CHRISTOPH E COLOMB (1450 - 1506)
Christophe Colomb sinh ở thành phố Jésus nước Italia. Nhưng từ thuở thỏ, ông vẫn sống ở Bồ Đào Nha và đã tham gia nhiều cuộc diễn du lớn của những người đi biển ở nước này.
Năm 35 tuổi, ông đã nổi tiếng là một thủy thủ tài giỏi. Chính thời kỳ đó, ông đã có ý đi đến tận Trung Quốc và Ấn Độ bằng đường biển.
Muốn đến những nước giàu có ấy theo đường bộ, người ta phải vượt qua những lục địa rất rộng, đường đi dài và gay go, lúc nào cũng phải đi theo hướng Đông. Nhưng ngay thời ấy, đã có nhiều người tin rằng Trái đất hình cầu. Do đó, Colomb quyết định rằng nếu cứ luôn luôn đi theo hướng Tây bằng đường biển, thì người ta cũng có thể đến được Trung Quốc và Ấn Độ.
Ông chưa hề biết rằng lục địa lớn châu Mỹ, sẽ chắn đường đi của ông. Ông cũng lại không biết rằng để đi đến Trung Quốc bằng đường biển có dễ hơn nhưng lại xa hơn rất nhiều: thuở ấy, người ta chưa có quan niệm đúng về kích thước của Trái đất và tưởng rằng nó bé hơn kích thước thực tế của nó nhiều.
Colomb đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc tổ chức đoàn vượt biển. Những người Bồ Đào Nha không tin ở kế hoạch của ông: Ông phải sạp sống ở Tây Ban Nha. Và phải sau nhiều năm cố gắng vận động nhà Vua Tây Ban Nha, ông mới được ba chiếc thuyền buồm nhỏ. Sau cùng, ngày 3 tháng Tám năm 1492, Christophe Colomb rời cảng Palốt để thực hành cuộc viễn du lớn.
Ba chiếc thuyền ''Xanta Marla'', ''Nin hia'' và “Pinta” chỉ có chín mươi sĩ quan và thủy thủ. Nhưng dù số lượng thủy thủ ít ỏi cũng như quãng đường rộng lớn phải vượt qua, không hề làm nhụt nhuệ khí của vị đô đốc gan dạ ấy.
Lòng tin vào thắng lợi của ông đã được đền bù. Sau nhiều tuần lễ vượt biển, ông đã khám phá ra một hòn đảo thịnh vượng mà những người bản xứ gọi là Guanaharli. Colomb gọi đảo đó là San Xanvador (tiếng Tây Ban Nha nghĩa là Thánh Cứu thế).
Hai tuần sau, Colomb lại khám phá ra một hòn đảo khác lớn hơn, đó là Đảo Cua; và về sau lại tìm thấy một hòn đảo nữa, Đảo Haiti.
Ông tin chắc rằng, những đảo ấy thuộc Ấn Độ và ông trở lại Tây Ban Nha để báo tin mừng.
Nhưng chẳng bao lâu, ở Châu Âu người ta biết rằng những đảo ấy không thuộc về Ấn Độ; mà sau chúng là một lục địa mênh mông, chưa ai từng biết. Song người ta cứ để nguyên tên những đảo ấy như Colomb đã đặt là Ấn Độ, nhưng gọi là Tây Ấn Độ để khỏi lầm với xứ Ấn Độ chính thức mà thuở ấy gọi là Đông Ấn Độ (ngày nay chỉ gọi là Ấn Độ). Do sự sai lầm của Colomb mà ngày nay, những nước trên Thế giới gọi tên như nhau những dân tộc ở hai lục địa xa cách nhau bởi những đại dương mênh mông: những người dân bản xứ ở Tây Ấn Độ (Đảo Anti và những đảo khác), những người dân ở lục địa Châu Mỹ, cũng như những người dân ở Ấn Độ (thuộc châu Á) đều gọi là người Indien.
Lục địa mới mênh mông đó không mang tên của người thám hiểm đầu tiên. Người ta gọi Châu Mỹ là Amêrich để kỷ niệm nhà du hành Amêrich Vetspusơ đã thực hiện nhiều chuyến đi sang Tân Thế giới (tên mà ngày nay người ta vẫn thường gọi Châu Mỹ).
Về sau, Colomb đã tả lại cuộc viễn du vất vả của mình trong các bức thư gửi các bạn của ông.
Nhà du hành vĩ đại đã mất vào năm 1506 trong cảnh nghèo nàn cực khổ, ít năm sau đó, Magellan một nhà đi biển dũng cảm khác, đã thành công trong cuộc du hành đầu tiên vòng quanh thế giới.
NGUYỄN HOÀNG ĐIỆP