KHI NUÔI TRẺ 1 TUỔI THƯỜNG GẶP NHỮNG VẤN ĐỀ GÌ?
Ứa sữa
Hiện tượng trẻ vừa ăn không lâu, một ít sữa hoặc thức ăn đã từ trong dạ dày ứa ngược trở lại miệng. Thường chỉ ứa ra 1 - 2 miếng nước sữa, có khi chỉ thấy có chút ít sữa ở khóe miệng, vì thế nó khác với hiện tượng nôn ra toàn bộ thức ăn chứa trong dạ dày.
Ứa sữa thường gặp trong vòng 6 tháng, nhất là với những trẻ nghịch ngợm hiếu động. Phần lớn là do phương pháp cho bú không đúng cách dẫn đến.
Trẻ sau khi khóc, trong dạ dày bị nuốt vào nhiều không khí đã cho bú ngay, khi cho bú xong chưa xốc trẻ thẳng lên, để trẻ bài xuất được hết lượng không khí đã nuốt vào trong quá trình bú, hoặc vừa cho bú no xong đã đặt trẻ nằm thẳng ngay hay lắc trẻ quá mạnh đều sẽ gây ứa sữa. Để tránh bị ứa sữa, khi trẻ khóc phải để nín hẳn một lát, làm cho không khí nuốt vào được bài xuất ra rồi mới cho bú.
Trong quá trình cho bú cần giữ cho trẻ yên, để chúng chăm chú bú; cho bú xong cần bế dựng trẻ lên, cho dựa vào vai mẹ, dùng tay vỗ nhẹ sau lưng để không thí bị nuốt vào trong khi bú được bài xuất hết. Với những trẻ dễ bị ứa sữa, khi cho bú xong thậm chí còn phải cứ bế thẳng trong 1 tiếng rồi mới đặt xuống, cho nằm ngủ hơi nghiêng về bên phải, đầu kê hơi cao. Hiện tượng ứa sữa phần nhiều sau 6 tháng sẽ tự nhiên mất đi.
Đau quặn bụng ở trẻ nhỏ
Khi lên cơn nhiều lần sẽ làm cho trẻ khóc từng cơn thường bắt đầu vào khoảng 10 ngày sau khi sinh, cho đến khi được 3 tháng mới hết. Phần lớn xảy ra vào ban đêm cho nên gọi là khóc dạ đề ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân gây đau quặn bụng và gào khóc ở trẻ nhỏ có:
1) Một lượng lớn bọt khí bị nuốt vào, khi di chuyển trong khoang ruột trẻ sẽ làm cho trẻ khó chịu và đau bụng. Khi nuôi bằng bình sữa, lỗ đầu vú quá to hoặc quá nhỏ cũng đều sẽ làm cho trẻ bị nuốt vào một lượng lớn không khí khi bú; khi trẻ khóc đêm lại nuốt thêm không khí một lần nữa tạo thành vòng tuần hoàn ác tính. Ngoài ra, trẻ bị đói mút ngón tay hoặc quần áo cũng sẽ nuốt vào nhiều không khí.
2) Ăn quá nhiều, làm cho vùng dạ dày bị trướng quá mức, sẽ làm cho trẻ khóc từng cơn, nhưng đói có khi cũng là nguyên nhân gây khóc.
3) Đường ruột bị dị ứng với thức ăn đưa vào, như sữa bò, cũng là nguyên nhân gây đau quặn bụng, gặp nhiều nhất ở những gia đình có tiền sử bị dị ứng.
4) Nhân tố tính cách tâm lí. Gặp nhiều ở trẻ nhỏ mới sinh ở tuần đầu tiên, đặc biệt hay xảy ra ở những đứa trẻ dễ bị kích động, hưng phấn, căng thẳng.
Khi trẻ bị đau quặn bụng, nên tiến hành xử lí như sau:
(1) Bế dựng trẻ lên, úp người bé vào phía ngực trên phần vai của mẹ, rồi vừa vỗ nhẹ vào lưng vừa ấn bụng dưới của trẻ làm cho không khí bị nuốt vào trong đường ruột được thải ra.
(2) Vác trẻ vừa đi vừa đung đưa nhẹ nhàng, cho trẻ được yên và ngừng khóc, để tránh hít thêm không khí vào lần nữa; Cũng có thể lấy một túi nước nóng bọc khăn bông đặt ngoài bụng trẻ, làm cho ruột bị co thắt được nới giãn.
(3) Trẻ bụng bị trướng nặng thì nên nhét vào lỗ đít dầu glyxerin dùng cho trẻ nhỏ, để làm cho không khí trong ruột thải ra.
(4) Kiểm tra toàn bộ cơ thể trẻ cho cẩn thận, nếu không có gì khác thường thì an ủi bố mẹ bớt lo lắng và tiếp tục theo dõi.
Để ngăn chặn đau quặn bụng tái phát, cần áp dụng một số biện pháp sau:
1/ Kiểm tra cẩn thận xem lỗ đầu vú cao su có quá to hay quá nhỏ để điều chỉnh cho hợp lí.
2/ Lượng sữa cho ăn vừa phải thỏa mãn được nhu cầu của trẻ, lại vừa cần tránh quá nhiều. Vì vậy, khi cần thiết nên cân đứa trẻ trước và sau khi ăn để tính lượng sữa mẹ trẻ bú vào thực tế.
3/ Khuyến khích bú sữa mẹ, nếu nghi là do bú sữa bò gây ra, thì nên tạm thời ngừng cho ăn sữa bò, thử cho ăn sữa tách bơ, hoặc đổi thành các loại thức ăn phối chế khác không phải sữa.
4/ An ủi người nhà yên tâm, để bớt tâm lí căng thẳng và nhắc họ chớ để đứa trẻ quá nóng hoặc bị lạnh, thường xuyên cho trẻ nghe các bản nhạc có tiết tấu nhẹ nhàng để trẻ được sống trong bầu không khí gia đình yên vui đầm ấm.
Ỉa chảy ở trẻ nhỏ
Trẻ đi ỉa nhiều lần hơn so với ngày thường, thường lên 3 - 4 lần, kèm theo tình trạng phân thay đổi, nhiều nước, phân loãng không thành khuôn hoặc xuất hiện nhầy dính, thậm chí có mủ máu. Đồng thời, trẻ ăn giảm hoặc xuất hiện nôn, khi nặng còn kèm theo các triệu chứng toàn thân như sốt, mệt mỏi, bứt rứt không yên,...
Nguyên nhân gây ỉa chảy trẻ em có rất nhiều, nhưng gặp nhiều nhất là nhiễm khuẩn đường ruột, dạ dày.
Có thể do viêm ruột cấp do virut, vi khuẩn, kí sinh trùng gây nên, cũng có thể do nhiễm khuẩn các cơ quan khác ngoài đường ruột dạ dày gây nên, như viêm tai giữa, viêm phổi,... gây rối loạn tiêu hóa hấp thu gây nên, ngoài ra còn có thể là do các nguyên nhân khác như ăn uống không hợp lí, dị ứng thức ăn, bị lạnh. Khi trẻ bị ỉa chảy, cần chú ý theo dõi xem trẻ có muốn ăn không, số lần đi ỉa và tính chất phân, nhiệt độ cơ thể và xem xem có nôn không, lượng tiểu nhiều hay ít,... Nếu số lần ỉa tăng lên nhanh chóng, xuất hiện tình trạng phân dạng nước hoặc phân có máu mủ kèm theo nôn, sốt, lượng tiểu giảm, phải kịp thời đến bệnh viện để chữa. Nếu số lần đi ỉa tăng lên 1 - 2 lần, phân dạng hồ, nước không nhiều, không nôn, sốt, tinh thần và ăn uống bình thường, thì có thể cho bú như bình thường, đồng thời cho uống nhiều nước sôi ấm có pha một chút muối ăn (hơi mặn là được) là tiếp tục theo dõi. Khi đi ỉa chảy, lượng ăn giảm mà nhu động đường ruột dạ dày lại tăng lên, việc tiêu hóa hấp thu thức ăn có trở ngại, việc đưa vào các chất dinh dưỡng bị ảnh hưởng lớn, mà lượng mất đi qua phân lại tăng lên, cho nên trẻ nhỏ rất dễ bị rối loạn chuyển hóa nước và chất điện giải (kali, natri, clo,...).
Ỉa chảy nhiều lần sẽ làm cho trẻ bị suy dinh dưỡng, nguy hại lớn đến sức khỏe.
Biện pháp quan trọng nhất để phòng ngừa ỉa chảy là cố gắng động viên người mẹ cho con bú sữa của mình, vì bú sữa mẹ trực tiếp vừa sạch sẽ vệ sinh, vừa có chứa các chất có hoạt tính miễn dịch; đồng thời cần cho ăn thêm các thức ăn phụ thợ một cách hợp lí, không ăn những thức ăn không sạch sẽ và không tươi mới, ngoài ra còn phải chú ý khử trùng sạch sẽ dụng cụ ăn và đồ đựng sữa; trước khi pha chế đồ ăn và trước khi cho bú, người mẹ phải rửa sạch hai bàn tay bằng xà phòng.
Táo bón trẻ nhỏ
Thường chỉ hiện tượng trẻ nhỏ có số lần đại tiện ít hơn ngày thường, thậm chí 2 - 3 ngày, hoặc lâu hơn vẫn chưa đại tiện được. Nhưng khi quyết định xem có phải là táo bón hay không, thì tính chất phân quan trọng hơn số lần đi. Có khi số lần đại tiện không giảm mà phân lại khô cứng, khó tống ra, lượng phân mỗi lần ít, có dạng hạt cũng thuộc loại táo bón. Tình huống này cần đem so với trẻ khỏe mạnh, tuy 2 - 3 ngày đi đại tiện một lần nhưng tính chất phân vẫn thuộc loại bình thường. Phải chú ý nhiều hơn.
Táo bón trẻ nhỏ phần nhiều là do trong ăn uống thiếu cacbohiđrat, lipit hoặc lượng nước đưa vào không đủ, hoặc ăn quá ít thức ăn có sợi thô như rau, trái cây,...
Gặp nhiều ở trẻ nuôi bằng sữa bò đơn thuần, cũng có trẻ do từ bé chưa được chú ý quyện thói quen đi đại tiện, một số ít thì do mắc các bệnh như ruột kết phì đại, rách hậu môn, hậu môn đóng kín,... bẩm sinh dẫn đến. Thường cần chú ý tăng thêm cacbohiđrat trong ăn uống, giữa 2 lần bú nên cho ăn thêm nước đường, hoặc tăng thêm lượng đường trong sữa bò, cho uống nhiều nước trái cây hoặc nước lã đun sôi để nguội, một ngày 2 - 3 lần. Điều chỉnh bữa ăn và huấn luyện đi đại tiện đúng giờ quy định thường sẽ làm cho hết táo bón. Những trẻ bị táo bón kéo dài phải đưa đến khoa ngại nhi để kiểm tra thêm.
Dị ứng thức ăn trẻ nhỏ
Phản ứng biến thái do một số chất dị ứng nào đó trong thức ăn thấm vào niêm mạc đường ruột gây nên. Gặp nhiều ở trẻ trong vòng 3 tháng, có liên quan đến niêm mạc đường ruột chưa phát triển hoàn thiện, tính thẩm thấu tương đối mạnh. Thức ăn gây dị ứng thường gặp có sữa bò, lòng trắng trứng, cá biển, tôm, vừng,... ở thời kì trẻ nhỏ, gặp nhiều nhất là dị ứng sữa bò, lòng trắng trứng. Trẻ nhỏ phần nhiều có biểu hiện đột nhiên đau quặn bụng, kèm theo nôn, ỉa chảy. Trẻ nhỏ sau khi cho ăn sữa bò, đột nhiên gào khóc từng cơn, đi phân loãng có bọt, dính nhầy, thỉnh thoảng có máu, cũng có trẻ đột nhiên bị nôn. Trẻ dị ứng sữa bò đường ruột liên tục bị xuất huyết nhẹ, thậm chí dẫn đến thiếu máu. Lòng trắng trứng dễ gây dị ứng hơn lòng đỏ. Trẻ nhỏ dị ứng protein bột mì nhiều hơn so với dị ứng ăn gạo tẻ, cho nên trẻ được 4 - 5 tháng, khi cho ăn thêm thức ăn phụ, trước tiên phải ăn lòng đỏ trứng, gạo tẻ, sau đó mới thử cho ăn lòng trắng trứng và ăn mì. Cùng với sự hoàn thiện dần của niêm mạc ruột và tính thẩm thấu hạ xuống, protein hạt to không dễ qua được niêm mạc ruột, hiện tượng dị ứng thức ăn trẻ nhỏ loại này sẽ tự nhiên mất đi sau khi trẻ được 5 - 6 tháng.
Trẻ không tăng cân
Hiện tượng tăng cân nặng trẻ nhỏ ngày càng giảm, cuối cùng gần như chững lại không tăng. Trẻ nhỏ thường sinh trưởng phát triển rất nhanh, nếu phát hiện thấy trẻ nhỏ cách một thời gian nhất định trước và sau 2 lần cân, không thấy có sự khác biệt rõ rệt thì chứng tỏ trong thời gian này trẻ không tăng cân, phải đi hỏi và kiểm tra thêm tìm ra nguyên nhân cân nặng không tăng, để được chỉ dẫn và điều chỉnh cho tương ứng. Nguyên nhân làm trẻ nhỏ không tăng cân thường gặp nhất là bị bệnh, như bị nhiễm khuẩn đường hô hấp và ỉa chảy. Khi bị bệnh trẻ ăn uống kém, lượng ăn giảm mạnh, tăng cân rất ít, nếu kèm theo nôn, ỉa chảy thì cân nặng không những không tăng, mà lại còn tụt thấp xuống so với trước. Ngoài ra, nuôi không đúng cách như sữa mẹ không đủ cho ăn thêm thức ăn phụ không hợp, nuôi bộ lượng sữa bò không đủ hoặc chất quá loãng, dẫn đến mức cung ứng năng lượng và chất dinh dưỡng không đủ cũng có thể dẫn đến trẻ nhỏ không tăng cân, vì thế cần hỏi han kĩ về quá trình nuôi dưỡng, tiến hành nuôi hợp lí hoặc áp dụng các biện pháp phòng chữa bệnh, làm cho trẻ được lớn lên khỏe mạnh.