THUẬT CHIA CẮT HÌNH TRÒN VÀ SỐ
Để giải quyết các bài toán liên quan đến hình tròn hoặc hình cầu, người ta phải dùng một số cơ bản được tính bằng tỉ số giữa độ dài của chu vi vôi đường kính gọi là số . Trong lịch sử của một quốc gia, việc tính toán độ chính xác của số được xem là thước đo trình độ phát triển của nền toán học nước đó. Ở Trung Quốc thời Nam - Bắc Triều, Tổ Xung Chi đã lập được một kỷ lục thế giới về độ chính xác của số , kỷ lục đã giữ được lâu đến hơn 1000 năm. Ở Trung Quốc trước thời Lưỡng Hán, thịnh hành câu nói ''chu vi 3 đường kính 1'', tức chấp nhận số = 3. Từ thế kỷ I khi chế tạo một loại dụng cụ đo lường đã tìm ra số là 3,1457. Vào thế kỷ thứ II nhà thiên văn học Trương Hoành thời Đông Hán, trong sách ''Linh hiến'' đã tìm thấy:
lại từ công thức thể tích hình cầu đã tìm thấy = . Số này so với ''chu vi 3 đường kính 1''' đã có độ chính xác cao hơn . Nhưng các giá trị nêu trên đều do kinh nghiệm trực tiếp mà rút ra được, chưa phải là do kết quả tính toán khoa học như một phát minh cần có.
Lưu Huy người nước Nguỵ thời Tam Quốc đã tìm thấy rằng nếu tăng dần số cạnh của đa giác đều nội tiếp trong vòng tròn, thì khi tăng số cạnh đến vô hạn, tổng độ dài của cạnh hình đa giác sẽ tiến tới độ đài của chu vi hình tròn, từ đó ông đã đưa ra ''thuật chìa cắt hình tròn''.
Lưu Huy bắt đầu thuật chia cắt hình tròn bằng hình lục giác đều nội tiếp, sau đó đến hình 12 cạnh, rồi 24 cạnh. . . .đến chu vi của hình 96 cạnh. Sau đó tính diện tích của hình 192 và tìm thấy:
từ đó tính được số = 3,14124.
Trong thực tế tính toán, ông dùng:
Lưu Huy cũng đi tìm diện tích hình 3072 cạnh để kiểm nghiệm kết quả trước và từ đó lại tính ra:
Điểm độc đáo của phương pháp Lưu Huy là chỉ từ diện tích đa giác đều nội tiếp mà tính được số so với phương. Pháp của nhà toán học cổ Hy Lạp . Arehimeds phải xuất phát từ diện tích của cả hai hình cả đa giác nội tiếp và ngoại tiếp thì giản tiện hơn nhiều. Phương pháp Lưu Huy đưa vào sự chuyển Hóa từ đường thẳng đến đường gấp khúc cũng như từ phép tính gần đúng tiến đến phép tính chính xác là một ý tưởng quý giá.
Sau đó nhà toán học xuất sắc thời Nam Bắc Triều là Tổ Xung Chi đã tiếp tục tư tưởng cửa Lưu Huy tính đến diện tích hình 24576 cạnh và xác định số hơi bé so với giá trị thực là =3,1415926 và giá trị hơi dư là = = 3,1415927 tức trong khoảng 3,14.15926 ~ 3,1415927 đồng thời Tổ Xung Chi biểu diễn số gần đúng gọi là ước suất:
Số của Tổ Xung Chi đến 7 số lẻ sau dấu phẩy là một thành tựu phi thường vào thời đó. Mãi đến năm 1424, nhà toán học Arập Al. Kao mới dùng một phương pháp mới, tìm được số với 15 số lẻ sau đấu phẩy mới phá được kỷ lục của Tổ Xung Chi. Còn mật số do Tổ Xung Chi đưa ra thì phải hơn 1000 năm sau, một người Đức là Otto và người Hà Lan là Antonis mới lại tìm thấy: = 355/113.