Tài liệu: Gây miễn dịch bằng tiêm chủng

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Trong mấy năm qua, những kết quả rực rỡ của tiêm chủng phòng dịch đánh dấu những thành tựu cơ bản của miễn dịch học
Gây miễn dịch bằng tiêm chủng

Nội dung

Gây miễn dịch bằng tiêm chủng

Những tế bào nào có vai trò miễn dịch?

Trong mấy năm qua, những kết quả rực rỡ của tiêm chủng phòng dịch đánh dấu những thành tựu cơ bản của miễn dịch học. Các cơ chế tạo ra tính miễn dịch có được sau khi dùng vaccin cũng giống các cách cơ thể chống lại các bệnh do virus hoặc do vi khuẩn.

Khi một kháng nguyên (do virus hay vi khuẩn sản xuất ra và thường là tác nhân gây các bệnh nhiễm khuẩn hay các bệnh dịch) xâm nhập cơ thể thì cơ thể phát động một đáp ứng miễn dịch thông qua các yếu tố thể dịch hoặc yếu tố tế bào hoặc cả hai. Đáp ứng miễn dịch bao hàm các khâu: hệ miễn dịch nhận dạng các chất kháng nguyên và lựa chọn một số các tế bào có khả năng (thẩm quyền) tổ chức thực hiện việc đáp ứng đó.

Một cách khái quát thì có hai loại (typ) tế bào dính líu tới đáp ứng miễn dịch: các đại thực bào và các tế bào lympho.

Đại thực bào (xuất phát từ dòng  đơn bào) đóng một vai trò quan trọng trong việc khởi phát và triển khai các đáp ứng miễn dịch mà hoàn toàn không phụ thuộc bất cứ một kháng nguyên đặc hiệu nào nghĩa là tham gia chống lại bất cứ một bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm virus nào. Một vai trò rất quan trọng của nó là tiêu hóa kháng nguyên, nghĩa là ăn vi khuẩn nên có tên là đại thực bào.

Mặt khác, đại thực bào còn nhận thông tin từ các tế bào lympho rồi chuyển giao thông tin này kích thích các hoạt động tiêu diệt hoặc ngăn chặn vi khuẩn trên bề mặt các đại thực bào.

Sau cùng, đại thực bào còn có khả năng giết chết một số tế bào ung thư một cách tự phát nên được xếp vào trong nhóm các tế bào tiêu diệt tự nhiên.

Tế bào lympho. Các tế bào lympho được xem như đội quân tế bào đặc nhiệm của bộ máy miễn dịch. Tính đặc nhiệm của chúng bắt nguồn tử sự tồn tại các thụ thể kháng nguyên đặc hiệu, tức là những bộ phận rất tinh vi nằm trên bề mặt màng tế bào có khả năng nhận dạng được đối thủ (tức vi khuẩn hay virus) và vận dụng cách chống lại chúng...

Có hai binh chủng tế bào lympho tham gia nhiệm vụ chống lại nhiễm khuẩn.

1. Loại thứ nhất là binh chủng được “huấn luyện” tại một cơ quan đặc biệt là tuyến hung nên gọi là tế bào lympho T. Binh chủng này, sau khi tiếp cận và nhận dạng một đối thủ nào đó (kháng nguyên của vi khuẩn hay virus) sẽ tự động chế tạo ra một loạt các vũ khí (được mệnh danh chung là các lymphokin) kể cả loại “vũ khí hóa học”, tức là một thứ độc tố trực tiếp giết chất vi khuẩn.

2. Loại binh chủng thứ hai được “đào tạo” tại tủy xương (tiếng Anh là bone marrow) nên có tên gọi lynlpho B có nhiệm vụ sản xuất ra một loại vũ khí đặc biệt là các kháng thể tham gia chức năng miễn dịch bằng cách vô hiệu hóa các kháng nguyên virus hay vi khuẩn để tăng hiệu năng thực bào. Các kháng thể mang bản chất globulin nên gọi là globulin miễn dịch (viết tắt là Ig từ Immunoglobulin) gồm nhiều loại khác nhau: IgA, IgM, IgE.

Hai loại binh chủng nói trên thường tác chiến hiệp đồng với nhau.

Ngoài ra, có hai loại tế bào lympho khác đối kháng nhau:

1. Tế bào hỗ trợ kích thích các tế bào lympho B sản xuất ra kháng thể và

2. Tế bào ngăn chặn (hay ức chế) làm cản trở việc tế bào lympho B sản xuất ra kháng thể.

Sở dĩ có bệnh AIDS (hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải) là do một số loại virus khi xâm nhập cơ thể làm giảm hẳn số lượng tế bào T hỗ trợ và làm mất thế cân bằng giữa tế bào hỗ trợ và ức chế.

Các globulin miễn dịch được hình thành như thế nào?

Trái với điều ta nghĩ trước đây, thai nhi đã có khả năng sản xuất ra một số kháng thể rồi. ngay từ tuần lễ thứ 10 sản xuất một lượng nhỏ IgM, từ tuần thứ 12 sản xuất một số IgG nhưng chưa sản xuất được IgA, IgD và IgE. Hiện tượng thực bào và hoạt động của đại thực bào cũng được phát hiện ở thai nhi hai tháng, song chưa biết rõ lắm khả năng thực bào và khả năng phát huy các vi khuẩn tới mức nào. Từ tuần thứ 12- 14 trở đi thì thai nhi sản xuất được nhiều globulin miễn dịch.

Trong số các kháng thể của người mẹ thì chỉ có kháng thể IgG là có khả năng chủ động vượt qua nhau thai sang thai nhi. Tuy vậy, chỉ từ 6 tháng trở đi thì thai nhi mới nhận được nhiều kháng thể IgG từ mẹ truyền sang có lẽ do nhau dễ thấm hơn. Do vậy, trẻ sơ sinh có được miễn dịch thể dịch nhở các kháng thể hòa tan trong thế dịch chủ yếu do người mẹ truyền cho.

Các globulin miễn dịch hiện diện trong dòng máu trẻ mới đẻ chính là IgG nguồn gốc từ người mẹ. Nồng độ kháng thể này ở trẻ đẻ đủ tháng thường ngang với người mẹ hoặc thậm chí cao hơn một chút. Đây là các kháng thể chủ yếu chống các virus và vi khuẩn, đóng một vai trò bảo vệ quan trọng trong sáu tháng đầu cuộc đời đứa trẻ. Tuy vậy, tác dụng của chúng có thể bị vô hiệu hóa trong một số trường hợp do việc tiêm vaccin có thể ức chế các quá trình miễn dịch của cơ thể. Do vậy việc tiêm vaccin chống bệnh sởi quá sớm trước 9 tháng tuổi có thể chỉ có hiệu quả phần nào thôi.

Trong một số trường hợp, lại cần thiết dùng vaccin có hiệu lực mạnh để áp đảo tác dụng của các kháng thể do người mẹ truyền sang, như được chứng minh mới đây bằng việc tiêm vaccin chống bại liệt.

Ngoài ra, người ta biết rõ tính miễn dịch qua trung gian tế bào (nhờ binh chủng lympho T) có thể được triển khai hoàn hảo ở trẻ mới đẻ. Thí dụ điển hình nhất là vaccin chống lao (BCG) đem tiêm cho trẻ lúc mới đẻ có thể đạt kết quả tối đa.

Ta cũng biết rõ các nhân tố nào đã quyết định sự đáp ứng của hệ miễn dịch đối với việc gây miễn dịch (còn gọi là tiêm chủng) bằng vaccin bất hoạt hoặc vaccin sống. Sau lần tiêm chủng đầu tiên, thì kháng thể IgM xuất hiện trước hết, có thể phát hiện vào ngày thứ 3 và đỉnh cao vào tuần thứ 2 hoặc 3, sau đó giảm rất nhanh và biến mất trong một đến hai tháng. Còn kháng thể IgG thì xuất hiện sau nhiều ngày, nó tăng rõ vào ngày thứ 5 hoặc thứ 6, một phần là do việc sản xuất kháng thể IgM bị ngừng lại mà không ảnh hưởng đến việc sản xuất IgG. Kháng thể này đạt tới đỉnh cao vào tuần thứ 5, khí mà kháng thể IgM ít nhiều đã biến mất, và chững lại ở mức không đổi trong nhiều tuần, sau đó giảm rất chậm sau một năm. Đó là lý do phải tiêm các mũi nhắc lại là cực kỳ quan trọng.

Kháng thể IgA trong huyết thanh, vai trò chưa được xác định rõ, không bao giờ đạt tới một nồng độ rất cao. Ngược lại, IgA tại chỗ do các niêm mạc tiết ra (như niêm mạc đường tiêu hóa hay niêm mạc đường thở chẳng hạn) lại đóng một vai trò chủ chất trong việc bảo vệ chống lại các bệnh do virus. Đó là trường hợp dùng vaccin Sabin uống chống bệnh bại liệt cũng như nhỏ các vaccin vào mũi.

Sau tiêm vaccin kháng thể được tạo ra như thế nào?

Tiêm một mũi vaccin đầu tiên thì sau một thời gian nào đó, cơ thể sẽ sản xuất ra một lượng nhỏ kháng thể (KT). Lần sau, nếu tiếp xúc với cùng kháng nguyên đó (tức là mũi tiêm lần thứ hai cùng loại vaccin đó), thì cơ thể sẽ có một đáp ứng đặc biệt mau lẹ và mạnh mẽ, sản xuất ra một lượng lớn kháng thể đủ chống lại bệnh nhiễm khuẩn tương ứng nếu tình cờ mắc phải sau này. Được như vậy là do trí nhớ của các tế bào lympho đã được nhạy cảm với kháng nguyên trước đó (lần tiêm vaccin đầu tiên) có khả năng nhận dạng được kháng nguyên vào lần tiếp xúc thứ hai này, người ta gọi đó là ký ức kháng nguyên hay ký ức miễn dịch.

Có hai giai đoạn đáp ứng với vaccin: kỳ đầu và kỳ hai.

Đáp ứng kỳ đầu diễn ra sau mũi tiêm vaccin đầu tiên, khác với đáp ứng thứ cấp diễn ra khi tiêm nhắc lại. Sau mũi tiêm vaccin lần đầu, cơ thể đáp ứng trải qua ba giai đoạn.

* Giai đoạn tiềm ẩn: giữa lần tiêm vaccin với sự xuất hiện các kháng thể trong huyết thanh. Giai đoạn này, có thể từ 24 giờ tới 2 tuần, tùy thuộc khả năng triển khai hệ miễn dịch của mỗi cá nhân và cũng tùy thuộc các bản chất, dạng và liều lượng kháng nguyên (có trong vaccin) được sử dụng.

* Giai đoạn tăng trưởng: ngay khi kết thúc giai đoạn tiềm ẩn, nồng độ kháng thể gia tăng theo cấp số nhân, đạt tới mức cao nhất trong khoảng thời gian từ 4 ngày đến 4 tuần. Giai đoạn tăng trưởng này là chừng 3 tuần đối với vaccin (biến độc tố) uốn ván hoặc bạch hầu, và 2 tuần đối với các vaccin vi khuẩn. Các kháng thể IgM thường được sản xuất trước kháng thể IgG. Nồng độ KT có thể giữ ở một mức cao hình cao nguyên trong nhiều ngày rồi giảm xuống nhanh chóng.

* Giai đoạn suy giảm: sau khi đạt mức tối đa, nồng độ kháng thể giảm xuống, lúc đầu rất nhanh sau đó chậm lại. Giai đoạn này dài ngắn tùy thuộc cả tốc độ tổng hợp các kháng thể lẫn tốc độ phân hóa chúng và tùy thuộc cả lượng lẫn chất của chúng (KT IgA và IgM giảm nhanh hơn IgG).

Đáp ứng kỳ hai

Lại tiêm một mũi vaccin nữa (lại một lần nữa cho tiếp xúc với kháng nguyên), sau mũi thứ nhất một thời gian thích hợp, sẽ khởi phát đáp ứng kỳ hai với nét đặc trưng là xuất hiện mau lẹ các kháng thể đặc hiệu và một lượng lớn các kháng thể được sản xuất chủ yếu là IgG.

Kháng thế đạt tới nồng độ đỉnh điểm trong vài ngày giai đoạn tăng trưởng vẫn giữ ở mức tăng theo số mũ và diễn ra nhanh hơn còn giai đoạn suy giảm thì kéo dài chậm hơn. Ngoài ra, thấy có một đợt kháng thể giảm nhất thời, tiếp đó lại tăng lên nếu tiêm mũi vaccin thứ hai trước khi các kháng thể được sản xuất ra do mũi tiêm thứ nhất đã biến mất. Nếu các kháng thế vốn đang hiện diện trong huyết thanh vẫn còn cao thì chúng che giấu các kháng nguyên do lần tiêm vaccin đưa vào.

Điều này có nghĩa là nếu mũi tiêm thứ hai quá gần mũi thứ nhất thì có thể nó sẽ trở thành vô hiệu do kháng nguyên của vaccin tiêm lần thứ hai bị loại trừ bởi các kháng thể vốn hiện diện trong huyết thanh còn đang ở nồng độ cao. Các kháng thê tồn tại lâu dài đôi khi vô hạn định.

Ý nghĩa quan trọng của đáp ứng kỳ hai chính là sự hiện diện một binh chủng tế bào lympho đã được trang bị một “ký ức miễn dịch”. Chúng là một đội quân đã được huấn luyện thành một binh chủng có chức năng chuyên biệt chế tạo ra các kháng thể (vì đã được kích thích bởi phân tử tạo miễn dịch nghĩa là kháng nguyên chứa trong vaccin). Cả tế bào T lẫn tế bào B đều có ký ức miễn dịch, và đáp ứng ký hai sẽ đạt cường độ mạnh nhất, trong lần tiêm vaccin mũi thứ hai, nếu các liều lượng kháng nguyên gia tăng.

Ký ức liễn dịch tồn tại một thời gian lâu dài ở người, ngay cả khi nồng độ các kháng thể trong huyết thanh tụt xuống dưới ngưỡng có thể phát hiện được. Điều này phụ thuộc phẩm chất và số lượng kháng nguyên (có trong vaccin) và phụ thuộc khoảng thời gian thích đáng giữa hai lần tiêm.

Những yếu tố nào ảnh hưởng đến hiệu lực vaccin?

Hiệu lực của vaccin tùy thuộc nhiều yếu tố:

1. Hiện diện hay không hiện diện các kháng thể của người mẹ.

2. Bản chất và liều lượng vaccin.

3. Phương thức dùng vaccin.

4. Có hay không có chất phụ gia

Các kháng thể của người mẹ

Các globulin miễn dịch hiện diện trong máu lúc đẻ chủ yếu là IgG do mẹ truyền cho thai nhi, phần lớn là các kháng nguyên chống virus và chống vi khuẩn. Chúng có một vai trò bảo vệ quan trọng trong mấy tháng đầu sau khi đẻ.

Những kháng thể này biến mất ở một số trẻ ngay lúc được 5 tháng tuổi, còn ở một số trẻ khác thì chúng hiện diện với một nồng độ thấp cho tới 9 tháng tuổi hoặc lâu hơn. Có một mối tương quan giữa hiệu giá kháng thể do người mẹ truyền sang với thời gian tồn tại của chúng trong mấy tháng đầu, có nghĩa là kháng thể được mẹ truyền sang càng nhiều thì càng tồn tại tương đối lâu hơn. Do vậy,thực hiện tiêm chủng ở tuổi nào là phải xem xét tới khả năng biến mất các kháng thể nguồn gốc từ người mẹ, nhất là trong trường hợp dùng các vaccin sống giảm hoạt (nghĩa là vaccin có chứa virus sống đã được xử lý làm không còn khả năng gây bệnh) như vaccin sởi, vaccin rubêôn hay quai bị. Người ta cũng cảnh báo rằng các kháng thể truyền từ sữa mẹ sang tương tự như các kháng thể của người mẹ, có thể làm mất hiệu lực chia vaccin bại liệt uống, trong một số trường hợp. Sự thực thì chỉ có sữa non mới chứa lượng lớn kháng thể mà thôi.

Tuy vậy, các nghiên cứu gần đây cho thấy trẻ em , có thể thu được tính miễn dịch ở tuổi rất sớm. Do vậy, không có lý do gì trì hoãn việc tiêm chủng sau một năm tuổi.

Điều quan trọng là phải xác định xem tuổi nào là tốt nhất cho mỗi loại vaccin, có xem xét tới điều kiện dịch tễ học của bệnh, tới thời gian nào trẻ dễ bị phơi nhiễm nhiều nhất và tới năng lực phản ứng với vaccin của trẻ.

Bản chất và liều lượng kháng nguyên

Một vaccin có phẩm chất cao trước hết phải là có năng lực tạo ra kháng nguyên nghĩa là có khả năng tạo ra kích thích thỏa đáng nhằm sản xuất ra kháng thể. Do vậy, các labô buộc phải lựa chọn những chủng vi sinh nào có tính kháng nguyên mạnh nhất để đưa vào sản xuất vaccin. Ngoài ra, tính kháng nguyên (khả năng kích thích để tạo ra kháng thể) của một vaccin cũng thay đổi rất nhiều tùy theo nó có chứa các vi khuẩn hay virus sống (giảm hoạt) hoặc chết (bất hoạt) hay không.

Đáp ứng miễn dịch còn phụ thuộc cấu trúc kháng nguyên, nhất là kích cỡ và thành phần hóa học, trạng thái vật lý của chúng. Lượng kháng nguyên chứa trong vaccin cũng có thể ảnh hưởng đến đáp ứng kháng thể, nghĩa là tạo ra một trạng thái dung nạp đặc hiệu đối với cùng kháng nguyên đó song đợt tiêm sau. Còn phải xem xét đến cách chế tạo vaccin dùng kháng nguyên (nguồn gốc vi sinh) ở trạng thái nguyên thủy hoặc chế biến bằng cách dùng một chất phụ.

Phương thức dùng vaccin

Hiện thời, có hai cách thường được dùng để tiêm nhiều loại vaccin là tiêm dưới da ở vai, trong vùng dưới bao, hoặc ở mặt ngoài cánh tay ở vùng cơ delta, hoặc tiêm lắp trên vùng mông. Hai cách tiêm này là dành cho các vaccin ho gà bạch hầu, bại liệt, tả, cúm, sởi, rubêôn, quai bị v.v...

Tiêm trong da phần lớn dành cho vaccin BCG (phòng lao), kỹ thuật này cũng có thể được dùng cho vaccin tả và thương hàn.

Rạch nông da dành cho vaccin BCG và đậu mùa

Vaccin uống thường đành cho bại liệt, gần đây phương pháp này cũng dùng cho vaccin phòng thương hàn và tả.

Ngoại trừ thực nghiệm còn chưa vaccin nào được dùng dưới dạng xịt cả; cách tiêm dùng áp lực và dành cho các chén dịch tiêm chủng mở rộng.

Các chất phụ gia dùng trong tiêm chủng

Gây miễn dịch chủ động để phòng bệnh phải đạt được hiệu quả dài hạn. Vì các lý do thực hành và tiết kiệm, việc tiêm chủng phải đạt hiệu quả với số mũi tiêm ít nhất, nên trong một số trường hợp, người ta phải dùng những phương pháp đặc biệt như tiêm các chất phụ cùng với kháng nguyên nếu cần, nhằm tăng cường hiệu quả gây miễn dịch. Các chất phụ này, không có tác dụng đặc hiệu đối với đáp ứng miễn dịch, nhưng có khả năng làm tăng mức sản xuất kháng thể với liều nhỏ kháng nguyên và ít lần tiêm vaccin hơn. Chất phụ được sử dụng rộng rãi nhất là các  hợp chất nhôm oxid (nhôm hydroxid hoặc phosphat).

Các chất phụ này không gây nguy hiểm cho người, song đôi khi có thể gây ra các cục tồn tại dai dẳng và rất ít khi gây áp xe tại chỗ.

Với các vaccin có chất phụ thì việc xuất hiện một u hạt nhỏ là điều khó tránh và phải xem đó là một các giá phải trả cho hiệu lực của việc tiêm vaccin. U hạt được hình thành như vậy chủ yếu là do các đại thực bào xuất hiện tại nơi tiêm. Còn kháng nguyên (có trong vaccin) thì được phóng thích một cách chậm chạp từ chỗ tiêm này, tạo ra một phản ứng viêm cục bộ thứ cấp tại chỗ tiêm.

Ngoài ra, chất phụ còn có thể làm tăng cường tính phát sinh miễn dịch của kháng nguyên. (vaccin) bằng cách gắn với kháng nguyên và kích thích sự tăng san các tế bào lympho T và tăng hoạt tính đại thực bào do vậy làm tăng năng lực thực bào của chúng.

Tình rạng dinh dưỡng

Ở trẻ em, thiếu dinh dưỡng protein năng lượng tới mức nào đó có thể gây ra những thay đổi hình thái của hệ miễn dịch mà nét đặc trưng là tuyến hung (tuyến ức) bị teo lại và số tế bào lympho giảm đi trong các cơ quan thuộc hệ  lympho. Hậu quả là tính miễn dịch qua trung gian tế bào ba suy giảm, thể hiện ở chỗ không thấy phản ứng Mantoux dương tính sau khi tiêm tuberculin trong da dù đứa trẻ có bị sơ nhiễm lao và thậm chí cảm nồng độ một số bổ thể cũng ảnh hưởng xấu đến khả năng chống nhiễm khuẩn.

Điều đáng chú ý là trẻ duy dinh dưỡng nặng không thể chịu đựng được một số vaccin như BCG hay vaccin phòng bệnh đậu mùa chẳng hạn, dễ gây phản ứng bất lợi.

Các vaccin tác dụng theo phương thức nào?

Ưu điểm của việc tiêm vaccin so với liệu pháp tiêm kháng thể là thời gian bảo vệ lâu dài hơn. Một mặt, tiêm chủng vaccin sẽ giúp cơ thể “đào tạo” một đội ngũ các kháng thể luôn hiện diện trong máu lưu hành và trong một số trường hợp, binh chủng các tế bào lympho có nhiệm vụ phản ứng sẵn sàng có mặt tức thì khi bị lây nhiễm, mặt khác hệ miễn dịch đã được huấn luyện có khả năng đáp ứng ngay lập tức khi cơ thể bị một vi sinh vật hoang dại tấn công nhờ ký ức miễn dịch.

Có hai typ vaccin như sau:

Các vaccin vi khuẩn

1. Vaccin sống giảm hoạt: BCG

2. Vaccin chết: ho gà, thương hàn, tả

3. Biến độc tố: bạch hầu, uốn ván.

4. Vaccin đa saccharid: vaccin màng não cầu A+C và phế cầu.

Các vaccin virus

1. Vaccin sống giảm hoạt: bại liệt, rubêôn, sởi...

2. Vaccin hoàn hoàn bị khử hoạt: cúm, dại, bại liệt tiêm.

3. Vaccin bất hoạt với một phần kháng nguyên: viêm gan B.

Các vaccin biến độc tố chỉ có tác dụng chống lại các ngoại độc tố là tác nhân gây bệnh do vi khuẩn tiết ra như vi khuẩn bạch hầu, uốn ván chẳng hạn; phẩm chất loại này là tuyệt hảo nhờ tính tinh khiết kháng nguyên của chúng và nhờ bản chất dễ hòa tan của kháng nguyên này khiến dễ dàng tạo ra đáp ứng thế dịch, tức là khả năng chế tạo các kháng thể lưu hành.

Các vaccin vi khuẩn được chế tạo bằng cách sử dụng toàn bộ các vi khuẩn đã bị giết chết, có kèm các chất phụ nên tăng cường được đáp ứng miễn dịch.

Trường hợp vaccin BCG thì khác: hầu như nó chỉ tạo ra tính miễn dịch qua trung gian tế bào thông qua binh chủng tế bào lympho T mà không tạo ra các kháng thể lưu hành. Tính miễn dịch qua trung gian tế bào này gắn liền với một phản ứng được gọi là tăng tính mẫn cảm chậm thể hiện bằng phản ứng tuberculin. Phản ứng này được đánh giá qua thử nghiệm Mantoux. Nói cách khác, nếu thử nội bì Mantoux cho kết quả dương tính có nghĩa là cơ thể đã có miễn dịch với kháng nguyên lao hay vi khuẩn lao.

Các vaccin virus khác được chế tạo bằng virus đã bị giảm hoạt hoặc virus sống, đều tạo được tính miễn dịch thể dịch có nghĩa là giúp cơ thể sản xuất ra các đội quân kháng thể lưu hành. Các binh chủng này dễ dàng được nhận dạng thông qua một số thử nghiệm đặc hiệu, gọi chung là test chẩn đoán huyết thanh như test ELISA đang được dùng để phát hiện bệnh nhiễm HIV-AIDS.

Một số vaccin, chẳng hạn như vaccin bại liệt uống hoặc vaccin nhỏ vào mũi, thì vừa tạo ra tính miễn dịch cho mô tế bào tại chỗ vừa tạo ra tính miễn dịch thể dịch, tức là tạo ra các kháng thể lưu hành. Trong trường hợp này, globulin miễn dịch IgA được sản xuất ra có tác dụng miễn dịch tại chỗ rất mạnh. Do vậy có thể ngăn chặn được khả năng gây bệnh của virus tại vị trí xâm nhập.

Sau chót, các vaccin chống bệnh, do màng não cầu A và C và các vaccin đa giá chống phế cầu mà bản chất là các phân tử đa đường sẽ chế tạo ra các kháng thể có vỏ bọc tương tự như các chất có trong vaccin.

Cần nhớ: những người thiếu hụt miễn dịch tế bào, thí dụ người có số lượng tế bào lympho trong máu quá thấp, thì không nên tiêm vaccin sống giảm hoạt.

Gammaglobulin có công dụng gì?

Gamma globulin, còn gọi là globulin miễn dịch (immuno-globulin- Ig) của người, đã được sử dụng rộng rãi từ năm mươi năm nay 1945) vừa nhằm mục đích dự phòng lẫn mục đích trị liệu, gọi là trị liệu miễn dịch thụ động, thông qua việc đưa vào cơ thể các kháng thể lưu hành, đem lại hiệu quả tức thì chống nhiễm khuẩn cho người được tiêm.

Các globulin miễn dịch là những phân tử glycoprotein có trong huyết thanh có hoạt tính kháng thể. Chúng được phân loại thành 5 nhóm: IgG, IgM, IgD, IgE, và IgA. Tất cả đều có cùng một cấu trúc như IgG là nồng độ cao nhất trong huyết thanh là 12 g/lít.

Thầy thuốc nhi khoa chỉ định dùng gamma globulin để điều trị cho trẻ em trong 4 trường hợp sau:

- Các trường hợp thiếu hụt miễn dịch

- Các bệnh nhiễm khuẩn

- Các bệnh dị ứng

- Bệnh tan máu ớ trẻ mới đẻ.

Có thể phối hợp tiêm vaccin với gamma globulin ra sao?

Gamma globulin hiện đang được sử dụng rộng rãi trong điều trị và dự phòng. Trong một số trường hợp, nó có thể ngăn chặn hình thành tính miễn dịch chủ động nếu tiêm vaccin vài ngày sau khi tiêm gamma globulin.

Sự hình thành tính miễn dịch sau khi tiêm vaccin chế tạo bằng virus sống giảm hoạt (như các vaccin sởi, rubêôn, quai bị) phần lớn tùy thuộc sự sinh sản ào ạt virus có trong vaccin diễn ra bên trong cơ thể, còn sự sinh sản này sẽ bị ngưng - lại nếu mới tiêm gamma globulin. Do vậy, muốn đạt hiệu quả mong muốn thì tốt nhất chỉ nên tiêm vaccin ít nhất 6 tuần hoặc 3 tháng (thì càng tốt) sau khi tiêm gamma globulin.

Nếu khoảng cách giữa một mũi tiêm vaccin sống với mũi tiêm gamma globulin chưa đầy 2 tuần thì cần tiêm vaccin nhắc lại sau 3 tháng, nếu đã quá 2 tuần thì không cần nữa.

Trong trường hợp tiếp xúc với nguồn lây bệnh thì có thể tiêm vaccin sống cùng với gamma globulin. Cũng cần hiểu rằng tính miễn dịch do vaccin có thể bị ảnh hưởng, nên 3 tháng sau phải tiêm nhắc lại trừ phi có bằng chứng xuất hiện các kháng thể trong máu sau khi tiêm vaccin.

Ngược lại, gamma globulin hình như không ảnh hưởng đến hiệu quả tiêm chung nếu dùng vaccin sản xuất bằng các vị sinh vật đã bị giết chết như các vi khuẩn bạch hầu, uốn ván, ho gà, các virus bại liệt, bệnh dại, viêm gan B, v.v...

Cần nói thêm, tiêm gamma globulin không anh hưởng gì đến việc phát hiện các kháng thể trong máu, cũng không anh hưởng đến các thử nghiệm huyết thanh (để phát hiện các kháng thể sau khi tiêm chủng), vẫn cho phép chẩn đoán được các bệnh nhiễm khuẩn mới xảy ra.

Có nên tiêm vaccin cho trẻ thiểu năng miễn dịch không?

Gần đây, nhờ các thành tựu về miễn dịch học lâm sàng và sinh học phân tử, người ta đã phân hoại được các thiểu năng miễn dịch theo các nhóm như sau:

1. Chủ yếu là thiếu hụt trong sản xuất kháng thể biểu hiện bằng thiếu gamma globulin trong máu.

2. Thiếu hụt một vài bộ phận globulin miễn dịch. Chỉ thiếu hụt IgA và IgG nhưng lại tăng IgM. hoặc chỉ thiếu hụt IgM, hoặc IgA hoặc IgG riêng rẽ mà thôi.

3. Chủ yếu là thiếu hụt tính miễn dịch tế bào: không đào tạo được binh chủng lympho T.

4 . Đồng thời thiếu hụt cả miễn dịch thể dịch (không sản xuất được kháng thế) lẫn thiếu hụt miễn dịch tế bào.

5. Thiếu hụt miễn dịch kết hợp với nhiều dị thường phức tạp khác như chứng giãn mao mạch kèm loạn vận động (không giữ được thăng bằng), bệnh lùn do sụn không phát triển hoặc bệnh giảm sắc tố, bệnh nhiễm nấm da – niêm mạc mạn tính.

Trước đây, người ta thường cho rằng những trẻ thiếu hụt miễn dịch như vậy là không có khả năng đáp ứng với việc tiêm vaccin và hay xảy ra những phản ứng bất thường khi tiêm vaccin.

Song, giờ đây, một số bằng chứng cho thấy tiêm chủng bằng virus sống giảm hoạt vẫn an toàn và có lợi cho những trẻ thiếu hụt miễn dịch. Đó là trường hợp vaccin thủy đậu có thể tiêm một tuần sau khi ngừng dùng thuốc (hóa dược) cho trẻ đang mắc bệnh bạch cầu (ung thư máu) hay một số loại khối u nào đó, và tiêm vaccin sởi cho trẻ mắc bệnh bạch cầu cấp miễn là phản ngừng dùng thuốc 3 tháng trước và 3 đến 12 tháng sau đó.

Vì sao cần phối hợp các vaccin?

Vaccin lý tưởng là một loại vaccin có tính kháng nguyên cao (kích thích cơ thể sản xuất ra nhiều kháng thể đặc hiệu), có hiệu lực hoàn toàn với một mũi tiêm, không gây ra các phản ứng phụ (hay các biến chứng) và tạo ra tính miễn dịch vững chắc lâu dài cho 100% số người được tiêm chủng.

Còn xa ta mới có được “vaccin lý tưởng” như vậy. Ngoại trừ một số vaccin được chế tạo bằng virus sống giảm hoạt, còn thì phần lớn các vaccin cần nhiều mũi tiêm và nhắc lại nhiều lần nếu muốn đạt kết quả bảo vệ lâu dài. Kế hoạch tiêm chủng có thể đơn giản hóa song vẫn hữu ích bằng cách phối hợp nhiều vaccin với nhau nghĩa là cùng một lúc có thể tiêm cho nhiều người chống lại nhiều bệnh.

Về mặt phối hợp vaccin thì có hai kiểu tiêm chủng khác nhau.

Tiêm chủng phối hợp: các vaccin được phối hợp với nhau trong cùng một bơm tiêm khi đem dùng vào chủng tại một điểm duy thất trong cơ thể.

Tiêm chủng đồng thời: các vaccin được tiêm tại các vị trí khác nhau, hoặc dùng theo các đường khác nhau: tiêm bắp, dưới da hoặc rạch nông trên da.

Để được ứng nghiệm vaccin phối hợp phải đáp ứng các yêu cầu sau:

Có hiệu lực: Nói cách khác, đáp ứng miễn dịch của mỗi thành phần ít nhất phải bằng đáp ứng khi tiêm riêng rẽ từng vaccin một. Trong một số trường hợp, tính hiệp đồng kháng nguyên có thể nảy sinh nghĩa là tạo ra kết quả tốt hơn so với tiêm riêng rẽ. Trong một số trường hợp khác, lại có tình trạng cạnh tranh kháng nguyên khiến đáp ứng kháng thể với một hoặc nhiều kháng nguyên lúc này bị ức chế hoặc giảm đi, như vậy việc phối hợp không đạt hiệu quả.

Vô hại: Việc phối hợp vaccin không được làm tăng thêm bất cứ một phản ứng tại chỗ hay toàn thân nào, đặc biệt với các vaccin đó cũng không được gây ra bất cứ một phản ứng mới nào, trước đây chưa từng gặp đối với việc tiêm vaccin.

Hiện thời, chưa thấy có bằng chứng nào công bố có sự gia tăng phản ứng với các vaccin đang được sử dụng hiện nay, kể cả trong thực nghiệm.

Một số vaccin phối hợp đã thành nổi tiếng và từ lâu đã được sử dụng rộng rãi đó là phối hợp các biến độc tố bạch hầu và uốn ván với thương hàn (DR-TAB). Những năm gần đây lại có thêm nhiều vaccin phối hợp nửa được chứng minh là có hiệu lực và an toàn được công nhân chính thức và xác nhận lại nhiều lần.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/4345-02-633795307659218750/Di-ung---Mien-dich-va-tiem-chung/Gay-mien...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận