LẬP KỶ LỤC HÀNG HẢI ĐẦU TIÊN TRÊN THẾ GIỚI
Vào thế kỷ XV, Minh Thành Tổ (1405- 1433) đã phái Trịnh hòa dẫn một đội thuyền bảy lần đi về biển Tây (tức thuộc phía Tây Nam Hải ngày nay, tạo nên một kỳ tích hàng hải.
Từ năm Tuyên Đức thứ 6 đến Tuyên Đức thứ 8, Trịnh hòa bảy lần dẫn đầu hạm đội gồm 62 tầu chở 27.550 người trong các chuyến đi biển xa. Chiếc thuyền to nhất trong số đó dài 150m, rộng 60m, tay lái dài 11m, có 12 buồm, có thể chở hơn nghìn người. Đứng về quy mô hạm đội về trang bị kỹ thuật, năng lực hàng hải đều vượt xa hạm đội của Colombo và Magellan.
Ít nhất vào 7000 năm trước công nguyên, người Trung Quốc đã biết làm ra mái chèo gỗ, thuyền độc mộc, bè mảng. Vào thời Xuân Thu, nước Ngô đã có thể thiết kế 5 loại thuyền. Vào thời Chiến Quốc, người ta đã biết đóng loại lâu thuyền hai tầng có vỏ gỗ. Vào thời nhà Hán, lại xuất hiện loại tàu thuyền có nhiều tầng hơn từ ba đến mười tầng là những chiến thuyền không chỉ có công năng chiến đấu khác nhau mà còn biết dùng chèo để bạt nước, dùng bánh lái để điều khiển hướng đi, dùng buồm để lợi dụng sức gió đưa thuyền lướt tới. Về thời Đường - Tống, kỹ thuật đóng thuyền lại có những điều kiện phát triển vượt bậc. Vào thời Nam Tống, người ta đã đóng được những chiếc thuyền dài hơn 100m, rộng hơn 10m, chở được hơn 1000 người. ''Thuyền đi trên hồ'', ''thuyền chiến có mui'', thuyền đi biển có buồng cùng các kỹ thuật mới trong chèo thuyền. Đó là những kỹ thuật mà thời bấy giờ trên thế giới còn chưa có.
Người Trung Quốc đã sớm biết kỹ thuật sử dụng nhiều cột buồm, nhiều buồm để lợi dụng sức gió, thuyền sẽ có mớn nước cạn, chịu trở lực bé, tốc độ nhanh. Họ cũng đã biết kỹ thuật ''chạy buồm ngược gió'' theo đường chữ ''chi''. Vào đời nhà Đường người ta đã, biết dùng bột đá, dầu trẩu để bít kẽ thuyền cho nước không thẩm lậu vào thuyền, dùng cách ngăn cách nghiêm mật các khoang thuyền, nên dù có một khoang bị lọt nước, nước vẫn không lọt qua khoang khác làm cho thuyền bị chìm. Loại kỹ thuật này phải đến thế kỷ XVIII ở châu Âu mới biết áp dụng: Thuyền gỗ Trung Quốc có đến mấy ngàn loại, nhờ đó có thể chọn loại thuyền thích hợp cho từng loại công việc tuỳ thời tiết, hoàn cảnh chuyên chở. Vào thế kỷ XIII họ lại cải tiến hình dạng lá buồm khiến buồm có thể hứng được nhiều gió, cũng như điều chỉnh góc độ và diện tích lá buồm, nhờ đó tận dụng được sức gió đẩy thuyền lướt tới. Mãi đến thế kỷ XVI các thuyền buồm châu Âu mới biết điều này. Vào đời nhà Hán, người Trung Quốc đã biết đặt tay lái ở Đuôi thuyền, sớm hơn các nước châu Âu gần 400 năm. Vào thời Tống, người ta đã biết đặt kim chỉ nam trên thuyền so với phương Tây sớm hơn hai thế kỷ. Sau này lại phát minh có tay lái chính, tay lái phụ, ba tay lái phụ và nhiều thể thức tay lái khác có thể thích hợp cho từng loại thuyền.