Tài liệu: Máy đo địa chấn sớm nhất

Tài liệu
Máy đo địa chấn sớm nhất

Nội dung

MÁY ĐO ĐỊA CHẤN SỚM NHẤT – MÁY ĐO ĐỘNG ĐẤT HẦU PHONG 

Vào năm 132 (Dương gia nguyên niên), Trương Vệ đã chế tạo máy đo phương hướng động đất, hơn 1700 năm sau người châu Âu mới phát minh ra máy ghi phương Động đất.

Máy đo địa chấn được đúc bằng đồng tinh khiết nhìn bên ngoài giống như hình một cốc trà có nắp lồi. Trên bề mặt elip ở giữa có đúc tám con rồng, đầu rồng hướng đúng theo tám hướng: Đông, Tây, Nam, Bắc, Đông Nam, Đông Bắc, Tây Nam, Tây Bắc; đầu hướng xuống phía dưới, ngẩng đầu, trong miệng có ngậm một viên bi đồng. Đúng phía dưới của tám miệng rồng người ta đặt trên mặt đất tám con cóc bằng đồng. Khi xảy ra động đất ở một phương nào đó, thì bộ máy chuyển động nghiêng về phía đó, gây kích thích bộ máy làm con rồng ở hướng đó há to miệng nhả ra viên bi đồng rơi vào mồm con cóc đồng, nhờ đó mà tự động báo phương hướng xảy ra động đất. Vào năm 138, đầu rồng ở hướng Tây nhả ra một viên bi báo rằng về phía Tây có xảy ra động đất. Quả thực là đã có xảy ra động đất ở phía Tây tỉnh Thiểm Tây. Từ đó Trung Quốc đã có máy ghi địa chấn khá chính xác.

Máy ghi địa chấn của Trương Vệ đến nay đã thất truyền. Khi nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập, các nhà khoa học Trung Quốc dựa vào các ghi chép trong sách cổ đã chế tạo một mô hình, hiện được bày tại Viện bảo tàng lịch sử Trung Quốc.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/531-02-633337393273872500/Nhung-phat-minh-khoa-hoc-ky-thuat-vi-hanh-...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận