BÁT QUÁI – THỦY TỔ CỦA HỆ ĐẾM NHỊ PHÂN HIỆN ĐẠI.
Một nguyên nhân để máy tính điện tử tính toán với tốc độ nhanh là dựa vào hệ đếm nhị phân mà không dùng hệ đếm thập phân bình thường. Các nhà khoa học Âu - Mỹ cho rằng hệ đếm nhị phân là do Leibniz người Đức phát minh. Nhưng theo chính Leibniz lại nói ông đã từng nghiên cứu bát quái của Trung Quốc và đó chính là khởi phát ra hệ đếm nhị phân.
Trong bát quái có hai hào cơ bản: hào dương “—” và hào âm “--”. Hai loại hào này được ghép lại thành đôi là “Lưỡng nghi”. Cứ mỗi lần lấy một đôi thì có bốn cách ghép đôi được gọi là “Tứ tượng”.
Nếu mỗi lần lại thấy ba hào thì có 8 cách sắp xếp, 8 cách sắp xếp này lại có tên gọi khác nhau và được gọi là ''Bát quái''.
Vào thời Trung Quốc cổ đại, bát quái đại diện cho 8 loại sự vật khác nhau. Ví dụ như trên la bàn thì bát quái đại diện cho Đông, Đông Nam, Nam, Tây Nam, Tây, Tây Bắc, Bắc, Đông Bắc tức là 8 phương vị. Còn với hiện tượng thiên nhiên thì bát quái đại diện cho trời, đất, gió, sấm, nước, lửa, núi, đầm là 8 loại sự vật trong tự nhiên.
Ba bộ phận trên bát quái thượng, trung, hạ là “ba hào” phía trên gọi là ''hào thượng”, ở giữa gọi là ''hào trung'' , ở dưới gọi là ''hào đầu''. Nếu gán cho hào dương '' —'' số 1 thì hào âm ''--'' là số 0, sau đó tính từ dưa lên: gọi là hào đầu là vị trí số một và hào giữa là vị trí số hai, con hào thượng là vị trí số ba, ta có thể biểu diễn các quẻ trong bát quái thành hệ đếm nhị phân.
Nếu sắp xếp từng bộ 6 hào ta sẽ được 64 cách sắp xếp khác nhau được gọi là 64 quẻ.
Nếu ta biểu diễn lại hào dương là dấu (+), hào âm là dấu (-) rồi sắp xếp các hào theo vị trí 1,2,3 như trong bát quái ta sẽ có (+,+,+); (+,+, -); (- ,+, -); (- ,- ,+); (-, -, -). Đây chính là đại biểu cho hai chiều của các trục trong hệ toạ độ vuông góc trong không gian. Còn nếu dùng lưỡng nghi sắp xếp thành tứ tượng ta có: (+,+); (+,-); (-, +); (-,-) thì chính là hình chiếu của hệ trục toạ độ vuông góc trong mặt phẳng.