Tài liệu: Dinh dưỡng và bữa ăn cho trẻ 1 - 3 tuổi được qui định như thế nào?

Tài liệu
Dinh dưỡng và bữa ăn cho trẻ 1 - 3 tuổi được qui định như thế nào?

Nội dung

DINH DƯỠNG VÀ BỮA ĂN CHO TRẺ 1 - 3 TUỔI ĐƯỢC QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO?

 

Dinh dưỡng

Chỉ dinh dưỡng cho trẻ 1 - 3 tuổi. Sự sinh trưởng và phát triển trong giai đoạn này không bằng tốc độ ở năm đầu sau khi sinh, nhưng vẫn nhanh hơn so với trẻ lớn và người lớn. Cân nặng tăng mỗi năm khoảng 2 - 3 kg, chiều cao năm thứ hai tăng 11 - 12cm, năm thứ ba tăng 8 - 9cm. Đã có thể đi lại độc lập, lượng hoạt động tăng lên rất nhiều. Sự phát triển ngôn ngữ, trí năng cũng tăng nhanh. Do những đặc điểm trên, nên nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ vẫn tương đối nhiều. Như lượng nhu cầu về năng lượng lên tới 5020kJ (1200kcal) mỗi ngày, bằng khoảng một nửa của người mẹ, lượng nhu cầu về protein là 40 - 50g mỗi ngày, vượt trên một nửa của người lớn, lượng nhu cầu về lipit là 35 - 40g mỗi ngày, lượng nhu cầu về chất khoáng và vitamin cũng bằng một nửa người lớn. Dung lượng dạ dày lúc này tuy đã từ 200ml lúc 1 tuổi tăng lên đến 300ml, chức năng dạ dày và các enzim tiêu hóa cũng phát triển hoàn thiện hơn so với thời kì 1 tuổi, nhưng do thức ăn lấy vào đang từ sữa dần dần chuyển sang bữa ăn cứng có các loại thức ăn hỗn hợp, mà chức năng nhai và tiêu hóa hấp thu vẫn chưa thật hoàn thiện, nên khó lòng mà thích ứng ngay được.

Ở giai đoạn này, các bậc cha mẹ một mặt thường chưa ý thức được về nhu cầu cầu dinh dưỡng với số lượng nhiều như vậy cho trẻ nên dễ tính toán không đủ, mặt khác lại dễ coi chúng là “người lớn nhỏ”, đã hoàn thiện nên cho chúng ăn theo kiểu bữa ăn chung của gia đình quá sớm mà không làm thức ăn riêng cho chúng. Điều này thường là nguyên nhân chủ yếu gây suy dinh dưỡng tiềm ẩn ở trẻ.

Bữa ăn

Có đặc điểm chủ yếu là từ thời kì trẻ nhỏ (1 tuổi) thức ăn chính là sữa chuyển sang bữa ăn của người lớn với thức ăn chính là ngũ cốc, có thêm cá, thịt, trứng, rau,... Phương pháp nấu nướng của thức ăn được sử dụng trong bữa ăn cũng ngày càng gần với bữa ăn chung của gia đình, nhưng những thay đổi này cần phải phù hợp với sự hoàn thiện từng bước của chức năng chuyển hóa tiêu hóa ở trẻ, mà không được quá vội, để tránh gây rối loạn tiêu hóa hấp thu. Thường cần tuân theo các nguyên tắc sau:

1. Bữa ân cân đối. Tức là tỉ lệ giữa các chất dinh dưỡng mà bữa ăn cung cấp phải thích hợp với nhu cầu của trẻ.

Tỉ lệ lượng cung cấp protein, lipit và cacbohiđrat cần giữ nguyên ở mức 1:1 và 2:4.

Nếu sau khi cai sữa chỉ cho trẻ ăn cháo hoặc cơm trắng thêm canh rau, thì protein và lipit cung ứng không đủ sinh trưởng phát triển tăng trưởng chậm, khả năng kháng bệnh thấp; nếu chỉ chú ý cho ăn nhiều thức ăn có protein cao như trứng, sữa, thịt, trẻ 2 - 3 tuổi vẫn mỗi ngày ăn 4 bình sữa bò thì cacbohiđrat cung ứng không đủ, thường không thể đảm bảo được nhu cầu năng lương. Nếu ít ăn rau và trái cây thì các chất khoáng như canxi, sắt,... và vitamin sẽ bị thiếu (xem Bảng 13).

