Tài liệu: Goethe Johann Volfgang (1749 - 1832) thi sĩ thiên tài của nhân loại

Tài liệu
Goethe Johann Volfgang (1749 - 1832) thi sĩ thiên tài của nhân loại

Nội dung

GOETHE JOHANN VOLFGANG (1749 - 1832)

THI SĨ THIÊN TÀI CỦA NHÂN LOẠI

 

Johann Volfgang Goethe (Giôhan Volphgang Gơtơ) là nhà văn hào vĩ đại nhất của nền văn học Cổ điển Đức, ông sinh ngày 28 tháng Tám 1749. Goethe là một trong số những người nghệ sĩ tiêu biểu nhất của nền văn học tiến bộ toàn nhân loại. Goethe không chỉ viết văn, làm thơ, sáng tác kịch; ông còn là nhà khoa học, nhà triết học, chính khách của thế kỷ XVIII-XIX. Ông là người mở đường của nền văn học hiện đại dân tộc Đức, nhà cách tân lớn trong văn học - nghệ thuật, có những cống hiến xuất sắc trong việc xây dựng một nền lý luận mỹ học hiện thực chủ nghĩa. Ông xứng đáng là một nhà văn hóa thế giới...

Goethe sinh trưởng trong một gia đình giàu có ở thành phố Frankfurt (Phrankphuốc) bên sông Main (Mainơ); cha là một viên tham nghị triều đình; mẹ là con gái một gia đình công chức, Bác học thị dân.

Năm 1765-1768, Goethe học luật tại trường Đại học Leipzig (Laipxich) nhưng đã yêu thích văn học từ nhỏ. Ông nội Goethe để lại cho cháu cả một thư viện khá lớn gồm nhiều tác phẩm bằng tiếng Đức, Hy Lạp, La tinh, Do Thái, Anh, Pháp và Itatia. Goethe được hưởng cả một nền giáo dục có hệ thống và khá toàn diện: bảy tuổi được học tiếng La tinh, chín tuổi học tiếng Pháp, mười một tuổi học tiếng Anh và tiếng Do Thái. Làm chủ các ngôn ngữ này và thư viện khổng lồ của gia đình, Goethe đã vươn lên lắm chắc nền văn học dân tộc ở châu Âu và tiếp thu tinh hoa của các nền văn hóa cổ kim.

Ở Leipzig, Goethe bị ốm, phải bỏ học trở về quê. Năm 1770-1771, tiếp tục học xong Đại học luật ở Strassburg (Xtrasbuốc); tại đây Goethe gặp và chịu ảnh hưởng của Herder (Herđơ) và các văn nghệ sĩ thuộc nhóm Bão táp và xung kích; hướng về một nền nghệ thuật dân tộc Đức tách khỏi mẫu mực cổ điển Pháp, nhưng về tình cảm hơn là lý trí. Cũng tại nơi này vào năm 1771, Goethe yêu F.Brion (Brôn), con gái một mục sư ở Frankurt; nàng đã gửi cho Goethe nhiều bài thơ tình tuyệt diệu, trong đó có Bài ca tháng Năm (1771).

Thiên nhiên sao lộng lẫy,

Rỡ ràng tâm hồn tôi

Mặt trời sao lóng lánh,

Nội cỏ sao cười vui!

Sao hoa lá đâm chồi,

Trên mỗi cành mỗi nhánh!

Và ngàn vạn âm thanh,

Trong mỗi cành mỗi tán!

Ôi niềm vui nhật khoan,

Từng con tìm lồng ngực.

Hạnh phúc và hân hoan.

Ôi bầu trời, mặt đất!

Ôi người yêu, tình yêu,

Đẹp như vàng buổi sáng.

Bình minh ngàn mây bay,

Chín tầng trời lấp loáng.

Kiêu hãnh người bạn phước,

Cho nội cỏ non tươi.

Cánh hoa sương từng giọt,

Viên mãn một cõi đời.

Ôi thanh nữ nang ơi!

Lòng ta khôn kể xiết!

Kỳ lạ mắt em nhìn,

Cô yêu anh thắm thiết!

Như con chim họa mi,

Yêu không gian tiếng hát.

Như hoa nở bình minh.

Yêu hương trời ngan ngát!

Như anh hằng yêu em,

Máu về tìm ấm áp.

Em là vẻ thanh tân,

Niềm vui, lòng quả cảm.

Khúc ca vui nhịp múa

Rộn rã ngàn âm thanh

Xin vĩnh hằng hạnh phúc

Như em hằng yêu anh.

Chính cuộc đời của Goethe cũng là một cuốn tiểu thuyết đầy sinh động về những mối tình nồng cháy. Sau này, người đời thường nhắc tới Goethe với hình ảnh ông lão đã ngoài bảy mươi còn cặp kè với một thiếu nữ trẻ đẹp ở tuổi hai mươi. Cuộc đời Goethe có rất nhiều mối tình; ngoài mối tình với Phridrich Brion, Goethe còn yêu nữ quý tộc Saclốt phôn Stainơ khi ở Weimar rồi Krixtian Vienpiux, một cô gái chuyên làm hoa giấy ở Italia... Năm 1821, khi ở tuổi 72, Goethe còn yêu Unrich phôn Lêvetxôv ở Marienát và mối tình này được người đời nhắc đến rất nhiều.

Vào năm 1771, Goethe làm luật sư Frankurt cùng Herder và bạn bè xuất bản tờ Báo của trí thức Frankurt mà nhiệm vụ chủ yếu là phê bình văn học. Tiêu biểu nhất trong sáng tác thời kỳ này là Nỗi đau của chàng Werther (1774), được sáng tác trên cơ sở mối tình tuyệt vọng của chàng Goethe và nàng Chanotte Bupp. Năm 1775, Goethe cùng Herder đi du lịch sang Thụy Sĩ và một loạt nước châu Âu để sưu tầm dân ca. Và cũng trong năm 1775 này, nhận lời mời của đại Quận công Kart August (Cáclơ Aogustơ), Goethe đến triều đình Weimar, sống và hoạt động ở đây cho đến khi qua đời. Ông từng giữ các chức vụ cữ vấn cơ mật, Bộ trưởng, có quyền tham gia quyết định mọi công việc của Chính phủ. Những ngày sống ở triều đình Weimar đã không đem lại cho ông một lý tưởng mà ông mong đợi. Goethe chán nản bỏ sang Italia vào năm 1786 để nghỉ ngơi và chuyên tâm về văn học. Năm 1782, ông được phong quý tộc. Cũng từ đây ông xa đời trào lưu lãng mạn, sáng tác hướng về lý trí, về sự hài hòa của văn học cổ điển. Ông còn nghiên cứu thực vật học, địa chất học... phát hiện ra xương hàm giữa của người (1781).

Năm 1786-1788, khi ở Italia, Goethe hoàn thành các vở kịch Iphigieni ở Taorix, écmông và Taxô. Năm 1788, rứt khỏi một chức trách trong Chính phủ, yêu Krixtian Vienpiux, thợ làm hoa giấy, làm lễ thành hôn 1806, làm Giám đốc nhà hát Weimar. Năm 1792-1793 tham gia cuộc hành quân của phong kiến Châu Âu chống lại cách mạng Pháp.

Từ năm 1794, cộng tác chặt chẽ với Friedrich Schiller (Fridrich Silơ), cùng sáng tác nhiều tác phẩm nổi tiếng. Năm 1806 xuất bản lần I vở kịch Faust (Phaostơ). Bốn năm sau, xuất bản hai tập Lý luận về màu sắc, nghiên cứu khoáng học và hình thái học. Năm 1811 xuất bản tập I hồi ký Đời tôi – hư cấu và sự thật (tập II: 1812, tập III: 1814, tập IV: 1833). Sáng tác Tập thơ Tây Đông, ra tờ báo nghệ thuật và Cổ đại. Năm 1821 dường bệnh tại Marienbat qua đời ngày 22 tháng Ba năm 1832 tại Weimar, thọ 83 tuổi. Di hài đặt bên cạnh F.Schiller tại nhà mộ ở đấy.

Sự nghiệp sáng tác văn học và nghiên cứu khoa học đồ sộ, đa dạng của Goethe tiêu biểu cho tinh hoa rực rỡ nhất của nền văn hóa thân đạo tư sản Đức. Cuộc đời ông trải qua các thời kỳ triết học ánh sáng, Bão táp Xung kích, rồi văn học lãng mạn chủ nghĩa. Tác phẩm của ông đã phản ánh một cách trung thực các giai đoạn ấy và đã nâng nền văn học Đức nên một đỉnh cao đáng trân trọng của nhân loại. Vì vậy, tuy thấy rõ những hạn chế của Goethe, Marx và Engels đã đánh giá ông là thiên tài khổng lồ, người Đức vĩ đại nhất.

Ngoài những tác phẩm đã nêu, chúng ta còn được đọc các tác phẩm đáng chú ý của Goethe, như Gơlxơphôn Beclisinhnghen (1771); Tính nết kẻ si tình (1768), Những kẻ tòng phạm (1769), Con cáo Rainếch (1794); Thơ phúng thích Venise; Herman Đôrôlê, Những năm học nghề của Vinhem Maixtơ, ái lực chọn lọc. . . viết trong những năm cuối đời.

Song nói đến Goethe là phải nói đến Faustb, tác phẩm đồ sộ nhất được sáng tác từ năm 1770 đến 1832, gồm hai tập. Nhân vật trung tâm của tác phẩm này là Faust, một trí thức trong chế độ phong kiến, đã học qua tất cả các khoa của trường Đại học, đỗ Tiến sĩ và được phong Giáo sư. Học nhiều nhưng sách vở của nhà trường vẫn không giúp chàng hiểu biết cội nguồn của vạn vật và các mối quan hệ bên trong của chúng. Chàng khao khát có một sức mạnh nào đó để giúp chàng thực hiện mơ ước của mình. Faust muốn từ bỏ lý luận xám ngắt và tìm về cây Đời mãi mãi xanh tươi.

Tác phẩm này dựa vào câu chuyện dân gian về một người bán linh hồn cho quỷ để được hưởng thú vui trần tục. Nhưng, nội dung tác phẩm của Goethe thấm đượm sâu sắc triết lý nhằm chống lại các tín điều của tôn giáo: con người không phải là một sinh vật  độc ác, con người rất nhân đạo, không ngừng vươn lên làm chủ vận mệnh mình và làm chủ thiên nhiên. Con người tồn tại và phát triển là nhờ vào hoạt động sáng tạo của mình. Chính vì vậy Goethe nêu rõ: Khởi thủy là hành động (chứ không phải Khởi thủy là lời nói như trong Kinh Thánh). Giá trị lớn của tác phẩm là ở chỗ lên án mạnh mẽ chế độ phong kiến, tố cáo pháp luật man rợ của nó; phê phán uy lực của đồng tiền và quá trình tích lũy tư bản nguyên thủy.

Đánh giá nghệ thuật thơ trong Faust cũng như trong toàn bộ tác phẩm của Goethe thi hào Heine nhận xét:

“Thơ của Goethe có cái kỳ diệu như đùa giỡn mà không miêu tả nổi. Những câu thơ hài hòa ve vuốt trái tim ta như một người tình âu yếm, lời thơ ôm hôn ta thắm thiết”.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1060-02-633389439189722028/Danh-nhan-van-hoa-va-nhung-nha-van-noi-ti...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận