Tài liệu: Đá ''ưa từ''

Tài liệu
Đá ''ưa từ''

Nội dung

ĐÁ ''ƯA TỪ'' 

Người Trung Quốc đã phát hiện từ lực sớm nhất. Từ thế kỷ III trước công nguyên đã có ghi lại “đá nam châm” hút sắt. Vào đời Đông Hán có người giải thích: đá là mẹ của sắt nhưng đá lại có loại có từ tính, có loại không từ tính, loại đá ưa từ sẽ hút con gái mình (sắt) loại đá không có từ tính không thể hút sắt. Vì vậy từ triều Hán trở về trước, người ta gọi loại đá hút sắt là tứ thạch.

Chúng ta đều biết nam châm có hai cực cực đồng tính sẽ đẩy nhau còn khác tính sẽ hút nhau người ta đã phát hiện hiện tượng này từ thời Tây Hán. Vào thời đó có người biểu diễn tạp kỹ, ông ta đã lấy hai con cờ, chúng không chỉ hút nhau mà còn đẩy nhau, đem biểu điền cho Hán Vũ đế xem. Hán Vũ đế hết sức vui thích và phong ông ta chức ''ngũ lợi tướng quân''. Cũng vào thời Hán người ta đã phát hiện đá nam châm chỉ hút sắt mà không hút đồng.

Không có gì có thể ngăn nam châm hút sắt. Đem gỗ, thủy tinh vải đặt chắn giữa sắt và đá nam châm, sắt vẫn bị nam châm hút như thường. Hiện tượng này đã được người Trung Quốc phát hiện từ thời Tống, sớm hơn châu Âu 600 năm.

Cũng chính người Trung Quốc đã dùng đá nam châm chế ra kim chỉ nam. Thực ra với phương Nam Bắc của kim la bàn không hoàn toàn trùng với phương Nam - Bắc địa lý. Độ sai lệch của phương Nam do kim nam châm chỉ so với phương Nam của phương Nam Bắc địa lý gọi là góc từ thiên. Địa điểm khác nhau hoặc cùng địa điểm nhưng vào thời gian khác nhau thì góc từ thiên cũng khác nhau. Thẩm Quát đời nhà Tống đã phát hiện kim chỉ nam không chỉ đúng hướng Nam mà hơi lệch về Đông. Người phương Tây mãi đến thế kỷ thứ XIII mới biết có góc từ thiên nhưng họ lại cho rằng đó là do sai hỏng kim nam châm. Vào năm 1492 khi Colombo vượt Đại Tây Dương mới thừa nhận có góc từ thiên, so với Trung Quốc thì chậm hơn 400 năm. Người thời Tống đã phát hiện nhiều phương pháp để chế tạo vật liệu sắt từ nhân tạo và các biện pháp từ Hóa như phương pháp cảm ứng ma sát.

Ngoài việc chế tạo kim chỉ nam, người xưa còn dùng vật liệu từ trong việc đánh giặc, cảnh vệ, sản xuất gốm. . . Sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc, ông đã xây dựng nên cung A Phòng hết sức mỹ lệ. Theo truyền thuyết để ngăn ngừa thích khách ám hại hoàng đế, có người đã dùng một khối từ thạch lớn chế tạo cửa cung để có ai mang đồ ám khí sẽ không vào được cửa từ thạch.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/530-02-633336813986841250/Nhung-quan-sat-phat-hien-to-lon/Da-ua-tu.h...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận