Tài liệu: Aristotle (384 - 322 Tr.CN)

Tài liệu
Aristotle (384 - 322 Tr.CN)

Nội dung

ARISTOTLE (384 - 322 TR.CN)

 

I. Thân thế

Aristotle (Arixlốt) là nhà triết học và tự nhiên học tiêu biểu nhất và lẫy lừng nhất của nền văn minh Hy Lạp Cổ. Ông sinh tại cùng Stagyre ở Hy Lạp, trên bờ Tây Bắc biển Egée. Bố Aristotle là ngự y ở Hoàng cung.

Trong gần 20 năm, Aristotle là học trò của nhà triết học lớn thời Cổ - Platon (427 - 347 Tr. CN).

Aristotle cũng là người thầy và người bạn vong niên của Alexandros Đại đế, nhà quân sự và chính trị lẫy lừng nhất thời ấy. Aristotle đã đi chu du nhiều nơi trong suốt 12 năm, và đã cùng nhà hiền triết Mitylen thành lập một trường học và thư viện nổi tiếng ở Thủ đô Hy Lạp, Athènes vào năm 335 Tr. CN.

Tác phẩm viết còn lại là ghi chép để chuẩn bị nói chuyện hay giảng bài của ông. Đó là một hệ thống kiến thức đặc biệt uyên thâm và phong phú – đa dạng bao gồm rất nhiều ngành kiến thức tiêu biểu về sinh học, lý, tâm lý, lý luận triết học siêu hình, thẩm mỹ học, chính trị, thơ ca và văn biện luận, Marx đã đánh giá Aristotle là "nhà tư tưởng vĩ đại nhất của phương Tây Cổ đại”. Hầu như toàn bộ tác phẩm của Aristotle đã được phương Tây thời đó chấp nhận, xem như cơ sở đáng tin cậy ưu tiên trong mọi lĩnh vực của nền học vấn kinh điển. Đặc biệt, trong suốt 10 thế kỷ thời Trung cổ (từ thế kỷ thứ V đến thế kỷ XV một trong những chuẩn mực đạo đức là kiến thức của sinh viên đại học là “không cho phép bất cứ ai phê phán, chì trích, bác bỏ, phản đối lời dạy của các bậc thầy…”  trong đó đứng đầu là bộ ba Aristotle, Hippocrale, Gaien...). Từ thế kỷ thứ IX, tư tưởng Aristotle cũng ảnh hưởng rất mạnh đến nền triết học, thần học, và khoa học của văn minh Islam.

II. Sự nghiệp:

Quan điểm khoa học của Aristotle là mục đích luận: thiên nhiên không bao giờ làm gì thừa và luôn thực hiện mọi việc theo một mục đích xác định". Ông tin rằng mọi việc đều do Thượng đế hay Đấng Tối Cao an bài, điều khiển. Về con người, trong bản thảo Bàn về linh hồn, Aristotle cho rằng "Mọi hiểu biết đều bắt nguồn từ cảm giác".

Theo Aristotle, linh hồn gồm 3 phần:

- Linh hồn thực vật tính: phụ trách các chức năng không gây cảm giác và không điều khiển được (như tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa v.v…)

- Linh hồn động vật tính: phụ trách các chức năng có gây cảm giác và điều khiển được bằng ý chí (như hệ vận động).

- Linh hồn duy lý hay trí tuệ, chỉ có ở con người. Ông giải thích: Hơi nóng của máu vốn là nơi cư trú trong tim, trụ sở của trí tuệ, thỉnh thoảng có thể tràn lên não để được làm mát và tỏa bớt nhiệt thừa, chính là nhân tố bí mật điều khiển cơ thể. Về động vật ông đã quan sát và xét đoán miêu tả tới 500 loại.

Tác phẩm còn lại là Động vật dữ, Bàn về cấu tạo của Động vật, Động vật học.

Aristotle đã trình bày cấu tạo giải phẫu tương đối chi tiết và chính xác của 50 loài động vật. Giới động vật được Aristotle chia thành hai nhóm không có lông và có lông, hoặc không có máu và có máu.

Aristotle cũng đã bước đầu xây dựng các khoa phân loại động vật tương đối hợp lý. Ông đã căn cứ vào hình thái ngoài, cấu tạo trong, nơi cư trú, tập tính sinh hoạt để phân loại. Theo Aristotle, sinh vật thấp nhất là thực vật, sinh vật cao nhất là thú và đặc biệt là người, ông cũng đã mô tả 3 kiểu sinh sản, trong đó hai là đúng (sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính) còn một là sai (sinh sản tự phát, còn gọi là "ngẫu sinh"), Aristotle cũng để lại 5 tập: Tái tạo, trong đó ông trình bày nhiều điểm tiến bộ và đúng về quá trình sinh sản phát triển của phôi về thực vật, Arislotle cũng nghiên cứu nhiều, nhưng tiếc là chỉ còn lưu lại hai tập, nhan đề là Về cây cỏ.

Đáng mừng là học trò của ông Theophrastus (Têôphơrát, 372 - 287 Tr. CN) đã để lại hai tác phẩm Thực vật chí Bàn về nguồn gốc thực vật, trong đó ông đã miêu tả 500 bài cây trồng và cây hoang dại, cũng như xác định đầy đủ các điểm khác biệt chủ yếu giữa động vật và thực vật.

GS. LÊ QUANG LONG




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1061-02-633390073780650000/Nhung-nha-khoa-hoc-tu-nhien-noi-tieng-the...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận