THỨC ĂN PHỐI CHẾ CHO TRẺ NHỎ ĐƯỢC CHẾ BIẾN THÀNH CÁC DẠNG NHƯ THẾ NÀO?
Thức ăn được phối chế nhân tạo nhằm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ trong các tình huống khác nhau, đồng thời thích hợp với đặc điểm tiêu hóa hấp thu của chúng. Đa số lấy sữa bò làm cơ sở, cho nên gọi là sữa phối chế. Có loại sữa phối chế cho trẻ em có thay đổi thành phần của sữa bò, gần với sữa mẹ, (sữa phối chế sữa mẹ hóa); có loại sữa phối chế dành cho trẻ đẻ non và trẻ đẻ nhẹ cân; có loại sữa phối chế cao đạm, daành cho trẻ đã lớn sau 6 - 8 tháng, có loại sữa dành cho trẻ mắc các bệnh về chuyển hóa bẩm sinh, có hạn chế một số loạl axit amin nào đó (như phenylalanine) hoặc lactoza, có loại sữa phối chế hạn chế protein dành cho trẻ bị bệnh thận; có loại sữa phối chế hạn chế muối natri dành cho trẻ bị bệnh tim,...
Những đứa trẻ bị thiếu sữa hoặc dị ứng với các loại sữa nên dùng loại thức ăn pha chế dành cho trẻ em không phải sữa như bột đậu, bột gạo, bột mì,... thay cho sữa.
Thường năng lượng được cưng cấp từ sữa phối chế dùng để nuôi hộ cho trẻ cần phải gần được như sữa mẹ, khoảng 3000kJ (717kcal) mỗi lít; vì giá trị sinh lí trong protein sữa bò thấp hơn sữa mẹ, nên lượng cung ứng protein phải cao hơn sữa mẹ một chút, ít nhất mỗi kilogam cân nặng phải cung ứng 1,6g mỗi ngày, nhưng cũng không được vượt quá 5g, để tránh gây mất nước và bị ứ nitơ phi protein. Những đứa trẻ điều tiết chuyển hóa kém, suy chức năng thận lại càng cần phải chú ý tránh quá liều lượng, năng lượng được cung cấp từ lipit trong sữa phối chế phải chiếm 30% tổng năng lượng, ít nhất có chứa 10% axit béo không no. Sữa bò có chứa ít lactoza, cho nên trong sữa phối chế phải tăng thêm đường (thường là dùng đường mía) để nâng cao được năng lượng do cacbohiđrat cung cấp cho gần với sữa mẹ (ít nhất là chiếm 45% tổng năng lượng). Về mức hạn chế cao thấp thành phần dinh dưỡng trong sữa phối chế (xem Bảng 9) do Uỷ ban Dinh dưỡng Hiệp hội Nhi khoa Mỹ đưa ra năm 1976 và sửa đổi lại năm 1982.
Sữa mẹ hóa sữa bột
Sữa bột được phối chế để khắc phục nhược điểm của sữa bò, có thành phần dinh dưỡng gần với sữa mẹ. Trước kia được gọi chung là sữa bột hóa sữa mẹ, hiện nay gọi là sữa phối chế cho trẻ em. Nội dung của việc phối chế bao gồm: loại bỏ phần casein trong sữa bò tươi, làm cho hàm lượng protein hạ thấp xuống còn 1,5%g, loại bỏ một lượng lớn axit béo no trong sữa bò, cho thêm dầu thực vật để tăng thêm axit không no, cho thêm lactoza để thành phần đường gần với sữa mẹ, giảm hàm lượng chất khoáng để giảm bớt phụ tải cho thận; cường hóa các thành phần dinh dưỡng còn thiếu trong sữa các loại, như các loại vitamin và các nguyên tố vi lượng,... Sữa bột được phối chế như vậy, tuy thành phần dinh dưỡng gần với sữa mẹ, nhưng vẫn chưa thể có đủ những ưu điểm khác như của sữa mẹ, đặc biệt là thiếu các enzim và chất miễn dịch hoạt tính có trong sữa mẹ, cho nên vẫn không thể thay thế được sữa mẹ. Sữa phối chế loại này do thành phần dinh dưỡng gần với sữa mẹ, dễ tiêu hóa và hấp thu hơn so với sữa bò tươi hoặc sữa bột nguyên bơ, cho nên đặc biệt thích hợp dùng để nuôi trẻ thiếu sữa mẹ. Phương pháp pha chế giống như pha chế sữa bột, nồng độ và lượng làm theo phần hướng dẫn của loại sữa phối chế dành cho trẻ nhỏ này.
