NHỮNG QUAN SÁT THIÊN VĂN CỔ XƯA.
Từ hơn 4000 năm trước ở Trung Quốc đã có những ghi chép về bầu trời, trải qua mấy nghìn năm liên tục không lúc nào ngừng, chính xác phong phú, có nhiều cống hiến lớn cho nhân loại.
Sự phát hiện tân tinh và siêu tân tinh là hai thành tựu lớn của thiên văn Trung Quốc thời cổ đại. Có nhiều ngôi sao vốn rất mờ, mắt thường không nhìn thấu được, nhưng có lúc bỗng nhiên rực sáng mạnh từ mấy nghìn lần đến hàng triệu lần (tân tinh), hoặc sáng mạnh gấp mấy trăm triệu lần (siêu tân tinh); sau đó dần dần yếu đi, sau hàng chục năm lại khôi phục độ sáng, giống như một người khách trên không trung. Vì vậy người xưa gọi các tân tinh là các khách tinh.
Trong văn giáp cốt của Trung Quốc đã từng có ghi chép về tân tinh. Trong “Hán Thư” đã ghi: vào năm l34 đã bừng sáng một tân tinh, được giới thiên văn quốc tế xem là một tân tinh được phát hiện đầu tiên của loài người. Từ đời Thương cho đến năm 1700, ở Trung Quốc đã ghi lại trên 90 ngôi tân tinh và siêu tân tinh. Ngày nay khi ngành vô tuyến thiên văn ra đời, rất nhiều học giả đã nghiên cứu các siêu tân tinh được ghi chép trong các sách thiên văn Trung Quốc cổ đại. Họ phát hiện trong số 12 siêu tân tinh đã được ghi chép có 8,9 ngôi là các nguồn phát điện, đó là cống hiến lớn của Trung Quốc cổ đại.
Trong quan trắc các hành tinh, các ngôi sao, thiên văn Trung Quốc thời cổ đại cũng có những nét độc đáo. Nhà thiên văn thời Chiến Quốc là Cam Đức sau một thời gian dài quan sát bằng mắt thường đã phát hiện một vê tinh của sao Mộc là “Jupiter III”. Ông đã xác định vị trí, thời gian xuất hiện sáng - chiều, màu sắc và độ sáng, so với Galilei và nhiều nhà thiên văn khác dùng kính viễn vọng phát hiện Jupiter III thì sớm hơn đến 2000 năm. Trong sách “Sử ký” của Tư Mã Thiên là sách ghi chép về số ngôi sao sớm nhất đã thống kê được hơn 500 ngôi sao. Trong sách ''Hán Thư thiên văn chí'' đầu đời Đông Hán lạị ghi thêm được hơn 200 ngôi nữa và đến con số 783 ngôi. Nhà thiên văn Nhất Hạnh đời nhà đường khi quan sát các ngôi sao (định tinh) đã cho rằng các ngôi định tinh không đứng yên mà dời chỗ liên tục và đã ghi chép lại. Tư liệu chuyên môn ghi lại các vị trí của định tinh được gọi là tinh biểu. Tinh biểu sớm nhất ở Trung Quốc còn bảo tồn tại. ''Khai nguyên điếm kinh''. Tinh biểu này do Thạch Thân thời Chiến Quốc đo và ghi lại 121 ngôi. So với quan điểm cùng loại của nhà thiên văn Anh Halley thì sớm hơn 1000 năm.
Các nhà thiên văn Trung Quốc thời cổ đại đã có các ghi chép hết sức tỉ mỉ về sự vận động của Mặt Trời, sao băng, mưa sao băng thiên thạch cho đến các vết đen. Trong sách ''Hoài nam tử'' vào thế kỷ II trước CN đã có đề cập đến các vết đen. Trong sách “Hán Thư” đã có chép: vào tháng 3 năm 28 trước công nguyên “có các vết đen như đồng tiền giữa Mặt Trời”, đó là những ghi chép sớm nhất trên thế giới về các vết đen trên Mặt trời. Các ghi chép tương tự phải đến thế kỷ thứ VIII mới thấy xuất hiện ở châu Âu. Điều đáng quý là trong các ghi chép về 106 vết đen, người ta đã phát hiện chu kỳ xuất hiện11 năm, 62 năm, 250 năm, so với kết quả tính toán của khoa học thiên văn hiện đại thì khá phù hợp.
Những kết quả huy hoàng của thiên vàn học Trung Quốc thời cổ đại gắn chặt với quy mô quan trắc hết sức lớn đã được tiến hành. Vào đời nhà Đường đã có 13 địa điểm quan trắc được thiết lập trong toàn quốc. Phạm vi quan trắc về phía Bắc thì đến Nội Mông, phía Nam thì đến địa giới tỉnh Thuận Hóa thuộc Việt Nam. Vào thời Nguyên người ta đã thiết lập đến 22 trạm quan trắc, bao trùm trong vùng đất trọn 50 vĩ độ, đó là quy mô rộng lớn mà trên thế giới không có.