BẢNG 13. LƯỢNG ĂN THAM KHẢO CỦA CÁC LOẠI THỨC ĂN CHO TRẺ 1 - 6 TUỔI (g/người/ngày)

Độ tuổi

Chủng loại thức ăn

Lương thực

Sữa bò (sữa đậu)

Chế phẩm đậu

Cá thịt

Trứng

Rau

Trái cây

Dầu

Đường

1 tuổi

125-150

250

15-25

75-85

50

65-75

50

10-15

10

2 tuổi

150-175

250

30-50

85-100

50

75-100

50

10-15

20

3-6 tuổi

175-250

250

30-50

100-125

50

100-200

50

10-15

20

 

2. Lựa chọn thức ăn thích đáng. Dung lượng dạ dày của trẻ có hạn, phải chọn những thức ăn giàu dinh dưỡng, chất nhiều lượng ít, dễ tiêu như thịt nạc, thịt gia cầm, cá, sữa, tiết động vật nên chọn ăn thay đổi nhau.

Lương thực nên phối hợp tinh, thô. Những rau có màu xanh, đỏ, vàng chứa vitamin A, C, và sắt tương đối nhiều. Chế phẩm đậu chứa nhiều protein, canxi, sắt, nên chọn dùng nhiều.

Đa dạng hóa và phối hợp hợp lí các loại thức ăn sẽ có tác dụng bổ sung cho nhau. Nhưng các loại thức ăn củ quả cứng không hợp với tiêu hóa của trẻ. Ngoài ra, còn nên ít cho ăn các loại thức ăn dầu, muối, cố gắng dùng loại thức ăn tươi mới.

3. Chú ý nấu nướng hợp lí. Cần đảm bảo thức ăn tươi mới, chú ý hương vị sắc để tăng hứng thú ăn.

Thức ăn cho trẻ phải thái cắt nhỏ, nấu nhừ, cho trẻ dễ nhai, cắn, nuốt và tiêu hóa.

Thịt cá phải gỡ bỏ xương, loại thức ăn có hạt phải bỏ hạt, tránh để trẻ bị nghẹn hoặc bị hóc xương. Thức ăn loại vỏ cứng như lạc, đậu tương phải xay nhỏ, chế biến thành thức ăn dạng bột xúp, để tránh sặc vào khí quản. Cố gắng ít dùng thức ăn bán thành phẩm và thức ăn chín như lạp xường, dăm bông, xúc xích. Trẻ cũng không nên ăn nhiều thức ăn rán mỡ mà nên ăn nấu, hầm, kho,... khẩu vị thanh đạm là tốt, không nên quá mặn, lại càng không nên ăn những thức ăn kích thích như hành, gừng, tỏi, ớt, hạt tiêu,... Mì chính, phẩm màu, đường,... cũng không nên cho nhiều.

4. Chú trọng vệ sinh ăn uống. Ít ăn thức ăn sống lạnh, không ăn thức ăn để qua đêm và thức ăn không sạch, thức ăn bán thành phẩm và thức ăn chín phải hấp kĩ đã rồi mới cho ăn.

Phải nhắc trẻ rửa tay sạch trước khi ăn, chú ý dụng cụ ăn phải được khử trùng. Luyện thói quen ăn uống đúng giờ, đúng lượng từ bé.

Khi ăn, môi trường xung quanh phải yên bình vui vẻ, làm cho trẻ tập trung sự chú ý và phải có nơi ăn cố định, bàn ghế và đồ dùng chuyên dùng, đồng thời dạy dần cho trẻ biết tự dùng thìa, cốc để ăn. Thói quen ăn uống tốt của trẻ một khi đã được hình thành, thì sẽ có ích cho cả đời.

5. Sắp xếp bữa ăn. Thức ăn chính của trẻ thường dùng là cháo gạo, bột mạch, cơm nát, bánh mì, bánh bao, và sữa đậu nành,... Trẻ phần nhiều thích ăn bột. Gạo, bột, tấm, kê, ngô, khoai phải thay đổi nhau cho hợp lí. Thức ăn phụ nên phối hợp thịt với rau là tốt nhất như thịt viên rau, thịt băm, rau non xài thịt hoặc tôm, cá hấp, thịt băm hấp trứng... cho trẻ dễ cắn nhai và nuốt. Rau, thịt trứng nấu lẫn vào cháo, bột cũng được trẻ rất thích ăn. Ngoài ra, còn nên ăn nhiều chế phẩm đậu như đậu phụ hấp, đậu phụ rán,... và tiết gà vịt cùng với đồ hải sản có chứa nhiều sắt, kẽm, canxi như tép moi, tảo đỏ, rong biển,… Điểm tâm thì nên cho ăn bột chè ngó sen, táo đỏ, cháo đậu đỏ và bánh quy, bánh ga tô, bánh mì, bánh nhân rau thịt hoặc sữa bò. Sau bữa cơm nên ăn một loại trái cây mới đúng mùa. Tóm lại, phải chú ý cân đối giữa món chay và mặn, khô ướt thay đổi, phối hợp gạo bột tinh thô.Thường một ngày ăn 3 bữa, điểm tâm mỗi buổi sáng chiều một lần. Sau bữa tối, ngoài trái cây ra, cố gắng dần dần không cho ăn gì thêm nữa. Đặc biệt nên tránh cho ăn ngọt trước khi đi ngủ để đảm bảo giấc ngủ được ngon lành, và đề phòng sâu răng. Mùa hè nên cho uống 1 - 2 lần đồ uống vừa để bổ sung nước, nhưng không nên uống nhiều để tránh ảnh hưởng đến ăn uống bình thường. Mỗi ngày nên ăn một chút ít kẹo ngọt, nhưng cấm ăn trước bữa cơm, để tránh ảnh hưởng đến sự ngon miệng.

Thực đơn

(Xem Bảng 14).

BẢNG 14. THỰC ĐƠN 4 MÙA CHO TRẺ 1 - 3 TUỔI

 

Xuân

Thu

Đông

Bữa sáng

- Sữa bò 220ml

Đường 12g

- Cháo gạo tẻ 25g

- Sữa bò 220ml

Đường 12g

- Cháo tấm trứng

Tấm 25g

Trứng gà 40g

- Sữa bò 220ml

Bột mì 25g

Thịt 25g

Muối vừa phải

- Sữa bò 220ml

- Bánh mì hấp

Bột mì 25g

Hành 2g

Dầu mỡ 2g

Giăm bông 20g

Bữa trưa

- Bánh thịt rau

Bột 40g

Rau 30g

Thịt 40g

Muối vừa phải

Dầu vừng 4g

- Bột hầm thịt tôm

Mì sợi 30g

Nhân tôm 10g

Thịt 20g

Rau 50g

Dầu đậu tương 4g

Muối vừa phải

 

- Cơm nát gạo tẻ 30g

- Cá rán

Cá trắm đen 50g

Dầu đậu 4g

Muối vừa phải

- Đậu phụ mướp

Mướp 25g

Đậu mụ 40g

Dầu đậu 3g

Muối vừa phải

- Cơm nát gạo tẻ 30g

- Xúp hầm

Thịt bò 30g

Khoai tây 25g

Cà rốt 5g

Bắp cải 50g

Cà chua 50g

Dầu đậu 4g

Muối vừa phải

Điểm tâm trưa

- Bánh nhân thịt

Bột mì 25g

Thịt 10g

Muối vừa phải

- Chè đậu xanh

Đậu xanh 25g 

Đường 8g

- Chè khoai lang

 Khoai lang 100g

Đường 5g

- Bánh gatô

Bột mì 25g

Trứng 15g

Đường 8g

Trái cây

- Chuối tiêu 80g

- Dưa hấu 150g

- Quýt 80g

- Táo 60g

Bữa tối

- Cơm nát gạo tẻ 30g

- Cà chua xào trứng

Trứng gà 40g

Cà chua 25g

Dầu đậu 4g

Muối vừa phải

- Đậu phụ và mã thầy

Đậu phụ 40g

Mã thầy 30g

Dầu 4g

Muối vừa phải

- Cơm nát gạo tẻ 30g

- Canh bầu thịt viên

Thịt 25g

Bầu 75g

Dầu đậu 3g

Muối vừa phải

- Rau giền xào

Rau giền 50g

Dầu 5g

Muối vừa phải

- Cơm nát gạo tẻ 30g

- Cà chua xào thịt gà

Cà chua 70g

Thịt gà 30g

Dầu đậu 4g

Muối vừa phải

- Cà om mỡ dầu

Cà 30g

Dầu đậu 4g

Xì dầu vừa phải

- Bánh sủi cảo

Bột mì 30g

Thịt 25g

Giá đỗ 100g

Dầu vừng 4g

Muối vừa phải

Điểm tâm tối

- Sữa bò 220ml

Đường 12g

- Sữa bò 220ml

Đường 12g

- Sữa bò 220ml

Đường 12g

- Sữa bò 220ml

Đường 2g

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2413-02-633565271676316643/Dinh-duong-cho-nguoi-khoe-manh/Dinh-duong...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận