Tài liệu: Tính độc đáo của phương pháp xem mạch

Tài liệu
Tính độc đáo của phương pháp xem mạch

Nội dung

TÍNH ĐỘC ĐÁO CỦA PHƯƠNG PHÁP XEM MẠCH

 

Khi khám bệnh, các thầy thuốc Trung y chỉ cần đặt ba ngón tay: ngón trỏ, ngón giữa và ngón đeo nhẫn lên cổ tay bệnh nhân, sau đó thông qua nhịp đập của mạch mà thầy thuốc phán đoán bệnh tình của bệnh nhân. Đó là phương pháp thăm mạch nổi tiếng trong Trung y học.

Thăm mạch hay bắt mạch là một trong bốn yếu lĩnh (vọng, văn, vấn, thiết) của Trung y. Trung y cho rằng huyết quản là hệ thống ống kín trong toàn cơ thể, như là một mạng lưới phân bố trên toàn thân. Khi tim đập, máu sẽ lưu động tuần hoàn trong toàn thân. Khi bị nhiễm một bệnh nào đó ở bất kỳ chỗ nào trên cơ thể thì sẽ làm thay đổi sự vận chuyển máu và ảnh hưởng đến nhịp đập của mạch. Thầy thuốc Trung y thông qua mạch đập mà phán đoán bệnh tình ở đâu, nặng nhẹ ra sao.

Theo truyền thuyết, thăm mạch là phương pháp do một danh y thời Chiến Quốc phát minh. Thời bấy giờ ở nước Triệu có một vị quan là Triệu Giản Tử lâm bệnh nặng, bị mê man bất tỉnh năm ngày liền, người nhà lo đắng như cháy nhà. Qua thăm mạch, Biển Thước chẩn đoán là do huyết mạch không thông, sau ba ngày trị bệnh, bệnh nhân đã khỏi. Vào thời Chiến Quốc người ta đã hết sức nhiệt thành với phương pháp thăm mạch. Đến thời Hán phương pháp càng được sử dụng rộng rãi. Trong các sách ''Hoàng đế nội kinh'' và ''Nan Kinh'' đã có nhiều ghi chép cẩn thận về phương pháp thăm mạch. Đến thời Tấn, danh y Vương Thúc hòa đã tổng hợp các tri thức, kinh nghiệm của tiền nhân có liên quan đến mạch, viết thành một quyển sách sớm nhất về mạch ''Mạch Kinh'' (sách về mạch). Đến thời kỳ trước nhà Thanh đã có hơn 100 quyển sách viết về mạch.

Trong quá trình giao lưu văn hoá, phương pháp thăm mạch cổ truyền của Trung Quốc đã sớm truyền bá ra nước ngoài. Từ thời Tuỳ - Đường, các sách như “Hoàng đế nội kinh” và ''Mạch Kinh'' đã truyền đến Nhật Bản, sau đó truyền đến các nước Arập. Đến thế kỷ XIV, học thuyết về mạch truyền sang Ba Tư. Vào thế kỷ XVII, một bác sĩ nổi tiếng người Anh là Royer đã nghiên cứu học thuyết về mạch qua “Mạch Kinh”, tiến thêm một bước phát hiện ra phương pháp thông qua việc đếm nhịp đập của mạch mà giúp thay thuốc trong việc đoán bệnh và viết nên quyển sách đầu tiên về mạch ở phương Tây. Về sau, ở các nước phương Tây người ta đã dịch nhiều sách hoặc viết nhiều loại sách khác nhau về mạch. Học thuyết thăm mạch là một độc đáo về y học của Trung Quốc có cống hiến cho sự nghiệp giữ gìn sức khỏe, trị bệnh cho toàn thế giới.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/530-02-633337370146528750/Nhung-quan-sat-phat-hien-to-lon/Tinh-doc-d...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận