JORGE AMADO (10 - 8 - 1912)
NHÀ VĂN BARAZIL
Jorge Amado (Giorghe Amadu) là nhà văn, nhà hoạt động xã hội nổi tiếng của Barazil, sinh ở Pirangi, bang Baya. Sau khi học xong trung học, từng làm thợ sắp chữ, làm báo, từng vào học trường Đại học Tổng hợp nhưng phải bỏ dở vì lý do kinh tế; từng tham gia Mặt trận giải phóng dân tộc và bị giam giữ (1937-1938). Từ năm 1938, Amado sống lưu vong ở nước ngoài và trở về Tể quốc sau thế chiến II, rồi được bầu làm Nghị sĩ của Đảng Cộng Sản. Năm 1951, Amado được tặng giải thưởng Lênin. Đến năm 1961, ống được bầu làm ủy viên Hội đồng hòa bình thế giới, Viện sĩ Viện Hàn Lâm Brazil.
Sáng tác của Amado chia thành ba giai đoạn chính. Giai đoạn đầu (khoảng 1931-1936) có các tác phẩm: Đất nước của ngày hội hóa trang, Ca cao, Mồ côi, Gubiaba, Biển chết, Những con tàu chở cát đều giàu màu sắc hiện thực; tập trung phản ánh những mâu thuẫn, bất công trong đời sống xã hội. Giai đoạn hai (khoảng 1940-1954) gồm có Kỵ sĩ của những niềm hy vọng; truyện người thật việc thật, Cuộc đời của Lui Caclôs Prestex,viết về vị Tổng bí thư Đảng cộng sản Brazil; và những Đất dữ, Tấc đất tấc vàng, Iiơx, Những mầm đỏ, tập I Tự do trong bí mật nằm trong tác phẩm bộ ba Bức tường đá. Trong số đó, các tiểu thuyết Đất dữ (1943), Những mầm đỏ (1946) là những bức tranh hiện thực sinh động, mô tả sâu sắc đời sống xã hội Brazil trong quá trình thực dân hóa; trong đó kết hợp sâu sắc bút pháp miêu tả thiên nhiên, phong tục truyền thống dân tộc với những hành động khắc nghiệt, mang đầy tính bi kịch của thực tại. Giai đoạn sáng tác thứ ba (khoảng sau năm 1958) gồm có các tác phẩm Gabrin, Những người thủy thủ già, Mục đồng trong đêm tối; Mụ Đôna và hai người chồng tập trung phản ánh nhiều sống xã hội hiện đại Brazil.
Những sáng tác liên tục, phong phú của Amado có thể coi như một bộ Biên niên sử về đất nước và xã hội Brazil hầu như suốt thế kỷ XX này. Với tư tưởng tiến bộ và nhân đạo, Amado không chỉ miêu tả sâu sắc các bức tranh xã hội mà còn bộc lộ ý thức phản kháng, tinh thần hành động đấu tranh vì lẽ công bằng và tiến bộ xã hội. Về mặt nghệ thuật, văn chương Amado in đậm truyền thống văn học Brazil tràn đầy âm hưởng những bài dân ca và truyện kể dân gian truyền thống, ông đã tái hiện sinh động hình ảnh đất nước Brazil một thời đang vật vã chuyển mình – Đất nước của những cánh rừng, những đồn điền cà phê bạt ngàn, những cơn mưa sầu và miên man trong tiếng ếch kêu ma quái.