Sữa bột trẻ em
Loại sữa dùng sữa bò tươi, loại bỏ bớt một phần lipit, cho thêm một lượng dầu thực vật thích hợp, cũng có thể cho thêm bột đậu tương, lactoza hoặc sucroza, đồng thời cường hóa vitamin A, D và sắt,… chế thành.
Loại sữa bột này tốt hơn sữa bột nguyên bơ và thích hợp hơn cho nhu cầu dinh dưỡng của trẻ nhỏ, đồng thời dễ tiêu hóa hấp thu, thích hợp để nuôi trẻ nhỏ trong vòng 6 tháng.
Phương pháp phối chế giống sữa bột, nhưng không cần phải cho thêm đường mía (sucroza).
Thức ăn thay thế sữa
Thường chỉ những loại thức ăn thay thế sữa, được chế biến từ các thực phẩm không phải sữa, cho nên còn có tên là thức ăn thay thế sữa, không phải sữa. Do chất lượng protein chứa trong đậu tương là rất tốt, cho nên đậu tương thường được dùng làm cơ sở để phối chế các thức ăn thay thế sữa từ thực vật.
Nếu bị thiếu sữa mẹ hoặc ở những vùng không cung ứng đủ sữa bò hoặc sữa cừu, thì nên dùng để nuôi trẻ nhỏ. Bộ Y tế quy định thành phần dinh dưỡng của bột thay sữa, và bánh thay sữa như sau (xem Bảng 10).
BẢNG 10: THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG TRONG BỘT THAY SỮA VÀ BÁNH THAY SỮA
| Bột thay sữa (100g) | Bánh thay sữa (100g) |
Protein Lipit Cacbobiđrat Tổng lượng chất khoáng Canxi Photpho Năng lượng (kj) (kcal) | 18 – 22 g 13 – 16 g 58 – 62 g 4 – 6 g 0,6 – 0,8 g 0,45 – 0,6 g 1800 – 2000 (430 - 480) | 16 – 18 g 11 – 13 g 64 – 68 g 3 – 4 g 0,6 – 0,7 g 0,45 – 0,55 g 1737 – 2000 (420 - 480) |
Sữa đậu nành
Sữa do đậu tương cho thêm nước vào xay thành. Trong có chứa một lượng lớn protein đậu tương, vitamin nhóm B cùng nhiều sắt và canxi.
Lượng protein trong đó chất lượng cao, giá trị sinh học tuy không bằng sữa các loại nhưng đứng hàng đầu trong các loại thức ăn từ thực vật.
Cho nên, khi thiếu sữa bò, sữa cừu, nên dùng làm thức ăn thay sữa từ thực vật cho trẻ sau 4 tháng, đây cũng là loại thức ăn quý bổ sung protein cho trẻ nhỏ và trẻ lớn tuổi hơn.
Là loại thức ăn vừa ngon lại vừa rẻ. Các gia đình ở nông thôn tự trồng đậu tương và tự chế biến sữa đậu nành. Có 2 phương pháp chế biến sữa đậu nành.
Cách chế biến ướt
Chọn đậu tương loại tốt, bỏ tạp chất, rửa sạch, ngâm vào nước sạch, tỉ lệ giữa đậu và nước là 1:8, tức 0,5 kg đậu tương cho thêm 4kg nước. Mùa đông thì ngâm qua đêm, mùa hè thì để vào chỗ râm mát, ngâm trong 8 tiếng, sau đó dùng máy xay cùng với nước cho nhỏ mịn, bỏ bã lấy nước, sẽ được khoảng 8kg sữa đậu sống. Cho nước đó vào đun sôi 2 lần cứ trong 0,5kg sữa đậu thì cho thêm 0,15g muối tinh, 1,5g calcium lactate, 40g đường mía, 20g tinh bột. Sữa đậu nành được chế biến như vậy thì trong 100g sẽ có chứa protein 3,5g, cacbohiđrat 9g, còn lượng lipit thì rất thấp. Sữa đậu nành khó bảo quản, nên ăn đến đâu thì làm đến đấy. Bột sữa đậu nành bán trên thị trường hiện nay là chế biến từ đậu tương phun qua nhiệt độ cao, dễ tiêu hóa và bảo quản.
Cách chế biến khô
Lấy đậu đã rửa sạch, cho 1/4 cát mịn vào trong nồi sắt rang chín khoảng 15 phút, đợi đậu tương có màu hơi nâu, sàng bỏ cát lấy đậu, khi đã hơi nguội dùng máy xay nhỏ rây lấy bột đậu tương cực nhỏ mịn, các hạt to thô thì xay lại lần nữa cho mịn. Bột đậu tương phải cất vào trong bình, hộp đóng kín để bảo quản sử dụng. Bột đậu chế biến khô có thành phần tương đối ổn định, nhưng không dễ tiêu bằng chế biến ướt. Trước khi uống dùng nước sôi pha với tỉ lệ 1: 10, cứ 100g bột đậu cho thêm 1g muối ăn, 1g calcium lactate, 40g đường mía, 20g tinh bột, dùng nước sôi quấy loãng thành 1000ml là thành sữa đậu.
Bột đậu thay sữa
Bột thay sữa phối chế bằng nguyên liệu cơ bản là bột đậu tương. Bột đậu tương chứa protein chất lượng cao, phổ axit amin trong đó tương đối thích hợp với nhu cầu sinh lí của trẻ nhỏ, lysin cũng tương đối phong phú, phối hợp với bột ngũ cốc như gạo, mì,... sẽ do tác dụng bổ sung protein mà nâng cao được giá trị sinh học của nó, cho nên là thành phần chủ yếu của các thức ăn thay thế không phải sữa. Bột sữa đậu toàn phần do sữa đậu phun khô mà thành, cho nước sôi vào quấy đều thì thành sữa đậu nành. Các loại bột sữa trẻ em được chế biến từ hỗn hợp bột đậu tương, bột gạo và bột mì do chứa protein và lipit hơi thấp, nên được dùng làm thức ăn ở thời kì cai sữa để bổ sung sữa mẹ không đủ.
Bột thay sữa dễ làm tại nhà
Ở những địa phương khó mua được các chế phẩm sữa hoặc thức ăn thay sữa, cũng có thể dùng các loại thực phẩm như bột đậu tương, bột gạo hoặc bột mì cho thêm trứng gà,... vào, tự chế biến thành bột thay sữa đơn giản tại nhà, cũng có thể cho thêm một lượng nhất định bột ngô và bột kê. Phương pháp chế biến bột thay sữa đơn giản tại nhà có thể áp dụng là lấy 500g gạo tẻ, vo sạch để ráo, cho vào trong nồi nhôm rang chín đến khi gạo hơi vàng, đập 3 - 4 quả trứng gà vào quấy đều, chia ra làm 3 – 4 lần đổ vào gạo rang, vừa rang vừa cho thêm dầu, rang khô xong đợi nguội, cho thêm 3g muối ăn, 3g bột canxi (hoặc bột vỏ trứng), 50mg vitamin B2, dùng cối đá nghiền thành bột mịn và rây xong cất vào trong hộp, bình kín để dùng dần. Khi ăn cho nước vào quấy đều, đặt lên trên bếp lửa nhỏ, vừa đun vừa quấy cho đến khi nở ra thành bột như hồ; cũng có thể sau khi dùng nước quấy đều, đặt vào trong nồi cơm hấp chín, không nên cho thêm đường, để tiện cho thêm gia vị và bảo quản.
Bột thay sữa đơn giản chế biến tại nhà thường dùng thích hợp cho trẻ nhỏ sau 3 - 4 tháng bị thiếu sữa mẹ.