái Đất chắn mất ánh sáng Mặt Trời thì gây hiện tượng Nguyệt thực. Vào thời Trung Quốc cổ đại người ta đã biết cách tính toán chu kỳ giao hội hết sức tiên tiến. Mãi đến thế kỷ XIX, ở phương Tây mới tính được rằng Mặt Trăng có chu kỳ giao hội 1à 358 tháng âm lịch. Điều này ở Trung Quốc vào thế kỷ thứ V thuộc đời Đường, người ta đã tính ra được, so ra thì có đến 1000 năm sớm hơn ở các nước phương Tây, ngay cả việc dự báo thời gian, địa điểm, phần bị che khuất khi có nhật thực, Nguyệt thực cũng 1à những mốc đáng chú ý trong lịch sử thiên văn…